Bằng đại học có thật sự cần thiết?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Câu hỏi được gộp với Bằng cấp có quan trọng không?

Nếu bạn làm Nhà Nước tấm bằng cực kỳ quan trọng.

Nếu bạn làm tư nhân, tấm bằng sẽ là thước đo quan trọng ban đầu.

Còn việc giữa 2 ứng viên. Thực tế thì nếu 1 bên có bằng 1 bên có kinh nghiệm thì bên có bằng vẫn có vẻ là chắc hơn, trừ trường hợp bạn biết rõ ng đó và kinh nghiệm của người đó. Và việc có kinh nghiệm theo mình cũng chưa chắc là sự lựa chọn tốt nhất. Bạn biết đại úy già ko? Ko có bằng thì ko thể lên thiếu tá được.

Bởi vì dù sao ng được đào tạo vẫn dễ phát triển hơn ng ko đc đào tạo. Có kinh nghiệm ko có nghĩa là có thể làm đc mọi việc.

Trả lời

Nếu bạn làm Nhà Nước tấm bằng cực kỳ quan trọng.

Nếu bạn làm tư nhân, tấm bằng sẽ là thước đo quan trọng ban đầu.

Còn việc giữa 2 ứng viên. Thực tế thì nếu 1 bên có bằng 1 bên có kinh nghiệm thì bên có bằng vẫn có vẻ là chắc hơn, trừ trường hợp bạn biết rõ ng đó và kinh nghiệm của người đó. Và việc có kinh nghiệm theo mình cũng chưa chắc là sự lựa chọn tốt nhất. Bạn biết đại úy già ko? Ko có bằng thì ko thể lên thiếu tá được.

Bởi vì dù sao ng được đào tạo vẫn dễ phát triển hơn ng ko đc đào tạo. Có kinh nghiệm ko có nghĩa là có thể làm đc mọi việc.

Hi bạn, Học đại học chưa phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công, tấm bằng đại học không quan trọng vì thực lực mới là tiêu chí đánh giá hàng đầu. Đó là những câu nói khá quen thuộc mà bạn thường nghe.

Nhiều bạn trẻ có tư tưởng bằng đại học không quan trọng vì nghe người khác nói vậy, do bạn bè mình nghỉ nên nghỉ theo, do thấy những mặt trái của vấn đề học đại học lãng phí tiền bạc và thời gian nên quyết định không học,... và thế là đi làm bất cứ công việc gì, được vài ba tháng, chán rồi lại nghỉ, cứ liên tục hành động mà không có kế hoạch, không biết mình thật sự muốn gì.

Những người đó dựa vào thời thế, ngồi chờ cơ hội đến với mình, chỉ biết đi làm, làm bất cứ việc gì cũng được và không biết mình làm vì điều gì. Một phần họ bị ảnh hưởng bởi những dẫn chứng quá phổ biến ngày nay như các tỷ phú thế giới Bill Gate, Steve Jobs... không tốt nghiệp đại học vẫn trở thành vĩ nhân, và cứ thế ngồi mơ mộng viễn vông và luôn luôn tự an ủi bản thân rằng mình không học đại học vẫn có thể thành công mà chẳng thấy hành động.

Một sự thật tàn nhẫn là không phải ai cũng có thể trở thành thiên tài, triệu phú thay đổi cả thế giới. Bạn bắt chước giống họ nhưng bạn không phải họ, bạn vẫn là bạn. Mãi mãi chỉ có một Bill Gate hay chỉ có duy nhất một Steve Jobs. Nhiều người còn dựa vào lí do đó mà biện hộ cho sự thất bại vì thiếu nỗ lực, cố gắng của bản thân thì thật đáng phải lên án.

Học đại học thật sự chưa bao giờ là vô ích, chỉ có bản thân tạo điều kiện để biến khoảng thời gian đi học của bạn trở nên vô ích. Hãy có chính kiến riêng của mình, đừng để bị ảnh hưởng bởi sự tác động từ bên ngoài vì chỉ bạn là người biết mình phải làm gì. Không nhận định nào hoàn toàn đúng và sai, tấm bằng đại học đôi khi không quan trọng, nhưng không phải là không cần thiết.

Nếu ở 1 quốc gia có chất lượng đào tạo tốt thì bằng cấp là thứ dễ để chọn lựa hơn.

Ngoài ra nếu có bằng cấp ở các trường đào tạo uy tín (ý mình là uy tín thật sự) thì nó cũng có gía trị ưu tiên nhất định.

Còn chất lượng đào tạo mà cùi bắp thì bằng cấp dĩ nhiên không phải lựa chọn roài.

Suy ra từ việc xin việc của bản thân và tuyển người cho công ty vài lần thì mình thấy tìm người phù hợp với công ty khó hơn là chọn có bằng cấp nhiều kinh nghiệm hay là nhiều bằng cấp. Nó chỉ là 1 trong những yếu tố nhỏ, không phải lớn.

Giữa 2 người ứng tuyển 1 vị trí việc làm. Một người tốt nghiệp loại giỏi thuộc trường Đại học quốc gia hệ cử nhân tài năng và một người tốt nghiệp loại giỏi thuộc Đại học dân lập xyz nào đó, thì nhà tuyển dụng sẽ chọn ai? Mình nghĩ ai cũng tự có câu trả lời. Đó là chưa xét trường hợp người đã tốt nghiệp Đh và người không có bằng cấp gì. Khi chúng ta ko đủ khả năng đạt được điều gì đó là chúng ta cứ tự an ủi bản thân là "Điều đó có quan trọng không?"
“Cô bán bún bò bán được 30.000 VND/bát. Mỗi ngày có bán được 80 bát. Lãi mỗi ngày cô được 800.000VND, vị chi 1 tháng thu được 24.000.000. Trong khi tôi đi làm văn phòng lương 8 triệu/tháng. Vậy bằng đại học có giá trị gì?”
Có lẽ câu chuyện trên cũng đã chẳng còn lạ lẫm vì nó đã làm mưa làm gió suốt một thời gian dài trên mạng xã hội. Và nó đặt cho chúng ta một trách nhiệm chứng minh rất lớn:
Giá trị của tấm bằng là gì? Và hơn nữa, có nên đi học khi ra trường thu nhập chỉ bằng cô bán bún bò?

Tấm bằng – chiếc passport có giá trị
https://cdn.noron.vn/2022/07/15/bang-dai-hoc-co-quan-trong-khong-2-1657878811.jpg
Nhiều người cho rằng lấy bằng về làm lót chuột, chiếc bằng rồi kiểu gì chẳng nằm xó. Tự hỏi tấm bằng này có quan trọng đến mức ta phải bỏ tiền, bỏ thanh xuân ra để mua nó?
Bằng cấp nó sẽ không chứng minh bạn sẽ hoàn thành tốt công việc được giao, nhưng nó là một minh chứng cho nhà tuyển dụng. Họ sẽ đỡ tốn thời gian kiểm chứng về các kỹ năng cơ bản mà một sinh viên tốt nghiệp đại học cần phải có. Đặc biệt là các ngành đặc thù yêu cầu chuyên môn như luật, IT, kỹ sư,… bằng cấp là một điều không thể thiếu.
Còn về việc kinh nghiệm. Thật ra học đại học vẫn có thể có có kinh nghiệm. Các trường đại học luôn có chính sách cho học sinh đi thực tập và thậm chí có nơi coi đây là một tín chỉ bắt buộc (RMIT chẳng hạn). Vừa đi làm để nhận ra khiếm khuyết, học hỏi kinh nghiệm từ anh chị đồng nghiệp lâu năm rồi lại đi học để bù lại những kiến thức còn thiếu. Chẳng phải đây là một chiến lược rất hợp lý hay sao?
Chuyện cô bán bún bò
Cô bán bún bò cũng lao động, chuyện cô có tiền là điều dĩ nhiên. Tuy nhiên để có được “mức lương” hai tư triệu một tháng thì cũng cần phải có nhiều điều kiện và trước đó có lẽ cô đã gặp nhiều khó khăn. Chắc hẳn để bán được mấy trăm tô bún một ngày đã có những hôm không có khách. Để có thể có công thức ngon, hẳn là cô cũng đã đổ nhiều nồi nước dùng hỏng. 
Chiếc bằng đại học và những kỹ năng được học trong 4 năm học cùng những mối quan hệ ngoài xã hội chính là bàn đạp để bạn vươn xa. Khởi đầu với mấy triệu một tháng, nhưng đổi lại bạn nhận được kinh nghiệm, cách xử lý công việc từ đồng nghiệp trong môi trường xung quanh. Biết đâu được, năm năm sau hay mười năm sau, khi bạn đã đủ vững và chứng tỏ được năng lực của bản thân, lương cũng từ đó mà tăng thôi.
Và sớm hay muộn, bạn cũng cần đến tấm bằng. Kinh nghiệm là chưa đủ, ta luôn cần phải học thêm kiến thức. Chính vì vậy luôn có những lớp văn bằng hai, những lớp học tăng cường kiến thức được mở ra để người ta kiếm tấm “bằng”, “chứng chỉ” để thăng chức. Lấy ví dụ là các nhân viên nhà nước, muốn tăng chức thì phải học “trung cấp chính trị”, “cao cấp chính trị”. Kể cả cô bán bún bò, muốn nấu ngon hơn cô cũng có thể đi học nấu ăn, muốn thu hút khách hơn, thì đi học mareketing quảng cáo. Chỉ khi học và có kiến thứ, người ta mới có đủ khả năng tận dụng hết tài năng của mình.
Thời đại bây giờ, lao động thì chắc chắn sẽ có tiền. Chỉ cần chúng ta nỗ lực cố gắng, biết vận dụng kiến thức, có tư duy tốt,... thì dù bạn bán bún bò hay đi làm nhân viên văn phòng cũng sẽ đủ ăn đủ mặc cả thôi.
Kết luận lại. Bằng cấp có thể không có, nhưng không có nghĩa nó vô giá trị.
Khi không cần thì nó chẳng có giá trị , khi cần thì nó có giá trị. 
Sếp đầu tiên của mình, chỉ thích tuyển dân NEU. 
Đến sếp thứ hai của mình, học KDCN, sau đấy ô đã học rất nhiều, đi du học, học CFA, ACCA, các loại chứng chỉ abc để tẩy trắng cái bằng KDCN, ô lên đc đến vị trí lãnh đạo tầm trung ở 1 bank lớn rồi nhưng ko lên được nữa vì CEO bank đó nhìn vào cái bằng ĐH của ổng :)), nên ô phải đi sang chỗ khác . 
Nên quan trọng ko phải do bạn quyết định, mà do sếp b quyết định =))
  • Khối nhà nước: cực kỳ quan trọng
  • Khối tư nhân: Tùy thuộc theo một số trường hợp sau

Các công việc liên quan tới dịch vụ (kinh doanh, CSKH, marketing, admin, nhân sự..): yếu tố đầu vào, không quá quang trọng

Công việc yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật (tài chính, kế toán, dược, y, IT...: quan trọng hơn khối ở trên,

Bằng cấp được cấp bởi 1 trường có uy tín đảm bảo một phần về năng lực và kĩ năng cơ bản của bạn

Bằng cấp là một yếu tố để cân nhắc trong tuyển dụng nhưng chưa bao giờ là yếu tố quan trọng nhất

Có và ko.

Bằng đại học cần có để cho con đường tương lai bạn bằng phẳng.

Nhưng nếu bạn cảm thấy cuộc sống này quá ngắn và bạn sẵn sàng đương đầu với thử thách. Hay nói cách khác bạn tự tin vào chính bản thân thì ko cần lắm.

Vế đầu đôi lúc khiến bạn mắc vào con đường "làm mướn" suốt đời nhưng nó cũng là tiền đề để bạn dễ dàng phát triển riêng. Còn ko học, tất nhiên tất cả chỉ là sự mò mẫm.

Điều này phụ thuộc vào ngành nghề, công việc ban muốn làm nữa.