Lịch sử ra đời của những chiếc xe mang tên CAFE RACER

  1. Phong cách sống

“Special” là tên gọi đầu tiên trước khi có tên Cafe Racer

Lịch sử ngành công nghiệp chế tạo máy ghi nhận cụm từ “Special” xuất hiện vào năm 1900 dùng để biểu thị những chiếc xe tự ý thay đổi cấu trúc so với chính hãng bởi các tay thợ lành nghề. Chính vì “thú vui” tùy chỉnh xe này xuất hiện vào đầu thế kỷ 19, khi thế giới chìm trong nghèo đói bởi thế chiến, nên những người sở hữu “Special” được ví như những kẻ ngông cuồng muốn thể hiện bản thân bằng sự khác lạ.

Tên gọi Cafe Racer huyền thoại ra đời

Sau thế chiến, vào thập niên 50, 60 tại Anh Quốc xuất hiện một loạt những hội nhóm “special” đình đám như: Rocker’s Club, 59 Club hay Ace Café Club, Teddy Boy… Chính những hội nhóm quái xế này đã đưa phong trào độ xe lên thành một nét văn hóa phá cách, màu sắc vượt lên sự tẻ nhạt của xã hội phương Tây sau thế chiến. Cái tên Cafe Racer cũng xuất hiện từ đây… Hội Teddy Boy 1950s Hội Cafe Racer danh tiếng nhất 1950 -1960 mang tên 59 Club “Cafe Racer” – tạm dịch: những tay đua cà phê, đây là cái tên dành cho những tay đua Anh Quốc thích cá cược bằng một chầu Cafe ở cuối những chặng đua vòng quanh nước Anh, người thắng sẽ không phải mất tiền còn kẻ thua phải chịu thiệt. Ban đầu các tay đua sử dụng những mẫu xe nguyên bản nhưng sau đó họ dần cải tiến chúng theo một phong cách riêng rất đặc trưng, bao gồm: ghi-đông kéo về phía người lái, hạ cổ xe ngang bình xăng, đưa sóng xe về mặt phẳng ngang, bình xăng to chứa nhiều nhiên liệu hơn, ống xả nâng cao và một gù đuôi xe để đánh con số ưa thích lên đó. Và dĩ nhiên bản độ của những “tay đua cà phê” theo thời gian đã trở thành tên gọi Cafe Racer huyền thoại mà ngày nay bạn đang biết.

Cafe Racer chính hãng ra đời

 Đầu những năm 60, sự xuất hiện của động cơ xy-lanh đôi (Twin) đã tạo làn gió mới cho những mẫu Cafe Racer. Một tên tuổi đình đám thời đó là hãng BSA đã bắt kịp xu thế của các tay chơi xe, vì thế họ đã cho ra đời một chiếc Cafe Racer chính hãng đầu tiên mang tên BSA GOLD STAR CLUBMAN (500cc) để đáp ứng như cầu của người yêu thích cafe racer nhưng không am hiểu cơ khí. Chiêm ngưỡng chiếc Honda 67 độ Cafe Racer của cầu thủ Nguyễn Đại Đồng Với niềm đam mê xe độ, hậu vệ Nguyễn Đại Đồng của đội Hanoi T&T để sở hữu cho mình một chiếc Honda 67 độ Cafe Racer. Sự phát triển của BSA cùng với Triumph và Norton đã kéo theo nhiều sự cải tiến đỉnh cao cho Cafe Racer như tay lái clip-ons ra đời, bàn gác chân lùi về sau, ống xả tăng xuất… và đặc biệt nhất chính là bộ phận khung sườn xe.


 Khung sườn xe của những hãng danh tiếng trên đã được các tay độ bóc tách và thay đổi động cơ mới để tạo ra những công thức độ thần thánh vẫn tồn tại cho đến ngày nay: TRITON: Động cơ Triumph + Khung sườn Featherbed của Norton TRIBSA: Động cơ Triumph + Khung sườn của BSA NORVIN: Động cơ V-TWIN của Vincent + Khung sườn Featherbed của Norton ***Những sự kết hợp này được xem như những chuẩn mực của một chiếc Cafe Racer thời đó và chúng cũng được duy trì cho đến tận bây giờ.


Một bản độ theo công thức TRITON hiện đại Sự suy yếu của Cafe Racer là do các hãng xe Nhật gây ra Đầu những năm 70 một loạt tên tuổi mới lớn như Honda, Yamaha, Kawasaki, Suzuki… đã đưa những hãng xe Âu đi vào ngõ cụt. Đỉnh điểm lịch sử là sự sụp đổ, phá sản của ông trùm xe máy BSA. Đứng đầu trong thời gian này chính là Honda CB 750 (chiếc siêu mô tô đầu tiên trên thế giới) và sau đó là Z1000 và Z900 của Kawasaki vào cuộc. Chưa dừng ở đó, người Nhật còn tỏ ra họ rất thông minh và nguy hiểm khi họ nhận ra rằng những tay độ sẽ cần những phụ tùng rời hơn là cả một chiếc xe. Đây là lí do tai sao ngày nay những hãng phụ tùng lớn toàn là thương hiệu Nhật Bản. Honda CB750 – siêu môtô đầu tiên cũng là phôi độ Cafe Racer hàng đầu Phát triển sẽ kéo theo phát triển, việc độ Cafe Racer đã không còn đơn thuần là chuyển đổi hình dáng mà việc độ máy cũng đã được xếp vào danh sách đỏ khi thao tác một chiếc cafe racer. Sự phát triển này tiếp tục dẫn đến sự ra đời của nhiều phụ tùng, phụ kiện danh tiếng như: bộ chế hoà khí tăng hiệu suất của Keihin, weiber, hệ thống lọc gió K&N, pô xe (ống xả) siêu cường của Yoshimura, Twin Brother hay Termignoni. Tuy nhiên những chiếc xe với thiết kế hiện đại dần xuất hiện (chủ yếu từ các đội đua Nhật) đã bắt đầu san sẻ thị trường với những dòng xe classic. Hậu quả là những chiếc xe cổ điển và những mẫu cafe racer cũ kĩ bắt đầu tụt giảm theo thời gian.

Nguồn: Webike

Từ khóa: 

caferacer

,

phong cách sống

,

nghệ thuật

,

phong cách sống