Múa Thiên Cẩu, loại hình múa dân gian đặc biệt của người Hội An?

  1. Văn hóa

Trung thu, múa Lân, rước đèn, là những từ luôn gắn liền với nhau và gắn liền với tuổi thơ của hầu hết người Việt. Khác với những vùng miền khác, ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, tết Trung Thu không chỉ có múa Lân mà còn có một loại hình tương tự nhưng rất khác biệt, đó là múa Thiên Cẩu. Đây là một loại hình mà người Hội An có thể tự hào là của chỉ riêng người Hội An, do người Hội An tạo nên mà không giống với Lân bất cứ đâu.

* Trung thu đến rồi, còn gì hơn việc tìm hiểu một loại hình nghệ thuật ở nơi giao nhau giữa 3 nền văn hóa Việt - Trung - Nhật. Bài Múa Thiên Cẩu này tiếc là không tìm được cuốn Múa Thiên Cẩu - Trần Văn An - Trương Hoàng Vinh để tham khảo thêm. Hiện nay thì 2 tác giả trên đang công tác tại Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Hội An, chú An là phó giám đốc, rất bận nên mình cũng không dám làm phiền để mượn sách.

* Trong thời gian sắp tới, mình sẽ cố gắng đóng góp thêm cho chiến dịch #Tinh hoa Việt Nam bằng các bài viết về Hội An (nếu mình tìm được đầy đủ nguồn tham khảo), [Quê tôi tự hào] rất phù hợp với ý định của mình. Và vì văn mình rất tệ nên mong đc các bạn góp ý.

Từ khóa: 

tinh hoa hội an

,

múa thiên cẩu

,

múa lân

,

tết trung thu

,

văn hóa

* Múa Thiên Cẩu ở Hội An là một loại hình múa dân gian gắn liền với tết Trung Thu lưu truyền từ lâu đời và để lại nhiều dấu ấn trong lòng người dân Phố Hội.

+ Về tên gọi Thiên Cẩu nghĩa là Chó Nhà Trời. Thiên Cẩu được tô điểm để trở thành một linh vật huyền thoại nên mang những đặc điểm khác thường về hình dạng như: Đầu có sừng, sừng cong về phía tráng, mắt lồi, hai bên mép có mang, miệng há đầy vẻ hăm dọa. Mình Thiên Cẩu là một dải vải màu đỏ hoặc vàng, hai bên có tua kiểu vi rồng, đằng sau buộc một túm lá làm đuôi. Thần thái Thiên Cẩu tập trung ở phần đầu với màu sắc tượng trưng Ngũ Hành và được tô điểm theo quy định riêng để có thể có các khả năng linh thiêng như trừ ma quỷ, xua tà khí, chữa bệnh, cầu phúc. Mặt Thiên Cẩu chỉ có hàm trên đầy răng, hàm dưới là một miếng bìa gắn thêm vào để tạo râu. (1)
+ Tín ngưỡng: 

Qua một số tư liệu dân gian sưu tầm được ở địa phương về việc mong cho rằm Trung Thu có mưa, tục đưa trẻ nhỏ vào miệng cho Thiên Cẩu liếm để trẻ mau lớn, không bị ghẻ sài, tục nuốt và nhả ra quả cam để chủ nhà ăn cầu phúc cùng những nghi thức linh thiêng khác liên quan đến việc chế tạo, biểu diễn Thiên Cẩu chnúg tôi thấy rằng đây là loại múa dân gian có nguồn gốc lâu đời, liên quan đến ước mơ trăng tròn, ước mơ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà múa Thiên Cẩu lại đi liền với Tết Trung Thu, một thời điểm quan trọng trong lịch mùa vụ nông nghiệp, đặc biệt là mùa vụ nông nghiệp lúa nước. Cũng không phải ngẫu nhiên mà cư dân địa phương gọi con vật múa đón Trung Thu là Thiên Cẩu – con vật có mặt trong huyền tích của nhiều nước phương Đông cũng như phương Tây liên quan đến nhật thực, nguyệt thực, đến hiện tượng nuốt và nhả ra mặt trăng mang ý nghĩa báo hiệu sự tốt đẹp của mùa màng, của cuộc sống con người. (2)

Tại Hội An, do là một thương cảng, không chỉ có nông nghiệp mà thương nghiệp cũng rất phát triển. Nên múa Thiên Cẩu không chỉ để cầu mưa thuận gió hòa mà còn gắn với niềm tin về sự trừ tà, tống ôn, cầu mong mua may bán đắt. Với tính chất là một đô thị thương cảng nơi tập trung đông đúc dân cư và khách thương nên dịch bệnh, hỏa hoạn là những nguy cơ đe dọa thường xuyên. Vì vậy cùng với những hoạt động phòng ngừa người dân ở đây còn có niềm tin vào sự trừ tà, tống ôn, ngăn chặn hỏa hoạn của Thiên Cẩu. Vì vậy vào dịp Trung Thu, nhiều quán sá, nhà dân thường mời những đoàn Thiên Cẩu vào múa để cầu mong gia đình, hàng quán được bình an, tránh được những hiểm họa này. (3) 

+ Lịch sử và phát triển:

  - Múa Thiên Cẩu ở Hội An, theo như Võ sư Trần Xuân Mẫn – Võ đường Kỳ Sơn – Hội An, bắt đầu phát triển từ những năm 1940, do một Võ sư gốc Hoa thường gọi là thầy Xú (Trịnh Cẩm Quân) thành lập đội đội múa Thiên Cẩu đầu tiên ở Hội An (với tên gọi là Đại Hòa Lạc).
 - Đến khoảng năm 1947, đội Thiên Cẩu này giải tán vì thực dân Pháp tái chiếm Hội An cũng như tổ sư Trịnh Cẩm Quân qua đời.
 - Từ khoảng năm 1947 đến giữa những năm 1950 các đội Thiên Cẩu được tái lập nhưng rồi cũng tan rã vì không có ai lèo lái.
- Khoảng 1955-1956 xuất hiện một đội Thiên Cẩu do Nghiệp đoàn bốc vác Hội An thành lập và phát triển rất mạnh mẽ.
- Sau ngày giải phóng, trong những năm 1975-1990, đội Thiên Cẩu Hội An hoạt động rất rầm rộ. Nhu cầu tín ngưỡng, cầu mong cuộc sống thật yên bình của người dân Hội An là rất lớn. Lúc này người dân Hội An xem múa Thiên Cẩu là hoạt động không thể thiếu vào các dịp quan trọng trong năm. Múa Thiên Cẩu đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân Hội An.
- Từ khoảng năm 1990-1995 trở về sau, cùng với sự du nhập ồ ạt của các loại hình Lân – Sư – Rồng Sài Gòn, sắc màu tín ngưỡng mờ dần và sự phức tạp của múa Thiên Cẩu so với múa Lân, múa Thiên Cẩu dần trở nên mai một và hầu như không còn xuất hiện.
- Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, phục hồi và phát triển của chính quyền Thành phố Hội An, cũng như tâm huyết của những người đã từng ăn sâu vào mình hình ảnh con Thiên Cẩu. Loại hình múa Thiên Cẩu đang dần được phục hồi và phát triển.
    * Hiện tại, theo tìm hiểu, ở Hội An có 2 võ đường đang phát triển, giữ gìn múa Thiên Cẩu là Võ đường Kỳ Sơn và Võ đường Hồng Sơn.
+ Hình dạng của Thiên Cẩu
 - Theo như ông Trần Văn An và Trương Hoàng Vinh, tác giả cuốn Múa Thiên Cẩu – NXB Dân Trí – 2010. Thiên Cẩu là Chó nhà trời nhưng nó hoàn toàn không mang dáng dấp gì của con chó thật với một chiếc đầu to tạo bằng mây, tre, giấy, tô phết nhiều màu rực rỡ. Sau ót Thiên cẩu mọc lên một chiếc sừng nhọn, cong về phía trước trán. Tai kiểu tai lợn nhưng lớn hơn nhiều. Mắt Thiên cẩu mở to, trợn trừng đầy vẻ đe dọa. Mi mắt nhô cao và có thể mở khép được. Nổi lên giữa mặt là chiếc mũi to lớn, ba ngấn, thoạt trông như kiểu mũi trâu nhưng sống mũi nổi cao rất kỳ lạ, nên một số người cho đó là mũi rồng. Miệng Thiên cẩu mở to, hàm trên cố định, hàm dưới có râu dài, có thể khép vào mở ra theo điệu múa. Hai bên hàm có hai chi tiết gọi là mang, hình giống hai con cá chép. Mình Thiên cẩu là một dải vải dài, thường là màu đỏ, ở giữa tạo dáng sống lưng, phía sau buộc một túm lá cây tạo dáng đuôi.(4)
 - Còn theo nghệ nhân làm Lân - Thiên Cẩu Nguyễn Hưng – Hội An. So sánh Lân và Thiên Cẩu: “Thiên Cẩu là sáng tạo của ông cha, nó khác từ cái sườn khung, cái đuôi, cái mang, đến cả cái sừng. Cái khác mà mình dễ nhìn thấy nhất là cái đuôi, Thiên Cẩu, đuôi dài phải 5m, trong khi lân Trung Quốc thì chỉ 2m thôi, khung của con Thiên Cẩu thường chờm tới và thấp hơn, còn của lân Trung Quốc nó lại ngắc lên trên và cao hơn. Ở cái hồn của mắt hoặc cái mang lân, con Thiên Cẩu có mang và mắt như mắt cá. Làm một con Thiên Cẩu so ra cầu kì, tốn nhiều thời gian và phức tạp hơn con lân Trung Quốc nhiều.” (5)
   - Nhìn trực diện sẽ thấy mắt Lân nằm 2 bên đầu còn mắt Thiên Cẩu thì nhìn thẳng tới trước mắt người, mũi Thiên Cẩu to hơn mũi Lân, sừng không nhọn đầu mà có u ở đầu sừng.

* Đầu Thiên Cẩu trưng bày tại Khổng Tử Miếu - Hội An, dịp tết Trung Thu năm 2018

26114116_12880516124

* Một cái đầu Lân


34061947_2061438727429901_8255851338269720576_n-e1534061740744

+ Hình thức múa:
- Múa Thiên Cẩu tiếp thu từ múa Lân, Sư Tử, Rồng ở các miền cũng như của Trung Quốc để hình thành nên điệu múa mới mà chỉ riêng ở Hội An mới có.
- Như đã nói ở trên, khác với múa Lân chỉ có 2 người, múa Thiên Cẩu tuy có thể chỉ cần 2 người múa nhưng thường thì 3 cho đến 5 người múa. Đây có lẽ cũng là một phần khiến múa Thiên Cẩu bị mai một, ít người trẻ theo đuổi vì dù sao để có thể biểu diễn đẹp cần sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3-5 người, so với sự kết hợp của chỉ 2 người trong múa Lân thì đơn giản hơn và rút ngắn thời gian luyện tập hơn rất nhiều.
- Cước bộ theo Võ sư Trần A Hồng – Hội An, trong múa Thiên Cẩu chân người múa đi theo các thế Đinh Tấn, đi hai chân tạo thành chữ T; Sa Tấn, đi hai chân chéo, Lập Tấn, đi hai chân khép.
+ Biểu diễn:
- Một bài múa Thiên Cẩu gồm nhiều động tác, nhiều màn gồm: đi, đứng, nhảy, ngủ, thức giấc, đớp trẻ trừ phong, liếm cổng trừ tà, vái lạy cầu phúc, ăn lá cây, uống nước, ăn giải thưởng, thăng thiên phun lửa, tranh tài với Hồng Hà Nhi… Cùng múa với Thiên Cẩu có ông Địa, được hóa trang với vẻ mặt hớn hở, phổng phao, bụng to, tay cầm quạt, lưng dắt cờ lệnh. (6)
- Một bài biểu diễn có trình tự như sau: Thiên cẩu và Ông Địa vái chào tiếp đến Thiên cẩu ăn lá đa, xỉa răng và chìm vào giấc ngủ. Sau đó thức dậy vươn vai liếm đuôi, gãi tai rồi đi lại, vờn giỡn ông Địa, liếc mắt, thể hiện các sắc thái tình cảm vui vẻ, thận trọng, hung dữ. Cuối cùng là Thiên cẩu ăn giải, lạy tạ. Trong bài múa còn xen kẻ các màn biểu diễn kỹ thuật rất ngoạn mục như: phun lửa, tung hứng, chưng cộ, trèo cây, ăn pháo... góp phần cho buổi diễn thêm sinh động, gay cấn, thu hút người xem. (7)
- Biểu diễn ở nhà dân thì đơn giản hơn, ban đầu là Thiên cẩu vô nhà, lạy bàn thờ, múa quanh nhà tìm mồi, xông trừ tà khí, ăn giải và lạy tạ gia chủ. Kết hợp với bài diễn là những nghi thức tín ngưỡng như hả miệng đớp trẻ em trừ phong, liếm cổng trừ tà hay trình diễn trèo cây, chưng cộ. (8)
+ Trống nhịp:
- Về cách đánh trống, các điệu trống của múa Sư tử, Lân có đặc điểm nhanh, dồn đập, vang dội, trong khi đó, trống Thiên Cẩu chậm, trầm hùng. Nhịp điệu đánh cũng có sự phân biệt. Múa Thiên Cẩu chỉ sử dụng 1 xập xõa (chum chọe/chập cheng), trong khi múa Lân sử dụng nhiều xập xõa, phèn la, kết hợp với 1 hoặc nhiều trống để tạo âm thanh vang dội, sôi động hơn. Vì vậy, chỉ cần nghe tiếng trống là có thể phân biệt được múa Lân hay múa Thiên Cẩu. (9)
+ Kết: Múa Thiên Cẩu, ngay cả người Hội An ngày nay cũng còn nhầm lẫn với múa Lân, thường gọi chung là múa Lân. Nhưng múa Thiên Cẩu có những nét rất riêng, thể hiện cái hồn của người Hội An, phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của thương cảng cổ một thời. Ngày nay, Lân – Sư – Rồng với hình ảnh hiền hòa, bắt mắt, những tiếng trống, xập xõa rộn ràng đã gần như thế chỗ hình ảnh ông Thiên Cẩu hung dữ, giản đơn ngày nào. Nhưng mỗi loại hình đều có những nét riêng làm nên tên tuổi. Hiện nay, chính quyền cũng như các cá nhân, tổ chức có tâm huyết đang cố gắng phục hồi lại hình thức múa Thiên Cẩu. Múa Thiên Cẩu hiện nay cũng đã xuất hiện trở lại ở các cuộc thi, buổi biểu diễn, không chỉ trong và ngoài nước. Hy vọng rồi đây, sẽ lại có các ông Thiên Cẩu diễu hành trên phố, với các âm điệu giản đơn “cắc, tùng ,tùng, cheng chùng cheng…” chứ không chỉ là những tiếng hỗn độn của 3-4 cái trống cùng một mớ xập xõa, phèng la.

img_2382
* Trình diễn múa Thiên Cẩu của Võ đường Kỳ Sơn - Hội An


* Nguồn tham khảo và trích dẫn:
(1) Sách Lễ lệ lễ hội Hội An - Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An - 2008 - Trang 197
(2) Cổng thông tin điện tử du lịch Quảng Nam

(3) Trung tâm quản lý bảo tồn di sản Hội An

(4) (7) (8) (9) Trung tâm quản lý bảo tồn di sản Hội An

(6) Sách Lễ lệ lễ hội Hội An - Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An - 2008 - Trang 197-198

Trả lời

* Múa Thiên Cẩu ở Hội An là một loại hình múa dân gian gắn liền với tết Trung Thu lưu truyền từ lâu đời và để lại nhiều dấu ấn trong lòng người dân Phố Hội.

+ Về tên gọi Thiên Cẩu nghĩa là Chó Nhà Trời. Thiên Cẩu được tô điểm để trở thành một linh vật huyền thoại nên mang những đặc điểm khác thường về hình dạng như: Đầu có sừng, sừng cong về phía tráng, mắt lồi, hai bên mép có mang, miệng há đầy vẻ hăm dọa. Mình Thiên Cẩu là một dải vải màu đỏ hoặc vàng, hai bên có tua kiểu vi rồng, đằng sau buộc một túm lá làm đuôi. Thần thái Thiên Cẩu tập trung ở phần đầu với màu sắc tượng trưng Ngũ Hành và được tô điểm theo quy định riêng để có thể có các khả năng linh thiêng như trừ ma quỷ, xua tà khí, chữa bệnh, cầu phúc. Mặt Thiên Cẩu chỉ có hàm trên đầy răng, hàm dưới là một miếng bìa gắn thêm vào để tạo râu. (1)
+ Tín ngưỡng: 

Qua một số tư liệu dân gian sưu tầm được ở địa phương về việc mong cho rằm Trung Thu có mưa, tục đưa trẻ nhỏ vào miệng cho Thiên Cẩu liếm để trẻ mau lớn, không bị ghẻ sài, tục nuốt và nhả ra quả cam để chủ nhà ăn cầu phúc cùng những nghi thức linh thiêng khác liên quan đến việc chế tạo, biểu diễn Thiên Cẩu chnúg tôi thấy rằng đây là loại múa dân gian có nguồn gốc lâu đời, liên quan đến ước mơ trăng tròn, ước mơ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà múa Thiên Cẩu lại đi liền với Tết Trung Thu, một thời điểm quan trọng trong lịch mùa vụ nông nghiệp, đặc biệt là mùa vụ nông nghiệp lúa nước. Cũng không phải ngẫu nhiên mà cư dân địa phương gọi con vật múa đón Trung Thu là Thiên Cẩu – con vật có mặt trong huyền tích của nhiều nước phương Đông cũng như phương Tây liên quan đến nhật thực, nguyệt thực, đến hiện tượng nuốt và nhả ra mặt trăng mang ý nghĩa báo hiệu sự tốt đẹp của mùa màng, của cuộc sống con người. (2)

Tại Hội An, do là một thương cảng, không chỉ có nông nghiệp mà thương nghiệp cũng rất phát triển. Nên múa Thiên Cẩu không chỉ để cầu mưa thuận gió hòa mà còn gắn với niềm tin về sự trừ tà, tống ôn, cầu mong mua may bán đắt. Với tính chất là một đô thị thương cảng nơi tập trung đông đúc dân cư và khách thương nên dịch bệnh, hỏa hoạn là những nguy cơ đe dọa thường xuyên. Vì vậy cùng với những hoạt động phòng ngừa người dân ở đây còn có niềm tin vào sự trừ tà, tống ôn, ngăn chặn hỏa hoạn của Thiên Cẩu. Vì vậy vào dịp Trung Thu, nhiều quán sá, nhà dân thường mời những đoàn Thiên Cẩu vào múa để cầu mong gia đình, hàng quán được bình an, tránh được những hiểm họa này. (3) 

+ Lịch sử và phát triển:

  - Múa Thiên Cẩu ở Hội An, theo như Võ sư Trần Xuân Mẫn – Võ đường Kỳ Sơn – Hội An, bắt đầu phát triển từ những năm 1940, do một Võ sư gốc Hoa thường gọi là thầy Xú (Trịnh Cẩm Quân) thành lập đội đội múa Thiên Cẩu đầu tiên ở Hội An (với tên gọi là Đại Hòa Lạc).
 - Đến khoảng năm 1947, đội Thiên Cẩu này giải tán vì thực dân Pháp tái chiếm Hội An cũng như tổ sư Trịnh Cẩm Quân qua đời.
 - Từ khoảng năm 1947 đến giữa những năm 1950 các đội Thiên Cẩu được tái lập nhưng rồi cũng tan rã vì không có ai lèo lái.
- Khoảng 1955-1956 xuất hiện một đội Thiên Cẩu do Nghiệp đoàn bốc vác Hội An thành lập và phát triển rất mạnh mẽ.
- Sau ngày giải phóng, trong những năm 1975-1990, đội Thiên Cẩu Hội An hoạt động rất rầm rộ. Nhu cầu tín ngưỡng, cầu mong cuộc sống thật yên bình của người dân Hội An là rất lớn. Lúc này người dân Hội An xem múa Thiên Cẩu là hoạt động không thể thiếu vào các dịp quan trọng trong năm. Múa Thiên Cẩu đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân Hội An.
- Từ khoảng năm 1990-1995 trở về sau, cùng với sự du nhập ồ ạt của các loại hình Lân – Sư – Rồng Sài Gòn, sắc màu tín ngưỡng mờ dần và sự phức tạp của múa Thiên Cẩu so với múa Lân, múa Thiên Cẩu dần trở nên mai một và hầu như không còn xuất hiện.
- Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, phục hồi và phát triển của chính quyền Thành phố Hội An, cũng như tâm huyết của những người đã từng ăn sâu vào mình hình ảnh con Thiên Cẩu. Loại hình múa Thiên Cẩu đang dần được phục hồi và phát triển.
    * Hiện tại, theo tìm hiểu, ở Hội An có 2 võ đường đang phát triển, giữ gìn múa Thiên Cẩu là Võ đường Kỳ Sơn và Võ đường Hồng Sơn.
+ Hình dạng của Thiên Cẩu
 - Theo như ông Trần Văn An và Trương Hoàng Vinh, tác giả cuốn Múa Thiên Cẩu – NXB Dân Trí – 2010. Thiên Cẩu là Chó nhà trời nhưng nó hoàn toàn không mang dáng dấp gì của con chó thật với một chiếc đầu to tạo bằng mây, tre, giấy, tô phết nhiều màu rực rỡ. Sau ót Thiên cẩu mọc lên một chiếc sừng nhọn, cong về phía trước trán. Tai kiểu tai lợn nhưng lớn hơn nhiều. Mắt Thiên cẩu mở to, trợn trừng đầy vẻ đe dọa. Mi mắt nhô cao và có thể mở khép được. Nổi lên giữa mặt là chiếc mũi to lớn, ba ngấn, thoạt trông như kiểu mũi trâu nhưng sống mũi nổi cao rất kỳ lạ, nên một số người cho đó là mũi rồng. Miệng Thiên cẩu mở to, hàm trên cố định, hàm dưới có râu dài, có thể khép vào mở ra theo điệu múa. Hai bên hàm có hai chi tiết gọi là mang, hình giống hai con cá chép. Mình Thiên cẩu là một dải vải dài, thường là màu đỏ, ở giữa tạo dáng sống lưng, phía sau buộc một túm lá cây tạo dáng đuôi.(4)
 - Còn theo nghệ nhân làm Lân - Thiên Cẩu Nguyễn Hưng – Hội An. So sánh Lân và Thiên Cẩu: “Thiên Cẩu là sáng tạo của ông cha, nó khác từ cái sườn khung, cái đuôi, cái mang, đến cả cái sừng. Cái khác mà mình dễ nhìn thấy nhất là cái đuôi, Thiên Cẩu, đuôi dài phải 5m, trong khi lân Trung Quốc thì chỉ 2m thôi, khung của con Thiên Cẩu thường chờm tới và thấp hơn, còn của lân Trung Quốc nó lại ngắc lên trên và cao hơn. Ở cái hồn của mắt hoặc cái mang lân, con Thiên Cẩu có mang và mắt như mắt cá. Làm một con Thiên Cẩu so ra cầu kì, tốn nhiều thời gian và phức tạp hơn con lân Trung Quốc nhiều.” (5)
   - Nhìn trực diện sẽ thấy mắt Lân nằm 2 bên đầu còn mắt Thiên Cẩu thì nhìn thẳng tới trước mắt người, mũi Thiên Cẩu to hơn mũi Lân, sừng không nhọn đầu mà có u ở đầu sừng.

* Đầu Thiên Cẩu trưng bày tại Khổng Tử Miếu - Hội An, dịp tết Trung Thu năm 2018

26114116_12880516124

* Một cái đầu Lân


34061947_2061438727429901_8255851338269720576_n-e1534061740744

+ Hình thức múa:
- Múa Thiên Cẩu tiếp thu từ múa Lân, Sư Tử, Rồng ở các miền cũng như của Trung Quốc để hình thành nên điệu múa mới mà chỉ riêng ở Hội An mới có.
- Như đã nói ở trên, khác với múa Lân chỉ có 2 người, múa Thiên Cẩu tuy có thể chỉ cần 2 người múa nhưng thường thì 3 cho đến 5 người múa. Đây có lẽ cũng là một phần khiến múa Thiên Cẩu bị mai một, ít người trẻ theo đuổi vì dù sao để có thể biểu diễn đẹp cần sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3-5 người, so với sự kết hợp của chỉ 2 người trong múa Lân thì đơn giản hơn và rút ngắn thời gian luyện tập hơn rất nhiều.
- Cước bộ theo Võ sư Trần A Hồng – Hội An, trong múa Thiên Cẩu chân người múa đi theo các thế Đinh Tấn, đi hai chân tạo thành chữ T; Sa Tấn, đi hai chân chéo, Lập Tấn, đi hai chân khép.
+ Biểu diễn:
- Một bài múa Thiên Cẩu gồm nhiều động tác, nhiều màn gồm: đi, đứng, nhảy, ngủ, thức giấc, đớp trẻ trừ phong, liếm cổng trừ tà, vái lạy cầu phúc, ăn lá cây, uống nước, ăn giải thưởng, thăng thiên phun lửa, tranh tài với Hồng Hà Nhi… Cùng múa với Thiên Cẩu có ông Địa, được hóa trang với vẻ mặt hớn hở, phổng phao, bụng to, tay cầm quạt, lưng dắt cờ lệnh. (6)
- Một bài biểu diễn có trình tự như sau: Thiên cẩu và Ông Địa vái chào tiếp đến Thiên cẩu ăn lá đa, xỉa răng và chìm vào giấc ngủ. Sau đó thức dậy vươn vai liếm đuôi, gãi tai rồi đi lại, vờn giỡn ông Địa, liếc mắt, thể hiện các sắc thái tình cảm vui vẻ, thận trọng, hung dữ. Cuối cùng là Thiên cẩu ăn giải, lạy tạ. Trong bài múa còn xen kẻ các màn biểu diễn kỹ thuật rất ngoạn mục như: phun lửa, tung hứng, chưng cộ, trèo cây, ăn pháo... góp phần cho buổi diễn thêm sinh động, gay cấn, thu hút người xem. (7)
- Biểu diễn ở nhà dân thì đơn giản hơn, ban đầu là Thiên cẩu vô nhà, lạy bàn thờ, múa quanh nhà tìm mồi, xông trừ tà khí, ăn giải và lạy tạ gia chủ. Kết hợp với bài diễn là những nghi thức tín ngưỡng như hả miệng đớp trẻ em trừ phong, liếm cổng trừ tà hay trình diễn trèo cây, chưng cộ. (8)
+ Trống nhịp:
- Về cách đánh trống, các điệu trống của múa Sư tử, Lân có đặc điểm nhanh, dồn đập, vang dội, trong khi đó, trống Thiên Cẩu chậm, trầm hùng. Nhịp điệu đánh cũng có sự phân biệt. Múa Thiên Cẩu chỉ sử dụng 1 xập xõa (chum chọe/chập cheng), trong khi múa Lân sử dụng nhiều xập xõa, phèn la, kết hợp với 1 hoặc nhiều trống để tạo âm thanh vang dội, sôi động hơn. Vì vậy, chỉ cần nghe tiếng trống là có thể phân biệt được múa Lân hay múa Thiên Cẩu. (9)
+ Kết: Múa Thiên Cẩu, ngay cả người Hội An ngày nay cũng còn nhầm lẫn với múa Lân, thường gọi chung là múa Lân. Nhưng múa Thiên Cẩu có những nét rất riêng, thể hiện cái hồn của người Hội An, phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của thương cảng cổ một thời. Ngày nay, Lân – Sư – Rồng với hình ảnh hiền hòa, bắt mắt, những tiếng trống, xập xõa rộn ràng đã gần như thế chỗ hình ảnh ông Thiên Cẩu hung dữ, giản đơn ngày nào. Nhưng mỗi loại hình đều có những nét riêng làm nên tên tuổi. Hiện nay, chính quyền cũng như các cá nhân, tổ chức có tâm huyết đang cố gắng phục hồi lại hình thức múa Thiên Cẩu. Múa Thiên Cẩu hiện nay cũng đã xuất hiện trở lại ở các cuộc thi, buổi biểu diễn, không chỉ trong và ngoài nước. Hy vọng rồi đây, sẽ lại có các ông Thiên Cẩu diễu hành trên phố, với các âm điệu giản đơn “cắc, tùng ,tùng, cheng chùng cheng…” chứ không chỉ là những tiếng hỗn độn của 3-4 cái trống cùng một mớ xập xõa, phèng la.

img_2382
* Trình diễn múa Thiên Cẩu của Võ đường Kỳ Sơn - Hội An


* Nguồn tham khảo và trích dẫn:
(1) Sách Lễ lệ lễ hội Hội An - Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An - 2008 - Trang 197
(2) Cổng thông tin điện tử du lịch Quảng Nam

(3) Trung tâm quản lý bảo tồn di sản Hội An

(4) (7) (8) (9) Trung tâm quản lý bảo tồn di sản Hội An

(6) Sách Lễ lệ lễ hội Hội An - Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An - 2008 - Trang 197-198

Hóng bài về các địa điểm nhất-định-phải-đến mà ít người biết khi tới Hội An ạ anh ơi >w<