Trang Phục của người Thái Trắng (Phần 1)

  1. Nghệ thuật

  2. Văn hóa

I. Khái quát về người Thái - Thái Trắng

1. Vài nét về dân tộc Thái

- Người Thái còn có tên gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Thái Đỏ và một số nhóm nhỏ khác chưa được phân định rõ ràng. Người Thái có mặt ở Việt Nam khoảng hơn 1000 năm trước, có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái, thuộc ngôn ngữ Thái – Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái Lan, tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan của người Myanmar và tiếng Choang ở miền Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam chúng ta, 8 dân tộc ít người, bao gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái đều được xếp chung là nhóm ngôn ngữ Thái. Người Thái cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái ở 8 tỉnh này chiếm 97,6% dân số. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở nước ta có 1.550.423 người, là dân tộc đứng thứ 3 về dân số tại Việt Nam. Con số thống kê này so với 10 năm trước, năm 1999 tăng hơn 200.000 người. Đó là một tỉ lệ tăng vừa phải trong cộng đồng cư dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

2. Tập quán trang phục người Thái Trắng

- Dân tộc Thái không sống tập trung mà rải rác ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam. Người dân tộc Thái được chia thành hai nhóm đó là: Thái đen và Thái trắng..

- Một bộ trang phục truyền thống của người dân tộc Thái bao gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích. Không chỉ có nước da trắng, người dân tộc Thái còn biết cách sử dụng trang phục để khéo léo tôn lên vẻ đẹp của đường cong cơ thể vừa kín đáo, tế nhị.

II. Đặc điểm trang phục của người Thái trắng truyền thống

1. Trang phục nữ:

https://cdn.noron.vn/2021/06/18/26610248754506755-1624003193.png

Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.

- Y phục

Đồ thường ngày

+ đồ mặc trên:

Xửa cỏm (áo ngắn bó sát người có hàng cúc bướm) có thể may bằng nhiều loại vải với màu sắc khác nhau. Chính hàng khuy bạc hay kim loại đã làm cho xửa cỏm thành chiếc áo đặc trưng của bộ nữ phục Thái. Theo quan niệm dân gian Thái, hai hàng cúc bạc trên hai vạt áo xửa cỏm là tượng trưng cho sự kết hợp nam với nữ, tạo nên sự trường tồn của nòi giống. Chữ cỏm ở đây chỉ độ dài – ngắn của thân áo. Như vậy, nhìn váo chiếc áo cỏm thấy ngay cái gọi là cộc, cụt, ngắn của nó được giới hạn ở phần thân áo vừa chấm thắt lưng, nó không nằm vào hai bên cánh tay. Chính từ đó mới đòi hỏi ở người thợ may phải có kỹ thuật cắt khâu để chiếc váy vừa ôm sát lấy thân người mặc, thể hiện được thẩm mỹ Thái. Trên hai đường viền vạt áo xẻ ngực, bình thường người ta cài cúc đồng và nếu không kiếm được thì người ta cũng thay bằng hạt kiếm mua ở chợ. Khi mặc, muốn sang trọng, người ta mặc áo cỏm cài cúc bạc hình đôi bướm, nhện, ve sầu hay hình hoa nhài… Cái khác xửa cóm Thái Đen là cổ áo hình chữ V. Thân áo ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong cạp váy.

Phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là xửa chái và xửa luổng. Xửa chái may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu áo phủ quá đầu gối. Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới mặc xửa chải vào dịp cưới xin, hội hè. Xửa luổng là áo khoác ngoài, may dài, rộng, chui đầu, có tay hoặc không có tay. Phụ nữ Thái từ khi còn trẻ đã may loại áo này, một dành cho bản thân khi về già và một dành biếu mẹ chồng khi về làm dâu. Các cụ già mặc áo xửa luổng lộn trái vào ngày thường, chỉ khi chết mới mặc mặt phải.

+ đồ mặc dưới:

Váy (xỉn) cùng với xửa cỏm tạo nên dáng nét chính của bộ nữ phục Thái. Phụ nữ Thái mặc váy chàm màu đen bên ngoài. người Thái Trắng, váy có các hình hoa văn quả chám cắt ngang trục thân. Khi mặc, có hai cách gấp đầu váy. Một là, theo cách “gập đôi bên” (tộp phượng) như cư dân ở Phù Yên, Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Hai là, mặc theo kiểu “thắt cuộn” (hặng pau) – đều mép bên (phải, trái) đều gấp cộm vào điểm cố định ở phần cạp giữa bụng, tạo ra đường xếp nếp ở giữa đôi chân. Do đấy, phần thân váy phía sau bó sát vào thân làm lộ rõ những đường cong của nửa thân dưới.

- Đồ lễ tết: Một lễ phục xưa có hai kiểu: xửa nhinh, xửa chai

Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen. Áo chui đầu nhưng chiết ly ở eo để tạo dáng “thắt đáy lưng ong” nên thân áo chia thành hai phần rõ rệt. Nửa trên được cắt phỏng theo áo cỏm, có thêm vai bồng, khi mặc, áo bó sát thân, cổ áo đồng thời là lỗ khoét để chui đầu, có hình quả tim chạy uốn theo đường vải viền được khâu đúng bằng các loại chỉ màu. Lỗ khoét ấy hở một phần ngực để khi mặc sẽ hiện lên vài hàng cúc bạc của áo cỏm lót bên trong. Nửa dưới thân áo do đặt vị trí chiết eo ở hai cánh sườn đã làm tăng hẳn sức bay của y phục

https://cdn.noron.vn/2021/06/18/6725927427926060-1624003283.png

- Đồ phục trang

Thắt lưng (xài ẻo) làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh lam hoặc tím xẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng.

Khăn Piêu là vật dụng “cầm tay” của các cô gái Thái mỗi khi đi ra đường hay trong các dịp hội hè. Chiếc khăn piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể hiện sự khéo léo của mỗi cô gái. Nói đến vẻ hoàn mỹ của trang phục nữ, không thể không nói tới dải thắt lưng dệt bằng sợi tơ tằm có chiều dài hơn 2m tức bằng một sải và một khuỷu tay theo cách đo truyền thống Thái. Nó không chỉ là dải vải để thắt giữ chỗ cạp váy, nó còn là điểm tạo dáng thắt đáy lưng ong của các bà, các chị.

Đồ trang sức của dân tộc Thái tỉnh Sơn La được ưa dùng chủ yếu bằng bạc nõn. Sản phẩm đồ trang sức của người Thái gồm: Trâm cài tóc, hoa tai, vòng cổ, vòng tay, xà tích. Đa số phụ nữ Thái đều đeo hoa tai. Đây cũng là sự trang trọng phổ biến đối với các cô gái. Do vòng cổ đắt tiền hơn hoa tai nên không phải gia đình nào cũng sắm được, có nhiều vòng cổ truyền từ đời này sang đời khác. Vòng là đồ trang sức quý hiếm của người Thái, do đó chỉ thấy ở những gia đình giàu có mỗi khi hội hè, lễ tết. Trong cuộc sống thường nhật, người phụ nữ Thái ít đeo xà tích. Họ chỉ đeo trong dịp hội hè, lễ tết, cưới xin.

https://cdn.noron.vn/2021/06/18/6725927427926061-1624003342.pnghttps://cdn.noron.vn/2021/06/18/6725927427926064-1624003408.png

Khăn đội đầu không có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên dưới 2 mét. Nữ giới nhóm Thái Trắng không chít khăn piêu mà thường mua khăn buông len hoặc khăn buông trắng để cuốn.

https://cdn.noron.vn/2021/06/18/26610248754506759-1624003358.png

Con gái Thái Trắng không lấy tóc làm tín hiệu đã có chồng hay chưa lấy chồng, họ chỉ búi ra đằng sau hay cuốn lên đầu, nhưng không vấn bọc khăn như kiểu nữ giới người Việt hay người Tày, Nùng. Đặt ở đằng sau, búi tóc được hạ thấp xuống để có thể đung đưa trên vai, làm tăng thêm nét sinh động của trang phục.

Họ có loại nón rộng vành.

https://cdn.noron.vn/2021/06/18/6725927427926062-1624003372.png
Từ khóa: 

nghệ thuật

,

văn hóa

Bạn ghi là phần 1 thì chắc chắn là có phần 2 đúng không bạn, không biết phần 2 bạn có nói đến trang phục của nam giới không?

Trả lời

Bạn ghi là phần 1 thì chắc chắn là có phần 2 đúng không bạn, không biết phần 2 bạn có nói đến trang phục của nam giới không?

trang phục họ có vẻ cầu kìa quá nhỉ