Luật Nhân Quả có hay không?

  1. Tâm lý học

Nhân quả là một định luật cơ bản trong cuộc sống. Nhưng luật nhân quả thường được nhìn nhận theo hướng duy tâm. Tuy nhiên, dù duy tâm hay duy vật thì chúng ta không thể phủ nhận tính nhân quả trong cuộc và mội sự vật, sự việc đều hiện hữu.

Nhân quả theo duy vật được hiểu cơ bản là bản thân ta xủa lý một vấn đề như thế nào thì sẽ nhận kết quả tương ứng.

Ví dụ: Bạn chăm chỉ học hết tất cả những gì đã được giáo viên dặn trước kỳ thi và mặc nhiên là dù ra đề như thế nào thì bạn cũng đạt được kết quả tốt nhất.

Về mặt duy tâm thì nhân quả là những việc làm tốt/ xấu thì bạn đã tạo ra thì bạn sẽ nhận được quả báo/nghiệp báo từ hành động của bạn.

Ví dụ: Bạn luôn giúp đỡ nhiều người ở xung quanh bạn, bạn tin rằng hành động của bạn là tốt và bạn sẽ được nhận nhiều điều tốt trong cuộc sống. Tương tự như câu chuyện ăn khế trả vàng vậy đó.

Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy nhất là khi nói về nhân quả cuộc đời (luật nhân quả)

Mình vừa thấy một bạn hỏi về vấn đề tại sao người tốt lại hay gặp chuyện xấu, chuyện không may mắn, đoản mệnh,... Còn những kẻ giàu sang thì mặc tình làm ác mà vẫn cứ giàu thậm chí là càng làm ác càng giàu mà không gặp quả báu.

Giải thích cho vấn đề này thì không phải chúng ta chỉ nhìn thấy được sự vật trước mắt mà có thể khẳng định vậy đâu. Tôi kể cho mọi người nghe câu chuyện về nhân quả 2 đời.

Ngày xưa, ở một ngôi làng nọ có hai vợ chồng nghèo khổ nhưng rất siêng năng và tốt bụng. Vì quá nghèo nên người chồng phải đi ở đợ cho nhà Bá Hộ ở làng bên. Sau 3 năm ở đợ người chồng xin chủ trả tiền công và trở về với vợ đang chờ ở nhà. Vì siêng năng, chăm chỉ nên người chồng được trả 1 số tiền công kha khá. Trên đường trở về làng thì gặp phải trời mưa. Thấy bên đường có cái chùa cũ, người chồng vào trú mưa đặng khỏi ướt. Khi vào mái hiên chùa thì người chồng gặp 1 vị sư già đang lom khom tìm từng thứ để có thể chắp vá những chỗ dột để tượng phật không bị ướt. Với bản tính tốt bụng, người chồng cũng xoắn tay vào phụ với vị sư. Khi đã xong việc thì người chồng ngồi nói chuyện cùng vị sư. Người chồng than thở về cuộc sống vì mình cũng siêng năng nhưng sao nghèo vẫn hoàn nghèo. Vị sư khuyên người chồng nên tích công đức để trả nghiệp từ kiếp trước thì biết đâu sẽ thoát khỏi kiếp nghèo ở đời này. Người chồng nghe có lý có tình nên sẵn tiền công trong tay, anh ta lấy một nửa xin được cúng dường để chùa sửa lại những chỗ dột. Sau đó người chồng về nhà nhưng không bao lâu thì đột nhiên trên tay chân nổi lên những cục bứu nho nhỏ đau nhức toàn thân, những mụn nước lở loét mọc ở khắp mặt. Thế là đã nghèo lại nghèo hơn, người chồng thương vợ mình cực khổ nên đã bỏ nhà trốn đi. Anh ta chạy một mạch vào rừng sâu và khi đã đói khát mệt lả, không chút hy vọng gì ở cuộc đời nữa. Anh ta đã thắt cổ chết. Về phần người vợ khi phát hiện chồng mình bỏ đi đã rất đau khổ. Người vợ đi lang thang khắp nơi mong tìm được chồng về để chăm sóc nhưng tìm mãi vẫn không thấy. Dịp tình cờ người cờ tìm đến ngôi chùa cũ năm nào mà người chồng từng quyên góp sửa sang. Giờ đây ngôi chùa đã khang trang đông đúc khách thập phương. Nhưng lạ thay như có duyên với chùa người vợ xin được làm công quả cho chùa và có một dịp người vợ tiết lộ về cuộc đời mình và chính nhà sư năm xưa đã kể lại hành động của người chồng khi tốt bụng cúng cho chùa cả giữa gia tài (tiền công) mà mình đang có. Nghe xong, người vợ trách nhà sư nói bậy vì nếu chồng cô tốt bụng như thế thì sao phải chịu những khổ đau, bệnh tật, gia đình ly tán như thế. Nhà sư kêu người vợ hãy khoan nóng vội mà kết luận. Nhà sư lên chính điện thắp nhang cho Phật và hẹn người vợ vào ngày mai sẽ có lời phúc đáp. Ngay trong đêm đó, cả nhà sư và người vợ đều mơ thấy 1 giấc mộng lạ nhưng lại giống nhau. Trong giấc mộng, người chồng ăn mặc rất giàu sang, đang ở trong 1 dinh thự to ơi là to,thì ra người chồng là 1 vị quan uy quyền nhất vùng đó. Vị quan này rất thích tìm cách chiếm đoạt của cải của người khác để mình giàu hơn, ông ta còn có thói dâm dật thấy vợ nhà ai đẹp là tìm cách hại người chồng để chiếm đoạt vợ của họ. Rất nhiều gia đình bị ly tán, trong đó có 1 người đàn ông vì vị quan này mà mất hết gia sản còn vợ con thì bị bắt làm tôi mọi cho quan, quá phẫn uất anh ta quyên sinh. Nhưng trước khi quyên sinh anh ta buông 1 lời nguyền là vị quan này sẽ phải trả giá đời đời kiếp kiếp những món nợ ác nghiệp mà đời này vị quan đó đã gây cho những người dân. Do lời nguyền, nên kiếp này vị quan đó thác sinh làm một người suốt đời nghèo khổ vì kiếp trước quá tham lam. Đáng lý người chồng sẽ nghèo khổ, bệnh tật, chết cô độc (quyên sinh),... rất nhiều đời để trả sạch nghiệp nhưng may mắn thay kiếp này anh ta lại rất tốt bụng, làm rất nhiều việc thiện nên nghiệp ác anh ta đã gây ra giảm đi rất nhiều. Anh ta bị đày đọa hết kiếp này và do đã tạo phước nên được thác sinh lại làm một người giàu có ở kiếp sau. Tới đây,cả người vợ và nhà sư đều tỉnh mộng.

Không phải lúc nào ở hiền sẽ gặp lành và ở ác sẽ gặp dữ. Chúng ta không xác định được quá khứ chúng ta đã tạo ra duyên lành hay nghiệp ác. Quá khứ chúng ta không khống chế được nhưng hiện tại và tương lai chúng ta nên biết chúng ta làm gì. Nhiều khi những trở ngại trong cuộc đời chưa chắc đã xấu và thuận lợi chưa chắc đã tốt. Nói đến chủ đề này nhiều bạn sẽ trách tôi đang duy tâm, tôi không phủ nhận tôi tin nhân quả vì tôi thấy thấy một đều là tất cả chúng ta trong đời này không ai giống ai cả, có người sinh ra đã sướng, nhưng có những mảnh đời sinh ra rất vất vả từ tấm bé cơ. Nhưng dù từng sung sướng hay cực khổ thì tôi vẫn hy vọng mọi người hãy nhìn cuộc sống một cách tốt đẹp nhất.

Các bạn có tin quả báo không? Tôi không duy tâm nhưng có đấy chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Chúc tất cả mọi người cuối tuần vui vẻ

Từ khóa: 

tâm lý học

,

văn hóa

,

nhân quả

,

duyên

,

nghiệp

,

tâm lý học

Cá nhân t nghĩ nhân quả chỉ là cách để nói về nguyên nhân và kết quả. Vì nảy sinh làm một việc gì đó thì mới tạo ra kết quả. Còn kết quả tốt hay xấu thì không phải phụ thuộc phụ thuộc vào "nhân" ban đầu. Nói tóm lại nhân-quả chỉ là nói về tính liền mạch của sự kiện. Vì có khởi đầu nên mới tạo thành kết thúc.

Trả lời

Cá nhân t nghĩ nhân quả chỉ là cách để nói về nguyên nhân và kết quả. Vì nảy sinh làm một việc gì đó thì mới tạo ra kết quả. Còn kết quả tốt hay xấu thì không phải phụ thuộc phụ thuộc vào "nhân" ban đầu. Nói tóm lại nhân-quả chỉ là nói về tính liền mạch của sự kiện. Vì có khởi đầu nên mới tạo thành kết thúc.