Lúc nào nên nói thật và nói dối?

  1. Tâm sự cuộc sống

Tính em không biết nói dối, nếu nói dối thường sẽ rất sượng trân. Mẹ em bảo không nên lúc nào cũng nói quá thật, vd như mình bán ế thì khi người cùng bán hàng xung quanh hỏi cũng không nên nói thật, cứ nói chung chung. Cũng không nên nói hoàn cảnh thật của bản thân hay nói nhà thiếu nợ hay khó khăn này kia. Mọi người nghĩ mẹ em nói đúng không ạ. Em thật sự là kiểu ng tệ khoảng nói khéo, chỉ nói thật trân th ấy ạ.
Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

Không phải lời nói dối nào cũng xấu mà lời nói thật nào cũng tốt. Thông thường thì nói thật tốt hơn nói dối đây là điều ko cần bàn cãi. Những cũng có những tình huống, việc nói thật chỉ làm tình hình thêm tệ hơn, trong khi nói dối 1 câu là hoàn toàn có thể giải quyết và mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. 

Nhưng hồi cấp 3 có 1 thằng bạn tán con bồ thằng lớp khác. Bị thằng đó kéo cả đám đi tìm. Gặp ai cũng hỏi nó ở đâu. 1 lời nói thật lúc này là mệt chuyện, chỉ nhẹ nhàng bảo nó đi hướng khác hoặc đơn giản là ko biết rồi bảo với thằng bạn cho nó né trước. Vậy là giải quyết đc ối hậu quả về sau.

Còn lúc nào nên nói thật lúc nào nói dối thì nằm ở sự cảm nhận của bạn trường hợp đó nên như thế nào. Nhưng tốt nhất hạn chế nói dối để lợi cho bản thân mà hại đến người khác, chỉ làm vậy khi cần. Và hoàn toàn có thể nói dối nếu ko vì lấy lợi cho bản thân mà lợi cho người khác.

Bạn ko quen nói dối, ko biết nói dối cũng ko hẳn vì bạn ko biết nói dối mà có thể do bạn đang hấp tấp trong việc nói. Lời nói là thể hiện ý trong đầu, trong đầu bạn chưa có chuẩn bị 1 tình huống sai sự thật mà cái miệng đã "tuôn ra" thì rõ ràng sẽ chỉ có sự thật. 

Nên bạn muốn nói dối đc thì phải chậm lại. "Uốn lưỡi 3 lần". Để thời gian đó hình dung ra điều "dối trá" muốn nói và điều chỉnh bản thân để nói cho phù hợp nhất. Dần dần nó sẽ trở thành phản xạ và sẽ dễ dàng nói dối hơn, tự nhiên hơn. Và lúc đó, nhớ đổi tên mình thành Cuội nhé.

Trả lời

Không phải lời nói dối nào cũng xấu mà lời nói thật nào cũng tốt. Thông thường thì nói thật tốt hơn nói dối đây là điều ko cần bàn cãi. Những cũng có những tình huống, việc nói thật chỉ làm tình hình thêm tệ hơn, trong khi nói dối 1 câu là hoàn toàn có thể giải quyết và mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. 

Nhưng hồi cấp 3 có 1 thằng bạn tán con bồ thằng lớp khác. Bị thằng đó kéo cả đám đi tìm. Gặp ai cũng hỏi nó ở đâu. 1 lời nói thật lúc này là mệt chuyện, chỉ nhẹ nhàng bảo nó đi hướng khác hoặc đơn giản là ko biết rồi bảo với thằng bạn cho nó né trước. Vậy là giải quyết đc ối hậu quả về sau.

Còn lúc nào nên nói thật lúc nào nói dối thì nằm ở sự cảm nhận của bạn trường hợp đó nên như thế nào. Nhưng tốt nhất hạn chế nói dối để lợi cho bản thân mà hại đến người khác, chỉ làm vậy khi cần. Và hoàn toàn có thể nói dối nếu ko vì lấy lợi cho bản thân mà lợi cho người khác.

Bạn ko quen nói dối, ko biết nói dối cũng ko hẳn vì bạn ko biết nói dối mà có thể do bạn đang hấp tấp trong việc nói. Lời nói là thể hiện ý trong đầu, trong đầu bạn chưa có chuẩn bị 1 tình huống sai sự thật mà cái miệng đã "tuôn ra" thì rõ ràng sẽ chỉ có sự thật. 

Nên bạn muốn nói dối đc thì phải chậm lại. "Uốn lưỡi 3 lần". Để thời gian đó hình dung ra điều "dối trá" muốn nói và điều chỉnh bản thân để nói cho phù hợp nhất. Dần dần nó sẽ trở thành phản xạ và sẽ dễ dàng nói dối hơn, tự nhiên hơn. Và lúc đó, nhớ đổi tên mình thành Cuội nhé.

Bạn thật ngây thơ, ra ngoài để xã hội để đâm thẳng, xuyên thủng vào lòng bạn mấy phát thì mới ngỡ ra được. Nói dối thì cũng kiểu có hại và vô hại. Kiểu có hại là khi bạn nói dối vì lợi ích của bản thân và đè bẹp lợi ích của người khác xuống, chưa kể điều đó còn ảnh hưởng tới sự uy tín, tiền bạc, đồ đạc, suy nghĩ của người khác. Còn kiểu vô hại là lời nói ra chẳng hại ai cả, có thể nó được tạo ra để bảo vệ bạn hoặc người mà bạn quan tâm, và nó không ảnh hưởng tới bản thân người khác.

Nói thật là điều tốt và nó là sự bắt buộc. Nhưng nếu bạn biết vận dụng nói dối hoặc nói giảm nói tránh thì nó sẽ mang lại cho bạn ít phiền toái trong cuộc sống hơn, hoặc có thể là tránh mất lòng người khác. Việc nên nói lúc nào và ra sao phụ thuộc vào tình huống bạn gặp phải.

Ví dụ: Em bạn không muốn đi chơi với hội bạn sau 10h tối. Nhưng đứa bạn của nó đến nhà bạn, định gọi em bạn chuẩn bị đi chơi. Bạn có thể nói hộ con bé:

"Hôm nay H đang mệt, không đi chơi được, bọn em cứ đi chơi đi nhé". Chứ bạn không nên nói thật là: "H không muososn đi chơi với bọn em, em về đi". Như thế là mình truyền tải sai thông điệp, và thay đổi suy nghĩ của bọn bạn đó với H rồi. 

Hãy tập cho mình cách nói dối vô hại đi. Nó sẽ giúp bạn được khá nhiều đấy.

Mình không khuyến khích mọi người nói dối, và đương nhiên cũng không thích ai lừa dối mình. Nhưng nói dối đôi khi cũng là nghệ thuật giao tiếp đấy. Theo mình là không có trường hợp cụ thể là nên nói dối hay không. Nhưng đại loại, khi bạn nói dối, điều đó không ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh và bản thân mình thay vì nói thật thì điều đó là tốt. Một ví dụ điển hình là bác sĩ giấu bệnh nhân tình trạng xấu của họ để họ có cái nhìn tích cực hơn, có động lực và điều đó có thể khiến cho tâm trạng họ tốt lên kéo theo tiến triển về sức khỏe. Hay nếu không, họ cũng tìm được niềm vui thay vì mất hy vọng vào cuộc sống. 

Mẹ bạn nó cũng đúng thôi, không nên lúc nào cũng quá thật, phải biết lựa lời mà nói. Nói sao cho hợp tình hợp lí, không để lại hậu quả xấu cho ai, thuận hòa của đôi bên. 

https://cdn.noron.vn/2022/10/22/99302378685545-1666443465.jpg