Mình có nên trả thù không?

  1. Xã hội

  2. Tâm sự cuộc sống

Mình có nên trả thù những người bạn cũ đã từng bắt nạt mình thời đi học k ? Mình có nên trả thù những kẻ đã làm mình tổn thương về thể xác lẫn tinh thần không. Dù chuyện đã xảy ra rất lâu nhưng mình có nên làm vậy k vì bản thân mình vẫn day dứt vì những chuyện đó.
Từ khóa: 

xã hội

,

tâm sự cuộc sống

Bạn trả thù những kẻ làm việc xấu bằng những hành động xấu? điều đó khiến bạn và chúng không khác gì nhau.

Bạn trả thù những kẻ xấu bằng việc sống tốt? điều đó chứng tỏ bạn mạnh mẽ hơn chúng.

Trả lời

Bạn trả thù những kẻ làm việc xấu bằng những hành động xấu? điều đó khiến bạn và chúng không khác gì nhau.

Bạn trả thù những kẻ xấu bằng việc sống tốt? điều đó chứng tỏ bạn mạnh mẽ hơn chúng.

Mình k gàn cũng k khuyên bạn là đừng! Nhưng rõ ràng 1 điều là mang cảm giác thù hận rất khổ,bị day dứt cay cú u uất. Nếu trả thù thật thì bạn sẽ làm rồi và k cần phải hỏi. Còn thật sự con người bạn rất lành,chưa ác và thậm chí bạn k ác đc với ai nên bạn mới đặt câu hỏi. Giữ lây những điều j tốt đẹp cho mình,còn chúng nó kệ kụ nhà chúng nó bạn ạ. Cho chúng nó thắng cả,chúng nó đúng cả. Kệ mẹ chúng nó,cho chúng mày về nhất. Mình về bét cũng đc bạn ah! Mang tâm trạng thù hằn khổ lắm,tự mình giải phóng cho mình

Mục đích việc trả thù:

  • Thoả mãn thù hận
  • Ngăn chặn hành vi tương tự
  • Đòi lại công bằng
  • Duy trì "số má"

Hậu quả của việc trả thù:

  • Gieo thêm thù hận
  • Vướng vào lao lý nếu mất kiểm soát hoặc chọn phương án không phù hợp
  • Tự đánh mất giá trị bản thân
  • Đánh mất cơ hội hoà giải, có khả năng gây mất thiện cảm với người xung quanh hơn

Phân tích một chút về việc trả thù.

  • Thoả mãn thù hận nhưng không giải quyết được tổn thương đang có
  • Không thật sự ngăn chặn được tuyệt đối các hành vi tương tự. Đó là lý do mà các cuộc xung đột cứ kéo dài theo kiểu ăn miếng trả miếng.
  • Đòi lại công bằng nhưng thường bắt người khác phải trả một cái giá "đắt" hơn để cho nó biết thế nào là lễ độ. Làm cho họ không phục và lại ăn miếng trả miếng. Trả thù không những đem lại cảm giác thoải mái cho mình, mà còn đem lại sự hả hê cho những người đồng cảm với mình. Tuy nhiên, trả thù là hành vi dựa trên cảm xúc, vậy nên thường sẽ có những trường hợp sự trả thù trở thành thái quá, nhỏ nhen và tàn nhẫn không kém hoặc hơn cả những gì bản thân phải nhận. Điều này gây phản tác dụng và khiến cho nhiều người từ ủng hộ quay ra bất bình, còn bản thân thì trở nên tàn nhẫn và mất nhân tính hơn.
  • Nếu muốn duy trì số má để tạo nỗi sợ cho những kẻ khác, thì cũng có thể khiến nhiều kẻ nhòm ngó tấn công để lấy lại số má.
  • Trả thù không phải là cách duy nhất để giải toả sự thù hận. 

Ông bà có câu "thêm bạn, bớt thù". Như vậy nếu trả thù thì chắc chắn thêm thù và bạn thì không thêm được. 

Giải quyết:

  • Phản kháng: nâng cao sức mạnh bản thân bằng kiến thức, tài chính, địa vị xã hội, và có thể cả sức chiến đấu. Phản kháng là chống lại, phòng ngừa (tăng khả năng phản kháng) hành vi chứ không phải đáp trả bằng một hành vi khác. Phản kháng cũng có tác dụng gửi thông điệp cho kẻ thù rằng tao không dễ bị bắt nạt.
  • Tìm sự công bằng chứ không bắt người khác phải trả giá. Không ai có quyền định đoạt hình phạt cho bất cứ ai khác. Chỉ có pháp luật mới có thể làm điều đó. Vì vậy hãy tìm sự công bằng thông qua luật pháp hoặc những biện pháp hợp pháp. 
  • Hoà giải: Đây là một lựa chọn không tồi khi mình đủ thực lực để đáp trả nhưng chọn cách hành xử cao thượng hơn. Không những thêm bạn bớt thù mà còn khiến người ta nể phục và cảm thấy nợ mình. 
  • Tha thứ và thấu hiểu: Có những sự việc mà mình cần phải nhìn nhận theo nhiều hướng khác nhau. Thấu hiểu không có nghĩa là đồng tình với hành vi của người khác. Đôi khi kẻ bắt nạt lại là kẻ vốn phải chịu những tổn thương nào đó không thể nói ra. Đôi khi chính mình ở vị thế, thời điểm, hoàn cảnh của kẻ thù lại hành xử không khác gì họ. Và đôi khi, con người ai cũng có những sai lầm riêng vào một thời điểm nào đó. Cho nên sự tha thứ và thấu hiểu là một bước quan trọng để xoa dịu cảm giác thù hận, và cũng là cách để chấm dứt chuỗi sự việc tiêu cực nối tiếp nhau.

Nếu có thể tại sao lại không làm?

Vấn đề là bạn "trả thù" như thế nào thôi.

  • Cầm thần binh đi xiên? Hẳn là ko nên, xiên xong đi ăn cơm nhà nước dài hạn, ko đáng.
  • Thuê/gọi hội/tự bạn đánh chúng nó 1 trận nhừ tử? Chưa nói đến đánh thua max nhục =)), ko cẩn thận thương tích > 11% lại phải đi quỳ lạy xin chúng nó bãi nại ko thì đi tù.
  • Các thể loại quấy rối khác như xịt sơn, quẳng mắm tôm... làm 1 2 lần thì được chứ rất nhanh bạn sẽ bị tóm vì phá hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng XD.
  • Vậy còn có thể trả thù bằng cách "hợp pháp" nào?
    • Tự bản thân bạn có năng lực thì đánh bại đám kia ở lĩnh vực mà đám đấy tự hào khiến chúng nó xấu mặt.
    • Bạn có khả năng về tài chính, mqh thì chèn ép công việc, kinh doanh của đám kia
    • Bạn ko có những khả năng trên thì có thể bỏ tiền ra thuê người theo dõi đám kia chẳng hạn. Hầu hết mọi người đều có những bí mật ko muốn (nhiều) người khác biết. Ví dụ như hút chích, cần cỏ, bay lắc, bài bạc, gái gú đôi khi cả ngoại tình, trộm cắp gì đó nữa... Có thông tin thì nhớ là public nặc danh hay gửi cho ai thì đừng kèm đe dọa hay đòi hỏi gì ko lại đi tù vì tống tiền :v

Nói chung, trả thù ko làm cho những tháng năm cũ của bạn tốt đẹp lên được, nhưng sướng =)).

Ko vì nếu trả thù oán lại bào oán nó cứ lập đi lập lại ko bao giờ dừng kể cả khi chuyển thế cho nên đừng trả thù người khác hãy học cách nhẫn nhin chúc mọi người tốt

Dĩ nhiên là không nên trả thù!

Vì dù những kẻ đó chết hết đi nữa thì lòng bạn vẫn tiếp tục không thoải mái! Chắc chắn luôn! Sự không thoải mái của bạn xuất phát từ bên trong bạn, nội tâm còn mệt mỏi của bạn chứ không phải do những kẻ đó. 

Hãy luyện tập dần dần, từ dễ tới khó, để não của bạn có thói quen đối đầu với những dằn vặt đó, bằng cách chia sẻ với những người xung quanh bạn, hướng dẫn những người bị bắt nạt giống bạn cách phòng tránh chẳng hạn. Nếu có nhiều tiền hơn thì nên đến gặp bác sĩ tâm lí.

Ăn thua là ở bạn thôi!