Mỹ có thật sự cần thiết phải ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản?

  1. Lịch sử

Theo mình năm xưa Mỹ không thật sự cần thiết phải ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản giết chết hàng trăm ngàn người. Vào thời điểm đó quân đội của Nhật đã đi vào giai đoạn chống cự. Đức cũng đã thất trận ở Châu Âu. Có cần thiết phải tàn sát như vậy để kết thúc cuộc chiến lúc đó không ?

Từ khóa: 

bom nguyên tử

,

chiến tranh thế giới

,

lịch sử

Ngay tới thời điểm này cũng vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về sự cần thiết phải ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Tuy nhiên, có một số thông tin liên quan (mà không có tranh cãi gì cả).

1. Người Mỹ chắc chắn biết rằng người Nhật đang muốn kết thúc chiến tranh, và Nhật không còn hy vọng chiến thắng. Câu chuyện chỉ là lúc nào Thiên Hoàng chấp nhận đầu hàng.

2. Liên Xô đã bắt đầu tấn công Nhật trước khi Mỹ thả bom nguyên tử. Người Nhật biết chắc chắn không chống lại được Liên Xô.

3. Dùng bom nguyên tử để thể hiện sức mạnh và bẻ gãy hy vọng của Nhật là không cần thiết. Mỹ đã làm thế từ trước với việc không kích Tokyo. Một trong số các cuộc oanh tạc Tokyo được coi là cuộc tấn công với sức tàn phá kinh khủng nhất trong lịch sử loài người. Mặc dù ít nổi tiếng hơn, nhưng mỗi cuộc không kích Tokyo gây thiệt hại về người và của nhiều gấp một vài lần so với mỗi quả bom nguyên tử.

4. Số lượng người tin rằng việc ném bom nguyên tử là cần thiết giảm dần theo thời gian. Tôi cho rằng càng về sau người ta càng có nhiều thông tin hơn, có cái nhìn rộng hơn và không bị ảnh hưởng bởi tâm lý sợ hãi hay phẫn nộ trong chiến tranh. Vì thế, góc nhìn của công chúng hiện tại có lẽ chính xác hơn so với trong quá khứ.

Tôi không có đủ kiến thức để nói việc ném bom đó có cần thiết hay không, hay nguyên nhân thật sự của nó là gì, nhưng từ những gì tôi biết thì chiến tranh có thể kết thúc sớm mà không cần bom nguyên tử. Một bài báo trên Los Angeles Times cũng đồng quan điểm với tôi. Nếu quan tâm các bạn có thể đọc (hoặc GG dịch).

https://cdn.noron.vn/2021/06/20/26610248754507428-1624198732_1024.jpg

Paper lanterns are floated on the Motoyasu River in Hiroshima every year to mark the anniversary of the dropping of an atomic bomb on the city by the U.S.

(Toru Yamanaka/AFP/Getty Images)

Ảnh dẫn lại từ bài báo trên Los Angeles Times.

Trả lời

Ngay tới thời điểm này cũng vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về sự cần thiết phải ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Tuy nhiên, có một số thông tin liên quan (mà không có tranh cãi gì cả).

1. Người Mỹ chắc chắn biết rằng người Nhật đang muốn kết thúc chiến tranh, và Nhật không còn hy vọng chiến thắng. Câu chuyện chỉ là lúc nào Thiên Hoàng chấp nhận đầu hàng.

2. Liên Xô đã bắt đầu tấn công Nhật trước khi Mỹ thả bom nguyên tử. Người Nhật biết chắc chắn không chống lại được Liên Xô.

3. Dùng bom nguyên tử để thể hiện sức mạnh và bẻ gãy hy vọng của Nhật là không cần thiết. Mỹ đã làm thế từ trước với việc không kích Tokyo. Một trong số các cuộc oanh tạc Tokyo được coi là cuộc tấn công với sức tàn phá kinh khủng nhất trong lịch sử loài người. Mặc dù ít nổi tiếng hơn, nhưng mỗi cuộc không kích Tokyo gây thiệt hại về người và của nhiều gấp một vài lần so với mỗi quả bom nguyên tử.

4. Số lượng người tin rằng việc ném bom nguyên tử là cần thiết giảm dần theo thời gian. Tôi cho rằng càng về sau người ta càng có nhiều thông tin hơn, có cái nhìn rộng hơn và không bị ảnh hưởng bởi tâm lý sợ hãi hay phẫn nộ trong chiến tranh. Vì thế, góc nhìn của công chúng hiện tại có lẽ chính xác hơn so với trong quá khứ.

Tôi không có đủ kiến thức để nói việc ném bom đó có cần thiết hay không, hay nguyên nhân thật sự của nó là gì, nhưng từ những gì tôi biết thì chiến tranh có thể kết thúc sớm mà không cần bom nguyên tử. Một bài báo trên Los Angeles Times cũng đồng quan điểm với tôi. Nếu quan tâm các bạn có thể đọc (hoặc GG dịch).

https://cdn.noron.vn/2021/06/20/26610248754507428-1624198732_1024.jpg

Paper lanterns are floated on the Motoyasu River in Hiroshima every year to mark the anniversary of the dropping of an atomic bomb on the city by the U.S.

(Toru Yamanaka/AFP/Getty Images)

Ảnh dẫn lại từ bài báo trên Los Angeles Times.

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần đặt mình vào vị trí của Mỹ:
Thứ nhất, mặt trận Thái Bình Dương là một trong những mặt trận khủng khiếp nhất wwii. Người Mỹ đã phải gắng chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Vậy, tại sao họ phải tiếp tục gắng chịu thêm nhiều tổn thất hơn nữa trong khi mọi thứ có thể kết thúc chỉ với vài trái bom?
 
Nhân đạo? Trong chiến tranh, nhân đạo với kẻ thù chính là tàn ác với bản thân mình.
Thứ hai, Nhật lúc đấy đã chuyển sang giai đoạn chống cự nhưng không hề yếu. Bạn nhìn vào các trận Iwo Jima, Okinawa,.. là thấy. Càng về sau, khả năng chống đổ bộ của Nhật càng mạnh. Các trận đánh về sau càng ngày càng giống địa ngục với một cái máy xay thịt khổng lồ hơn.
Các chỉ huy Mỹ cũng ước tính là họ sẽ phải chịu tổn thất khoản 1 triệu (nếu mình nhớ không nhầm) binh sĩ nếu muốn đổ bộ và chiếm đóng toàn bộ Nhật Bản. Vậy, tại sao lại không dùng vài trái bom để giải quyết rất cả?
Thứ ba, tinh thần kháng cự của người Nhật rất quyết liệt. Binh lính Nhật thà chết chứ không chịu đầu hàng. Người dân Nhật nếu không ôm lựu đạn lao vào quân Mỹ thì cũng thi nhau tự sát mỗi khi lính Mỹ tới nơi.
Vậy nên, người Mỹ cần một thứ gì đó thật mạnh để bẻ gẫy tinh thần của người dân Nhật Bản. Hoặc ít nhất là khiến Thiên Hoàng tiên bố đầu hàng và chấm dứt kháng cự. Và đương nhiên, trái bom là thứ phù hợp nhất vào lúc này.
Thứ tư, giữa Liên Xô và lãnh đạo các nước khối Đồng Minh vốn có mâu thuẫn từ trước. Sau chiến tranh, nguy cơ một cuộc xung đột toàn diện giữa Liên Xô và các nước Đồng Minh sẽ xảy ra là rất cao.
Vậy nên, Mỹ cần một thứ để đe doạ Liên Xô. Và trái bom là một trong những thứ hữu hiệu nhất