Liệu một người Việt có thể nói lưu loát tiếng Anh như người bản xứ dù không đi du học?

  1. Ngoại ngữ

Mình đọc rất nhiều tips học tiếng Anh khi không có điều kiện đi du học rồi, hầu hết mọi người đều vẽ ra những cách để gọi là "tắm mình trong môi trường tiếng Anh", từ đó sẽ cải thiện tiếng Anh ngày một tốt lên.

Tuy nhiên có một người nói với mình là: "Có cố cách mấy thì nếu không sống ở nước ngoài, ép buộc bản thân phải sử dụng tiếng Anh hàng ngày, để nghĩ, để sống, để giao tiếp, để làm việc thì không bao giờ có thể lưu loát tiếng Anh như người bản xứ. Chỉ khi nào em đạt tới cảnh giới là mỗi khi suy nghĩ đều nghĩ bằng tiếng Anh, thì khi đó tiếng Anh mới là ngôn ngữ thứ hai của em, còn không thì nó sẽ mãi chỉ là một công cụ."

Mọi người nghĩ sao về ý kiến này ạ?

Từ khóa: 

học tiếng anh

,

tiếng anh

,

ngôn ngữ

,

ngoại ngữ

Ngôn ngữ là kỹ năng môi trường. Học ngôn ngữ mà không nói chuyện thì chả khác học toán mà chỉ có phương trình. Khi bạn nói chuyện với người bản xứ, bạn học cách triển khai văn từ và ngữ pháp thành câu hoàn chỉnh.

Vì ngôn ngữ gắn liền với tiềm thức nên việc "Chỉ khi nào em đạt tới cảnh giới là mỗi khi suy nghĩ đều nghĩ bằng tiếng Anh, thì khi đó tiếng Anh mới là ngôn ngữ thứ hai của em" cũng đúng.

Đó là lý do tại sao bạn sẽ nghe nhiều người nói mỗi ngôn ngữ là một con người khác. Mình gặp nhiều người khi nói tiếng Việt thì ăn to nói lớn (tính cách thường thấy của người VN), dõng dạc, nhưng khi qua tiếng Anh rồi thì như một con mèo, nói khẽ lịch sự, tỏ vẻ mềm diệu (không phải ngại Tiếng Anh).

Cái chuyền "tạo nhân vật mới này" thường sẽ tự đến khi bạn nói nhiều. Đừng lo quá, thật ra chả có gì quá trọng đâu. Chỉ là khi bạn đạt đến ngưỡng này thì biết bạn đã đến được một cấp độ mới, chỉ vậy thôi.

Còn cái chuyện tiếng Anh là công cụ hay không thì chính ngôn ngữ nó là công cụ rồi còn gì, chỉ là làm sao cho nó hữu dụng thôi.

Bạn có thể làm bạn trên mạng internet (nên cẩn thận), nếu có cơ hội làm quen với người bản xứ thì bạn nên lợi dụng nó. Chỉ đừng làm phiền người ta quá là được rồi. Tận dụng những bạn có thể có.

Có nhiều chỗ có nhiều khách du lịch bạn có thể đến để tập nói (cách nào thì bạn phải tự nghĩ thôi). Cố gắng coi các phương tiện truyền thông của họ như video trên Youtube hay phim ảnh, âm nhạc.

Lời khuyên cuối thật ra khá là thực tế, theo cảm nhận của mình. Mặc dù bạn không nhất thiết phải thay thế tiếng Việt làm giọng nói của bộ não. Nhưng khi dùng Tiếng Anh, rất là quan trọng, phải quên đi cách nhìn của một người VN (không phải hoàn toàn). Cách dùng từ, dùng câu gì trong hoàn cảnh gì, v.v. Họ sẽ dùng khác với chúng ta, vì họ ở văn hoá khác. (Nhưng cũng được quá lo lắng). Nếu chung hãy nói chứ đừng phiên dịch.

Học ngôn ngữ mà lo cái này cái nọ mệt lắm, hãy học vì bạn yêu thích nó.

Trả lời

Ngôn ngữ là kỹ năng môi trường. Học ngôn ngữ mà không nói chuyện thì chả khác học toán mà chỉ có phương trình. Khi bạn nói chuyện với người bản xứ, bạn học cách triển khai văn từ và ngữ pháp thành câu hoàn chỉnh.

Vì ngôn ngữ gắn liền với tiềm thức nên việc "Chỉ khi nào em đạt tới cảnh giới là mỗi khi suy nghĩ đều nghĩ bằng tiếng Anh, thì khi đó tiếng Anh mới là ngôn ngữ thứ hai của em" cũng đúng.

Đó là lý do tại sao bạn sẽ nghe nhiều người nói mỗi ngôn ngữ là một con người khác. Mình gặp nhiều người khi nói tiếng Việt thì ăn to nói lớn (tính cách thường thấy của người VN), dõng dạc, nhưng khi qua tiếng Anh rồi thì như một con mèo, nói khẽ lịch sự, tỏ vẻ mềm diệu (không phải ngại Tiếng Anh).

Cái chuyền "tạo nhân vật mới này" thường sẽ tự đến khi bạn nói nhiều. Đừng lo quá, thật ra chả có gì quá trọng đâu. Chỉ là khi bạn đạt đến ngưỡng này thì biết bạn đã đến được một cấp độ mới, chỉ vậy thôi.

Còn cái chuyện tiếng Anh là công cụ hay không thì chính ngôn ngữ nó là công cụ rồi còn gì, chỉ là làm sao cho nó hữu dụng thôi.

Bạn có thể làm bạn trên mạng internet (nên cẩn thận), nếu có cơ hội làm quen với người bản xứ thì bạn nên lợi dụng nó. Chỉ đừng làm phiền người ta quá là được rồi. Tận dụng những bạn có thể có.

Có nhiều chỗ có nhiều khách du lịch bạn có thể đến để tập nói (cách nào thì bạn phải tự nghĩ thôi). Cố gắng coi các phương tiện truyền thông của họ như video trên Youtube hay phim ảnh, âm nhạc.

Lời khuyên cuối thật ra khá là thực tế, theo cảm nhận của mình. Mặc dù bạn không nhất thiết phải thay thế tiếng Việt làm giọng nói của bộ não. Nhưng khi dùng Tiếng Anh, rất là quan trọng, phải quên đi cách nhìn của một người VN (không phải hoàn toàn). Cách dùng từ, dùng câu gì trong hoàn cảnh gì, v.v. Họ sẽ dùng khác với chúng ta, vì họ ở văn hoá khác. (Nhưng cũng được quá lo lắng). Nếu chung hãy nói chứ đừng phiên dịch.

Học ngôn ngữ mà lo cái này cái nọ mệt lắm, hãy học vì bạn yêu thích nó.

Mình nghĩ là có thể. Như em bé con cô mình, hàng ngày xem những clip tiếng anh, bây giờ nói rất chuẩn.

Câu này không sai ở chỗ theo kiểu tay quen ấy. Cái mà con người hay mắc phải là việc ko biến nó thành 1 thói quen hàng ngày.

Mình thấy việc đi du học và việc nói lưu loát tiếng Anh không liên quan tới nhau 😅😂

Đúng rồi. Còn suy nghĩ bằng tiếng Việt thì còn phải dịch từ Việt sang Anh thì sao lưu loát đc. Nhưng ko nhất thiết phải du học đâu. Chỉ cần có môi trường tiếp xúc với ng nước ngoài nhiều là sẽ cải thiện rất nhanh.

Như ở Hội An. Tp du lịch. Lắm người ko biết chữ mà bán buôn cho khách du lịch vẫn nói tiếng Anh rau ráu thôi. Hoặc có ng thì đêm nào cũng xuống mấy bar tây ngồi chơi rồi bắt chuyện. Lại học đc cả Pháp, TBN nữa. Nói chung phải tiếp xúc. Học nhiều mà ko tiếp xúc thì vứt :D

Mình nghĩ bản chất là tìm kiếm môi trường hay tự tạo môi trường sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh cho mình thôi!

Bạn nào có kinh nghiệm trong vấn đề này xin chia sẻ tiếp nhé!