Một vài lời khuyên về việc tìm kiếm, đào tạo và giữ nhân tài trong quản trị?

  1. Quản trị doanh nghiệp

Từ khóa: 

quản trị doanh nghiệp

Có 3 yếu tố quyết định đến việc gắn bó của nhân viên giỏi ở lại công ty:
1. Môi trường làm việc
2. Cơ hội học hỏi và thăng tiến
3. Lương và chính sách đãi ngộ
Trong đó, công bằng trong chính sách lương và đãi ngộ là yếu tố quan trọng nhất. 
- Lương: tối ưu hóa cơ cấu tổ chức và xây dựng khung lương cạnh tranh nhằm thu hút nhân tài từ các công ty quy mô lớn hoặc các công ty đa quốc gia, sẵn sàng điều chỉnh vị trí công việc và tăng lương ngay khi tái đánh giá được năng lực của nhân viên mà không phải cố định 1 năm chỉ điều chỉnh lương 1 lần.
- Thưởng: xây dựng chính sách thưởng bằng hiện kim định kỳ/đột xuất hoặc thưởng tinh thần (mời người thân của nhân viên tham dự các bữa ăn tối với mức giá 5 sao hoặc cho gia đình nhân viên tham gia các chuyến du lịch nước ngoài…).
- Phúc lợi: bên cạnh các phúc lợi mà hầu như mọi công ty đều có thì còn quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và sự kết nối của nhân viên (thẻ bảo hiểm sức khỏe, tổ chức các cuộc thi rèn luyện sức khỏe, xây dựng các khu vực giải trí, pantry, cung cấp các bữa ăn xế nhiều vitamin…).
Một điều quan trọng không kém là nhân tài đã thu hút về thì làm sao để giữ chân và giúp họ cống hiến? Mình thấy một số công ty chia cổ phiếu cho nhân viên, vài công ty khác lại chọn giải pháp xây dựng quỹ bảo hiểm an toàn và hưu trí giúp xây dựng được sự cam kết cống hiến của nhân viên với tổ chức, ngoài ra còn giúp gia tăng thu nhập bị động của nhân viên. 
Một số lời khuyên mình xin phép được chia sẻ. Mong là có giá trị.
Trả lời
Có 3 yếu tố quyết định đến việc gắn bó của nhân viên giỏi ở lại công ty:
1. Môi trường làm việc
2. Cơ hội học hỏi và thăng tiến
3. Lương và chính sách đãi ngộ
Trong đó, công bằng trong chính sách lương và đãi ngộ là yếu tố quan trọng nhất. 
- Lương: tối ưu hóa cơ cấu tổ chức và xây dựng khung lương cạnh tranh nhằm thu hút nhân tài từ các công ty quy mô lớn hoặc các công ty đa quốc gia, sẵn sàng điều chỉnh vị trí công việc và tăng lương ngay khi tái đánh giá được năng lực của nhân viên mà không phải cố định 1 năm chỉ điều chỉnh lương 1 lần.
- Thưởng: xây dựng chính sách thưởng bằng hiện kim định kỳ/đột xuất hoặc thưởng tinh thần (mời người thân của nhân viên tham dự các bữa ăn tối với mức giá 5 sao hoặc cho gia đình nhân viên tham gia các chuyến du lịch nước ngoài…).
- Phúc lợi: bên cạnh các phúc lợi mà hầu như mọi công ty đều có thì còn quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và sự kết nối của nhân viên (thẻ bảo hiểm sức khỏe, tổ chức các cuộc thi rèn luyện sức khỏe, xây dựng các khu vực giải trí, pantry, cung cấp các bữa ăn xế nhiều vitamin…).
Một điều quan trọng không kém là nhân tài đã thu hút về thì làm sao để giữ chân và giúp họ cống hiến? Mình thấy một số công ty chia cổ phiếu cho nhân viên, vài công ty khác lại chọn giải pháp xây dựng quỹ bảo hiểm an toàn và hưu trí giúp xây dựng được sự cam kết cống hiến của nhân viên với tổ chức, ngoài ra còn giúp gia tăng thu nhập bị động của nhân viên. 
Một số lời khuyên mình xin phép được chia sẻ. Mong là có giá trị.
Mình không làm Nhân sự tuy nhiên với kinh nghiệm làm Manager hơn 2 năm và cũng từng trực tiếp tham gia vào công tác tuyển dụng, đào tạo và quản lý đội nhóm do mình phụ trách và những gì mình quan sát được thì mình có một vài điều đúc rút được như thế này.
Có một tư tưởng mình thấy cực kỳ là tai hại từ một số HR đi tuyển dụng là “Cứ tuyển vào đã rồi tính sau”. Chính các suy nghĩ này sẽ khiến HR tuyển người vào bằng mọi giá, hứa hẹn những điều kiện làm việc chung chung không đúng thực tế: đời sống được chăm lo, môi trường lành mạnh, đồng nghiệp thân thiện,.... trong khi đó có những thực tế không được nhắc đến như: công việc yêu cầu làm thêm hỗ trợ vào cuối tuần hay thường xuyên OT về muộn,...
Khi thực tế khác xa với hứa hẹn sẽ khiến nhân viên dễ rơi vào trạng thái thất vọng, chán nản từ những ngày đầu tiên và rời đi không lâu sau đấy.
GIẢI PHÁP: Hãy thành thật! Cung cấp cho ứng viên những kỳ vọng đúng đắn vào công việc. Từ khi viết bản mô tả công việc, lúc phỏng vấn, cho đến khi bắt đầu quy trình hội nhập nhân viên. Nó không chỉ tăng khả năng giữ chân nhân viên mà còn giúp bạn tránh khỏi sự mắc kẹt giữa hàng trăm hồ sơ không phù hợp!
Shock văn hóa - không hoà nhập được với doanh nghiệp
Vừa loay hoay làm quen với môi trường mới, vừa cố gắng chứng tỏ khả năng của bản thân trong quá trình thử việc là áp lực của mọi nhân viên mới. Cơ cấu phòng ban, cách thức hoạt động và quy trình, chuyên môn làm việc ở mỗi doanh nghiệp không hề giống nhau, do đó khi chuyển môi trường 80% các bạn nhân viên mới thường không thể tránh khỏi bị "shock văn hóa".
GIẢI PHÁP:HR và quản lý trực tiếp hãy ở bên cạnh các bạn nhân viên những ngày đầu tiên!
- Họ cần một sự giao tiếp từ quản lý để nắm rõ và kết nối công việc của mình với bức tranh toàn cảnh của tổ chức.
- Họ sẽ tin tưởng vào công ty và cảm thấy có động lực phấn đấu hơn khi được chia sẻ về tầm nhìn, văn hóa và những giá trị quan trọng của doanh nghiệp.
Mù mờ về tương lai sắp tới tại công ty mới
- Nhân viên mới có khả năng rời đi gấp 12 lần nếu không có cơ hội hoàn thành mục tiêu tại nơi làm việc mới.
- Sự mù mờ về thăng tiến sẽ làm cho nhân viên cảm thấy bất an, không thấy được đường đi của mình để đi đến tận cùng với nghề nghiệp.
GIẢI PHÁP: Để giữ chân nhân viên cũng như đào tạo 1 nhân viên chất lượng không thể thiếu Lộ trình đào tạo (tương lai gần) và lộ trình công danh (tương lai lâu dài). Một quy trình Onboarding chuẩn chỉnh là phương án hoàn hảo nhất để giúp nhân viên dễ dàng hòa nhập với vị trí mới, trên phương diện chuyên môn và văn hóa doanh nghiệp.
1 vài lưu ý cơ bản bạn cần đảm bảo khi xây dựng chương trình đào tạo bài bản. Đó chính là:
  • Xác định nhu cầu đào tạo của bạn
  • Xác định mục tiêu sau khi đào tạo
  • Lấy ý kiến góp ý từ nhân viên cũ
  • Đánh giá năng lực nhân viên sau khi đào tạo
Tất nhiên để một nhân viên ở lại cần rất nhiều yếu tố nhưng việc thiết lập 1 quy trình Onboarding hiệu quả là bước đi thông minh để giữ chân nhân viên mà các HR hoàn toàn có thể chủ động được.
Trong thời đại mọi thứ đều không thể chắc chắn này, bạn phải làm tất cả để nhân viên cảm thấy nơi họ chuẩn bị làm việc là xứng đáng để gắn bó và cống hiến như vậy mới đảm bảo giữ chân họ một cách lâu dài.

Chào bạn, mình nghĩ bạn sẽ tìm thấy rất nhiều lời khuyên hữu ích từ tác phẩm "Một đời Quản trị" của tác giả Phan Văn Trường. Bạn tìm đọc nhé.