[Mỗi ngày một vấn đề]: Tính độc lập của thanh niên ngày nay.. các bạn nghĩ sao?

  1. Văn hóa

Hoài bão lớn phải được xây dựng trên tinh thần độc lập và chủ động cao của thanh niên. Khổng Tử có nói “tam thập nhi lập”, vào lứa tuổi 30 là phải tự lập được. Nhìn ra thế giới, thời gian để một cá nhân thành công và đạt đến đỉnh vinh quang không còn là tuổi 40 hay 50 như trước đây nữa, có quá nhiều hình mẫu đạt được thành công trước tuổi 30, ổn định sự nghiệp có thể đạt được ngay trước tuổi 25.

Mỗi bạn trẻ hãy tự vấn bản thân mình có ý thức được, và có dám thành công trước tuổi 25, thành đạt vào tuổi 30? Ai đã bỏ lỡ tuổi xuân, ai vẫn còn “ăn bám”, chưa tự lập được? Tôi không muốn thanh niên chúng ta vội vàng, nhưng phải biết trân trọng thời gian và tự đặt ra yêu cầu rất cao cho bản thân mình: phải độc lập và chủ động. Điều đó tạo nên khí phách và trí tuệ, thiếu nó mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ đều trở nên vô nghĩa và lãng phí.

[trích Bài viết Hoài bão của thanh niên trên Báo Thanh niên năm 2012]

Các bạn nghĩ  thanh niên ngày nay đã thích sự độc lập chăng? hay ít nhiểu vẫn thích sự dựa dẫm....

Trân trọng

Advertising-PNG
Từ khóa: 

văn hoá

,

khoa lịch sử hcmue

,

mỗi ngày một vấn đề

,

thanh niên việt nam

,

văn hóa

Em đồng ý anh rằng thế giới có nhiều người trẻ thành công trước 30 tuổi và những người trẻ Việt nên học tập và noi theo. Tuy nhiên, một cách trùng hợp hoặc vô tình, nếu như thế giới càng ngày có nhiều người trẻ thành công ở độ tuổi sớm thì cũng có nhiều người trẻ gặp nhiều vấn đề tâm lý và tỉ lệ tự tử trước 30 tăng cao. Em còn muốn nói ở đây là sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo, sự bất công giữa các địa vị xã hội càng rõ rệt.

Đồng ý là những người vô cùng thành công trước 30 không có nghĩa vụ gì trong chuyện lo lắng và quan tâm những cá nhân bất hạnh trên. Cũng giống như cách mà TT Trump suy nghĩ: Mỹ là cường quốc và Mỹ không có nghĩa vụ gì phải tiếp viện những đất nước cần cứu trợ. Nhưng chúng ta sống trong một xã hội, một cộng đồng người, chúng ta không thể sống mà không có cộng đồng (có thể ví von kiểu một mình anh lên rừng tự sống, trên thế giới số này đếm trên đầu ngon tay) nên chúng ta không thể sống mà lơ đi những vấn đề trong xã hội. 

Liệu một xã hội có rất nhiều cá nhân thành công trước tuổi 30 có thật sự là một xã hội tốt, một xã hội hòa bình, an yên và đáng sống? Em không nghĩ vậy. Thay vì cố gắng xây dựng xã hội càng nhiều người thành công mà ta nghĩ là đó chính là xã hội lý tưởng - xã hội rất phát triển, em nghĩ mỗi cá nhân chỉ cần sống tốt là đủ. Muốn sống tốt chính là giảm bớt những sự so sánh khập khiễng như bài học của người thành công sớm để thôi hoang mang. 

Trả lời

Em đồng ý anh rằng thế giới có nhiều người trẻ thành công trước 30 tuổi và những người trẻ Việt nên học tập và noi theo. Tuy nhiên, một cách trùng hợp hoặc vô tình, nếu như thế giới càng ngày có nhiều người trẻ thành công ở độ tuổi sớm thì cũng có nhiều người trẻ gặp nhiều vấn đề tâm lý và tỉ lệ tự tử trước 30 tăng cao. Em còn muốn nói ở đây là sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo, sự bất công giữa các địa vị xã hội càng rõ rệt.

Đồng ý là những người vô cùng thành công trước 30 không có nghĩa vụ gì trong chuyện lo lắng và quan tâm những cá nhân bất hạnh trên. Cũng giống như cách mà TT Trump suy nghĩ: Mỹ là cường quốc và Mỹ không có nghĩa vụ gì phải tiếp viện những đất nước cần cứu trợ. Nhưng chúng ta sống trong một xã hội, một cộng đồng người, chúng ta không thể sống mà không có cộng đồng (có thể ví von kiểu một mình anh lên rừng tự sống, trên thế giới số này đếm trên đầu ngon tay) nên chúng ta không thể sống mà lơ đi những vấn đề trong xã hội. 

Liệu một xã hội có rất nhiều cá nhân thành công trước tuổi 30 có thật sự là một xã hội tốt, một xã hội hòa bình, an yên và đáng sống? Em không nghĩ vậy. Thay vì cố gắng xây dựng xã hội càng nhiều người thành công mà ta nghĩ là đó chính là xã hội lý tưởng - xã hội rất phát triển, em nghĩ mỗi cá nhân chỉ cần sống tốt là đủ. Muốn sống tốt chính là giảm bớt những sự so sánh khập khiễng như bài học của người thành công sớm để thôi hoang mang.