[Mỗi ngày một vấn đề]: Bạn nghĩ sao khi Việt Nam có quá nhiều Gameshow khiến khán giả bội thực? Bạn thích gameshow nào?

  1. Văn hóa

Trong hàng chục game show cạnh tranh nhau hiện nay, nhằm tạo nên các câu chuyện hấp dẫn, lấy nước mắt khán giả, nhà sản xuất khai thác triệt để yếu tố bi kịch của thí sinh, từ người bình thường đến các ngôi sao.

Nghệ sĩ Quốc Thảo - đạo diễn nhiều chương trình - thừa nhận định hướng nội dung game show hiện nay rất phức tạp. Anh thường đặt tiêu chí nghệ thuật lên trên thay vì chỉ gây cười dễ dãi, nhất là ở những chương trình cho thiếu nhi. Quốc Thảo phản đối tiết mục gây cười bằng xu hướng giả gái và cho rằng việc đổi giới tính chỉ là mảng miếng gây hài vô bổ. "Đừng lợi dụng tiếng cười để diễn hài nhảm", nghệ sĩ nhắn nhủ.

Mong sự chia sẻ của các bạn.....

boi_01_1
Từ khóa: 

văn hóa

,

mỗi ngày một vấn đề

,

văn hóa

Mình thì thấy thế này:
Hôm trước mình có đọc một thống kê nào đó bảo Việt Nam có số lượng các show truyền hình nhiều nhất thế giới. Mình chưa biết tính xác thực của thông tin này. Nhưng mình nghĩ nếu thật thì điều này cũng bình thường.

Mình không xem nhiều game show, nên cũng không cảm thấy thích cái nào. Nhưng mình quan tâm đến sự phát triển của "nhành công nghiệp" này.

Hiện tại Việt Nam mình đang ở giai đoạn của Hàn Quốc (hay Mỹ) khoảng 10 năm trước, thời điểm bùng nổ của ngành giải trí với nền tảng là văn hóa thần tượng. Thời đấy bên họ cũng bùng nổ rất nhiều chương trình game show như thế này. Tất nhiên là không phải game show nào cũng trụ lại được đến bây giờ.

Tương tự cho Việt Nam mình, đây cũng chỉ là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển thôi. Dần dần những khán giả sẽ gạn lọc các nội dung hay, cái nào hay sẽ sống. cái nào không hay sẽ chết.
Nhìn thị trường kiểu này mình đoán chắc cũng phải 5-6 nữa mới ổn định được. 

Trả lời

Mình thì thấy thế này:
Hôm trước mình có đọc một thống kê nào đó bảo Việt Nam có số lượng các show truyền hình nhiều nhất thế giới. Mình chưa biết tính xác thực của thông tin này. Nhưng mình nghĩ nếu thật thì điều này cũng bình thường.

Mình không xem nhiều game show, nên cũng không cảm thấy thích cái nào. Nhưng mình quan tâm đến sự phát triển của "nhành công nghiệp" này.

Hiện tại Việt Nam mình đang ở giai đoạn của Hàn Quốc (hay Mỹ) khoảng 10 năm trước, thời điểm bùng nổ của ngành giải trí với nền tảng là văn hóa thần tượng. Thời đấy bên họ cũng bùng nổ rất nhiều chương trình game show như thế này. Tất nhiên là không phải game show nào cũng trụ lại được đến bây giờ.

Tương tự cho Việt Nam mình, đây cũng chỉ là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển thôi. Dần dần những khán giả sẽ gạn lọc các nội dung hay, cái nào hay sẽ sống. cái nào không hay sẽ chết.
Nhìn thị trường kiểu này mình đoán chắc cũng phải 5-6 nữa mới ổn định được. 

Mình vốn dĩ không quan tâm đến gameshow, tuy nhiên hãy nhìn vào thực tế mà nói chuyện...

Bản chất là quy luật cung-cầu. Nếu các gameshow còn tồn tại, điều đó cho thấy nó vẫn có người xem, vẫn có những người có nhu cầu giải trí đặc biệt.

Nhìn rộng hơn xíu sẽ thấy rằng, mỗi người đều bình đẳng và có tự do. Họ được lựa chọn sẽ làm gì và nên làm gì, bao gồm cả việc chọn cách thức giải trí. Quan điểm mỗi người lại khác nhau, có gameshow người này thấy hay còn người kia thấy nhảm.

Giờ phân tích một xíu về phương diện thống kê. Cả nước VN chắc không dưới 10 triệu người xem truyền hình, nếu phân loại chắc cũng tầm 100 nhóm người có 100 sở thích gameshow khác nhau. Và giả sử có 100 gameshow đang phát trên truyền hình. Như vậy, một người trong đó sẽ thấy tầm 3-5 gameshow là đúng sở thích của họ (cùng lắm là 10), và thấy tầm 70 gameshow là không đúng sở thích. Kết quả là người đó nói "đa số là gameshow nhảm", họ nói đúng, vì họ ghét đến 70% số đó, và không thích đến 90% lận. Ai cũng vậy cả, nên ai cũng nói "đa số gameshow là nhảm". Có điều, trong đó sẽ có những thành phần đối chọi nhau, khi người này thích gameshow nhảm của người khác.

Tóm lại, nếu tính về thống kê, bạn đi đâu cũng sẽ gặp người phát biểu "đa số gameshow là nhảm". Vậy bạn thử yêu cầu người đó công khai nói game nào nhảm đi, có khi họ nói xong thì chính bạn cũng ghét họ vì họ nói gameshow yêu thích của bạn là nhảm đó. Cũng chính vì vậy, các bài phỏng vấn người nổi tiếng, họ sẽ không chỉ đích danh gameshow nào, mà chỉ nói chung chung. Người nghe cũng xuôi tai.

Để kết thúc, mình trích lại một câu trong chuyện Chí Phèo, hi vọng bạn hiểu ý mình: "chắc nó trừ mình ra"...