[Mãi mãi là bí ẩn] Tại sao Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết chết?

  1. Lịch sử

Lịch sử Việt Nam chính thức ghi nhận rằng ngày 2-11-1963 là ngày mà Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) Ngô Đình Diệm bị giết chết. Tuy nhiên, ai (hay những ai) đã gây ra cái chết của ông thì thực chất là một chuỗi các sự kiện tiếp nối nhau, mà không phải người nào cũng biết. Thậm chí nó có chứa nhiều thông tin gây tranh cãi, cho đến tận thời điểm hiện tại.

Lịch sử ghi nhận và truyền bá rộng rãi rằng vào ngày 1-11-1963, cuộc lật đổ chóng vánh trong nội bộ chính quyền VNCH đã diễn ra, được khơi mào bởi tướng VNCH là Dương Văn Minh. Chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ, toàn bộ chính quyền VNCH dưới sự quản lý của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã trở nên tê liệt. Ông và “bào đệ” (em trai ruột) của mình là Ngô Đình Nhu đã bị giết chết dưới tay của Nguyễn Văn Nhung - thiếu tá (thực chất là đại uý nhưng đã được thăng cấp sau cuộc lật đổ), cận vệ cấp dưới của tướng Dương Văn Minh. Khi được truy hỏi về lý do giết Ngô Đình Diệm, ông Nhu đã trả lời rằng do nhận được ám hiệu từ tướng Dương Văn Minh, và sau đó đã ra tay.

diệm

Ảnh: cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm

Tuy nhiên, đây chính là một trong những chi tiết vẫn còn gây tranh cãi. Bởi lẽ khi ông Nhung chuẩn bị ra tay, tướng Minh không hề có ở bên cạnh. Ông đang đứng trên một toà nhà cách ông Nhung một khoảng khá xa, nhưng vừa đủ gần để có thể ra hiệu tay cho nhau. Ông Nhung thuật lại rằng, tướng Minh đã giơ 2 ngón tay của bàn tay trái cùng một số điệu bộ khác, mà đã khiến ông Nhung nghĩ rằng mình đang được ra lệnh bắn chết 2 anh em ông Diệm. Chỉ một thời gian ngắn sau cuộc lật đổ, ông Nhung - cũng đã tự kết liễu cuộc đời mình bằng cách thắt cổ, sau khi bị các tướng lĩnh “chỉnh lý” trả thù cho Ngô Đình Diệm. Việc ông Nhung giết ông Diệm dựa vào ám hiệu từ tướng Minh đến nay vẫn là một chi tiết “tạm thời” được chấp nhận.

Nhưng cái chết của ông Diệm không chỉ được gây ra bởi phe đảo chính. Vào lúc 7h sáng ngày 1-11-1963, khi biết rằng cuộc đảo chính đang diễn ra, Ngô Đình Diệm đã gọi điện cầu cứu đại sứ Mỹ là Henry Cabot Lodge, vốn vào thời điểm đó ủng hộ chính quyền của Ngô Đình Diệm. Nhưng Lodge đã kiếm cớ để không đến viện trợ, nói với ông Diệm rằng phải mất 24h từ đơn vị của hắn mới đến được chỗ của ông Diệm - trong khi quãng đường bay đó thực sự chỉ mất hơn 3 tiếng.

JFK-limosine-motorcade-dallas-texas-assasination

Ảnh: JFK trước khi bị ám sát.

Lodge tất nhiên không phải là kẻ đơn phương quyết định “làm ngơ” ông Diệm. Nhiều nguồn thông tin lịch sử cho biết, quyết định bỏ rơi chính quyền Diệm-Nhu thực chất được đưa xuống Lodge từ nội các chính phủ Hoa Kỳ - với đương kim Tổng thống lúc bấy giờ là John F. Kennedy (JFK). Nhưng sự đời, không có bàn tay nhuốm máu nào là vô tội cả: chỉ 3 tuần sau cái chết của Ngô Đình Diệm, lần lượt nhiều chính khách trong gia đình Kennedy, bao gồm cả chính đương kim Tổng thống JFK, cũng bị ám sát, vào ngày 22-11-1963. Nhiều người cho rằng đây là tác phẩm của luật nhân quả vô thường.

Cuối cùng, người có lẽ là có ảnh hưởng lớn nhất, đầu tiên nhất, đến cả sự thành danh lẫn cái chết của Ngô Đình Diệm, chính là anh trai ruột - anh cả của ông: Ngô Đình Thục. Được biết, Ngô Đình Thục vốn là cha xứ, thừa hưởng hoàn toàn truyền thống Cơ Đốc Giáo từ gia đình mình. Sau khi Ngô Đình Diệm lên chức Tổng thống, tiếng nói và thế lực của ông trong cộng đồng giáo hội cũng lên theo. Tuy nhiên, sự tín nhiệm đặc biệt mà chính quyền Mỹ dành tặng cho Ngô Đình Diệm, thực chất có được là nhờ công ngoại giao, kết nối 2 phía (VNCH và Mỹ) của Ngô Đình Thục.

Thế nhưng, chuyện gì đến cũng phải đến. Đầu tháng 5-1963, cộng đồng Phật tử tại miền Nam Việt Nam tiến hành lễ Phật đản lần thứ 2507. Trớ trêu ở chỗ, sự kiện này lại trùng với dịp Ngô Đình Thục được phong chức Giám mục cho việc phụng sự đạo tại Huế. Vốn không phải là một người có tính khiêm nhường, ông đã rất tức giận khi không nhận được bất cứ điện văn chúc mừng nào từ phía các nhà chùa. Ông đã xúi em trai mình - Tổng thống Diệm - ra lệnh cấm mọi người dân treo cờ Phật kể cả đó là ngày Phật đản.

botat-thich-quang-duc-2046

Ảnh: Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu.

Việc này tất nhiên đã gặp phải phản ứng dữ dội từ cộng đồng Phật tử, kéo theo các cuộc biểu tình của Phật tử khắp cả nước, và đỉnh điểm chính là sự kiện hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 11-6-1963. Kể từ sau sự kiện này, chính quyền của ông Diệm liên tục nhận “gạch đá” dư luận từ phía người dân khắp thế giới, mở đầu cho một cái kết đẫm máu.

Từ khóa: 

ngày này năm xưa

,

mãi mãi là bí ẩn

,

bí ẩn lịch sử

,

ngô đình diệm

,

tinh hoa việt nam

,

lịch sử