Mới ra trường nên làm công ty lớn hay nhỏ?

  1. Hướng nghiệp

Mình có thắc mắc là sinh viên mới ra trường nhóm ngành công nghệ thì chọn công ty lớn hay nhỏ để bắt đầu. Ưu và nhược điểm của từng loại nữa.

Từ khóa: 

công ty

,

sinh viên

,

hướng nghiệp

Câu hỏi được gộp với Mới đi làm nên chọn công ty startup hay những công ty đã hoạt động lâu năm?

Cứ trải nghiệm đi bạn ơi:))) lớn hay nhỏ gì thì bạn cũng sẽ có được kiến thức và kinh nghiệm khi có 2 thứ đó rồi thì đồng tiền sẽ chạy theo bạn chứ đừng chạy theo đồng tiền:)) với đừng phân vân lo lắng quá nhiều cuộc sống mà sống được bao lâu cao lắm vài chục năm cũng chết cứ gạt bỏ hết sang 1 bên và trải nghiệm thôi

Trả lời

Cứ trải nghiệm đi bạn ơi:))) lớn hay nhỏ gì thì bạn cũng sẽ có được kiến thức và kinh nghiệm khi có 2 thứ đó rồi thì đồng tiền sẽ chạy theo bạn chứ đừng chạy theo đồng tiền:)) với đừng phân vân lo lắng quá nhiều cuộc sống mà sống được bao lâu cao lắm vài chục năm cũng chết cứ gạt bỏ hết sang 1 bên và trải nghiệm thôi

Trước khi giải đáp câu hỏi của bạn thì ta cần phân loại các dạng công ty ở Việt Nam trước, ở đây mình sẽ xác định theo tiêu chí số quy mô nhân sự được xác định theo luật:
- Công ty siêu nhỏ: dưới 10 người
- Công ty nhỏ: dưới 100 người
- Công ty vừa: dưới 200 người
- Công ty lớn: 200 trở lên
(Dĩ nhiên là còn nhiều yếu tố khác để xác định chính xác hơn nhưng nhìn vào số lượng nhân sự để xác định là dễ nhất rồi.)
Ở Việt Nam, số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm phần lớn (90%, theo số liệu mình thu thập được năm 2018 khi làm việc cho một cơ quan nhà nước) - và nhóm này được gọi chung là SME. Sự khác biệt giữa các SME và các công ty lớn trong vận hành là nằm ở quy trình, sự phân bổ vai trò, trách nhiệm của các nhân sự trong doanh nghiệp.
Thường công ty càng lớn thì quy trình càng chặt chẽ và chi tiết, tính chuyên môn hóa cao. Bạn làm ở một vị trí thì bạn sẽ chỉ được biết phần việc của mình thôi. Trong khi đó ở SME, quy trình có thể không chặt chẽ và rõ ràng bằng công ty lớn, thường họ giản lược các yếu tố râu ria, các bộ phận mà họ không cảm thấy quá quan trọng và chỉ tập trung vào những bộ phận thiết yếu. Thậm chí, ở SME thì tính kiêm nhiệm sẽ cao vì một người sẽ đảm nhiệm nhiều vị trí nhằm giảm thiểu việc phải thuê thêm nhân sự, và nhân sự ở đây có khả năng sẽ thường cảm thấy hoang mang do không có tính chuyên môn hóa cao, không được định hướng rõ ràng theo đúng ngành mình lựa chọn. 
Cá nhân mình thấy nếu bạn muốn học hỏi càng nhiều càng tốt, thử nhiều lĩnh vực khác nhau thì có thể lựa chọn SME. Nhưng tất nhiên phải chấp nhận những nhược điểm của nó như nêu trê.
Còn nếu bạn muốn môi trường chuyên nghiệp, chuyên môn cao thì nên lựa chọn công ty lớn.
Còn chọn gì không quan trọng bằng bản thân nhận được gì nên tốt nhất bạn cứ thử thôi.
Bạn có nhận ra rằng tại sao người ta lại gọi thị trường lao động? Bởi vì đã là thị trường thì có sự mua và bán, còn chúng ta đi làm chứ có mua bán gì đâu? Thực ra là có đấy! Bạn bán thời gian, công sức, chất xám để đổi lấy tiền lương từ Doanh nghiệp thuê bạn. Như vậy, bạn chính là món hàng, còn những Công ty kia là khách hàng của bạn. Vậy đã là món hàng thì bạn đâu có quyền chọn khách hàng! Khách hàng chính là người chọn bạn và sẽ trả giá cao nhất cho món hàng họ ưng ý nhất.
Tự định giá bản thân!
Việc đầu tiên bạn cần làm chính là: Định giá lại bản thân, bạn đáng giá bao nhiêu?
Hãy tự hỏi bản thân Kiến thức chuyên môn của bạn đến đâu? Trình độ tiếng Anh như thế nào? Ngoài thời gian học chính, bạn đã làm những gì? Bạn đã từng đứng ra lãnh đạo một dự án hay một câu lạc bộ?
Những điều trên rất quan trọng vì quy trình tuyển dụng của những Tập đoàn rất khắt khe? Có khi phải qua 5 đến 6 vòng từ xét duyệt C.V., kiểm tra kỹ năng làm việc, kỹ năng xử lý tình huống, phỏng vấn... Và bạn cũng đừng hy vọng những công ty nhỏ sẽ tuyển chọn dễ dàng hơn, vì càng là công ty nhỏ thì những người chủ Doanh nghiệp lại càng cần những người làm được việc.
Còn nếu bạn nhận thấy bản thân mình cũng làng nhàng, không có gì nội bật. Thì cũng luôn sẽ có những cơ hội việc làm phù hợp với khả năng của bạn. Mình thì luôn tin rằng không có người thất nghiệp, chỉ có những người không muốn đi làm!
Tiêu chí chọn việc của bạn là gì?
Tiếp theo, bạn nên xem xét tiêu chí khi chọn một công việc của mình là gì?
Bạn thích một công việc nhẹ nhàng, gần nhà để tiện đi lại. Hay bạn thích thử thách bản thân trong một môi trường mới? Bạn muốn khám phá những chân trời mới?
Nên nhớ không có tiêu chí nào là đúng cả, chỉ có những tiêu chí phù hợp. Hãy thật lòng với bản thân bạn nhé, đừng ngần ngại khi thừa nhận bạn thích công việc nhẹ nhàng, giúp cho bạn nhiều thời gian bên ngoài hơn. Bạn cấp 3 của mình sau khi ra trường đã chọn làm công chứng viên gần nhà để có thể hoàn thành tốt nhất trách nhiệm của một người vợ, người mẹ và một người con có thể chăm sóc bố mẹ già.
Hãy chọn những điều quan trọng với chính bạn!
Cuối cùng, “bán mình” cho khách hàng trả giá cao nhất!
Giống như một món hàng, sau khi định giá sản phẩm và xác định phân khúc khách hàng tiềm năng, thì hãy cố “bán bản thân” với giá cao nhất. Lúc này, bạn sẽ cần trang bị thêm các kỹ năng như xây dựng thương hiệu cá nhân, trả lời phỏng vấn và đàm phán lương đấy!
Và bạn đừng sợ sẽ không học hỏi được gì nếu làm ở một công ty không tên tuổi. Chỉ cần bạn có óc quan sát, tinh thần cầu tiến và ham học hỏi, thì bạn có thể phát triển dù ở bất cứ môi trường nào. Việc học là diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi và từ mọi người xung quanh chúng ta, chứ không phải là chỉ khi đi đào đạo, có chứng chỉ cầm về mới gọi là “học hỏi”.
Gần đây nhất, mình có đi cafe với một người bạn đang làm bên bộ phận đào tạo nội bộ của Tập đoàn Intel. Nghe bạn ấy chia sẻ về Triết lý đào đạo nhân sự và Quy trình để tối ưu hóa hiệu suất làm việc của Intel, bản thân mình đã học hỏi thêm được rất nhiều điều, và chắc chắn sẽ áp dụng khi công việc kinh doanh riêng mở rộng hơn. Vậy đấy, đó cũng là học mà đâu cần phải tham gia bất cứ khóa học về quản trị Doanh nghiệp nào.
Sau một thời gian làm việc, giá trị bản thân và những tiêu chí công việc của bạn thay đổi. Đây chính là lúc bạn tìm cho mình một công việc mới phù hợp hơn. Có thể bạn thấy không còn phù hợp với những Tập đoàn đa quốc gia nữa, vì bạn không muốn làm thuê cho Nước ngoài, mà muốn góp sức vào sự phát triển của những Doanh nghiệp tư nhân của Nước nhà chẳng hạn.
Chúc bạn sẽ có một hành trình tìm việc đầy thú vị sau khi ra trường nhé. Mỗi công việc bạn làm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân!

Mới đi làm tức là mới tinh và còn nhiều cái để học thì nên tìm đơn vị nào cũng mới như chính mình ấy thì dễ hiểu nhau và dễ hòa nhập. Làm ở công ty lâu năm cũng có cái hay nhưng cần nghía xem họ có văn hóa đào tạo cho lính mới không vì nếu không thì chật vật rồi cũng lại ra đi trong nước mắt đấy

Theo mình, mới đi làm nên lựa chọn công ty startup vì sẽ giúp bạn trải nghiệm nhiều đầu công việc hơn, nhiều vai trò hơn và bản thân bạn cũng sẽ được làm việc trong môi trường trẻ, thoải mái hơn. Làm ở những công ty lâu năm hoặc các tập đoàn lớn bạn sẽ được tập trung vào một khối công việc nhất định, theo kiểu chuyên môn hóa. Bạn có thể xem xét mục đích khi đi làm của mình để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân.

Nếu bạn có tư tưởng làm chủ (nhà có tiềm lực vốn và đã có idea) thì nên làm cả hai công ty ở hai thời điểm khác nhau: công ty nhỏ bạn sẽ làm full stage, rất cần thiết hình thành tính cách nắm overview mọi vấn đề sau này. Công ty lớn giúp bạn hiểu được sự chuyên môn hoá ở một khâu.

Nếu bạn chỉ muốn làm thuê, thì chỉ nên chọn công ty lớn, có thu nhập tương đối ổn định và nhàn đầu.

Nếu bạn có khả năng thì nên làm công ty lớn, môi trường rộng lớn sẽ giúp bạn phát triển tài năng, sáng tạo của bạn nhất là với nhóm ngành công nghệ rất quan trọng với xã hội hiện đại, khoa học kĩ thuật phát triển.