Mâu thuẫn với sếp về quan điểm, cách làm thì có nên nghỉ việc hay không?

  1. Hướng nghiệp

Tình hình là em đang làm việc và được đánh giá tương đối tốt trong công ty, thế nhưng gần đây em bị mâu thuẫn với sếp về quan điểm, cách làm.

Sếp thì không dành đủ thời gian nên không hiểu sản phẩm, thường chỉ nghe khách hàng phản ánh là ép team phải làm. Sếp muốn em phải làm theo cách của sếp, nhưng em lại cho rằng việc đó không hiệu quả. Việc này xảy ra thường xuyên khiến em rất mệt mỏi.

Từ khóa: 

hướng nghiệp

Bạn thử nghĩ thêm là nếu đi công ty tiếp theo, làm một thời gian cũng gặp việc bất đồng quan điểm , rồi bạn vẫn tiếp tục chọn cách giải quyết nghỉ việc? 
Hay nghĩ thêm một bước nữa , nếu bạn là sếp và nhân viên với bạn bất đồng quan điểm , nhân viên chọn cách nghỉ việc thì bạn nghĩ thế nào? Tất nhiên rất dễ nói câu bạn sẽ lắng nghe, chia sẻ quan điểm ... nhưng mình chỉ nói thế này , ai ở vị trí của mình cũng có những áp lực và những góc nhìn khác nhau , vì thế Ko có ai đúng ai sai khi tranh luận hay bảo vệ quan điểm của mình hết. 
Ở đây hãy nhìn vào vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đó , thử tìm hiểu xem cách tư duy vấn đề của sếp thế nào , áp lực hay mục tiêu giải quyết vấn đề của sếp thường ưu tiên là gì và lý do tại sao . Từ đó thử điều chỉnh cách tiếp cận và điểm chung , mục tiêu cuối cùng vẫn là giải quyết vấn đề và đạt hiệu quả, hãy tập trung nói về điều đó chứ đừng ngay lập tức bảo vệ cách làm hay góc nhìn của mình . 
Tìm hướng giải quyết thử, nỗ lực thử, nếu Ko làm được hoặc thấy văn hoá , tầm nhìn vẫn Ko fit được với nhau thì nghỉ cũng chưa muộn. Nhưng từ đó cũng phải học đc bài học về việc thứ mình muốn : sếp, môi trường làm việc , văn hoá như thế nào để lựa chọn tiếp theo tốt hơn .
Trả lời
Bạn thử nghĩ thêm là nếu đi công ty tiếp theo, làm một thời gian cũng gặp việc bất đồng quan điểm , rồi bạn vẫn tiếp tục chọn cách giải quyết nghỉ việc? 
Hay nghĩ thêm một bước nữa , nếu bạn là sếp và nhân viên với bạn bất đồng quan điểm , nhân viên chọn cách nghỉ việc thì bạn nghĩ thế nào? Tất nhiên rất dễ nói câu bạn sẽ lắng nghe, chia sẻ quan điểm ... nhưng mình chỉ nói thế này , ai ở vị trí của mình cũng có những áp lực và những góc nhìn khác nhau , vì thế Ko có ai đúng ai sai khi tranh luận hay bảo vệ quan điểm của mình hết. 
Ở đây hãy nhìn vào vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đó , thử tìm hiểu xem cách tư duy vấn đề của sếp thế nào , áp lực hay mục tiêu giải quyết vấn đề của sếp thường ưu tiên là gì và lý do tại sao . Từ đó thử điều chỉnh cách tiếp cận và điểm chung , mục tiêu cuối cùng vẫn là giải quyết vấn đề và đạt hiệu quả, hãy tập trung nói về điều đó chứ đừng ngay lập tức bảo vệ cách làm hay góc nhìn của mình . 
Tìm hướng giải quyết thử, nỗ lực thử, nếu Ko làm được hoặc thấy văn hoá , tầm nhìn vẫn Ko fit được với nhau thì nghỉ cũng chưa muộn. Nhưng từ đó cũng phải học đc bài học về việc thứ mình muốn : sếp, môi trường làm việc , văn hoá như thế nào để lựa chọn tiếp theo tốt hơn .

Nếu bạn cho rằng việc sếp "ép" team phải làm là không hiệu quả thì bạn hãy "làm" để chứng minh việc đó. Góc nhìn của bạn dù có ntn thì việc đảm bảo hiệu quả công việc và hướng tới mục tiêu chung của công ty hay sản phẩm là điều quan trọng hơn cả. Cho nên, bạn hãy thuyết phục sếp bằng những "hành động" thiết thực và linh hoạt trong cách làm/suy nghĩ để đỡ mệt hơn. Bạn hãy tự cho bạn 1 khoảng thời gian để làm điều đó tới cùng (ví dụ như 1 tháng hay 3 tháng hay 1 năm...) rồi hãy nghĩ đến việc ko thực sự phù hợp nữa và dừng lại.