Nên chọn gì đây?

  1. Hướng nghiệp

  2. Thấu Ngành Hiểu Nghề

Em hiện tại vừa xog cấp 3 và có số điểm cũng đủ để học đh nhưng thực sự e ko muốn học và hiện tại e đag phân vân giữa việc e đi học tiếng để đi làm rồi lấy kinh nghiệm về sau hay đi học cao đẳng r đi làm mong các a.c cho e lời khuyên giúp ạ?

Từ khóa: 

hướng nghiệp

,

thấu ngành hiểu nghề

Theo như tôi thấy thì việc đi học hay đi làm đều có điểm chung là tích lũy kinh nghiệm, bạn đi hướng nào thì sẽ đều có cái khó của nó. Ví dụ:

- Học đại học: 

+ Có bằng cấp nhưng nhiều người làm trái nghề, không liên quan đến ngành thành ra bỏ xó.

+ Các công ty thường trọng dụng người có kinh nghiệm điều này khiến những sinh viên ra trường gặp khó khăn trong tuyển dụng, hoặc dễ bị lợi dụng trong công việc.

+ Chưa có vốn tích lũy.

- Đi làm sớm:

+ Đã bươn trải, có vốn tích lũy nhưng lại thiếu cơ hội làm việc, cơ hội thăng tiến do thiếu bằng cấp. Xã hội trọng dụng bằng cấp, việc đi làm sớm có thể không được đánh giá cao mặc dù có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm. Mọi người thường mặc định không có bằng cấp thì không phải người tài, hoặc không đủ thông minh để làm việc lớn.

+ Phải tự xoay xở nhiều, không có người bóc tách kiến thức, hướng dẫn như những người được đào tạo chính quy.

Tôi khuyên bạn hay tự ngồi xuống và hỏi bản thân rằng mình thực sự muốn điều gì, nếu quyết tâm chọn con đường đấy thì sẵn sàng với những khó khăn trước mắt, đừng ngại vượt khó. Bởi vì con đường nào rồi cũng sẽ thành công thôi và nó đến nhanh hơn với những người có cố gắng và chăm chỉ.

Trả lời

Theo như tôi thấy thì việc đi học hay đi làm đều có điểm chung là tích lũy kinh nghiệm, bạn đi hướng nào thì sẽ đều có cái khó của nó. Ví dụ:

- Học đại học: 

+ Có bằng cấp nhưng nhiều người làm trái nghề, không liên quan đến ngành thành ra bỏ xó.

+ Các công ty thường trọng dụng người có kinh nghiệm điều này khiến những sinh viên ra trường gặp khó khăn trong tuyển dụng, hoặc dễ bị lợi dụng trong công việc.

+ Chưa có vốn tích lũy.

- Đi làm sớm:

+ Đã bươn trải, có vốn tích lũy nhưng lại thiếu cơ hội làm việc, cơ hội thăng tiến do thiếu bằng cấp. Xã hội trọng dụng bằng cấp, việc đi làm sớm có thể không được đánh giá cao mặc dù có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm. Mọi người thường mặc định không có bằng cấp thì không phải người tài, hoặc không đủ thông minh để làm việc lớn.

+ Phải tự xoay xở nhiều, không có người bóc tách kiến thức, hướng dẫn như những người được đào tạo chính quy.

Tôi khuyên bạn hay tự ngồi xuống và hỏi bản thân rằng mình thực sự muốn điều gì, nếu quyết tâm chọn con đường đấy thì sẵn sàng với những khó khăn trước mắt, đừng ngại vượt khó. Bởi vì con đường nào rồi cũng sẽ thành công thôi và nó đến nhanh hơn với những người có cố gắng và chăm chỉ.

Thực ra vấn đề cốt lõi không phải học đại học hay không mà là em có HỌC hay không?

Cuối cùng người ta chỉ nhìn vào kết quả để đánh giá thôi. 

Mọi lời khuyên lúc này đều không tốt cho em, bởi sự lựa chọn này thuộc về trách nhiệm của em với cuộc sống của mình.

Trước hết em cần biết em muốn cái gì đã, sau đó em có cái gì, em thiếu cái gì, rồi mới đến em cần làm cái gì.

Chị ví dụ:

  • Em muốn trở thành thầy thuốc cứu người. Vậy em cần phải biết về dược, về y.
  • Câu hỏi tiếp theo: em muốn thành bác sỹ phẫu thuật hay một dược sỹ đông y?
  • Chọn được cái mình muốn rồi thì xem mình có gì? Em đang chỉ có 1 bảng điểm đủ để đậu vào đại học nào đó. Chưa biết có đậu nổi y hay dược không
  • Em thiếu cái gì? Nếu em chọn cao đăng thì em thiếu gì? Nếu em chọn đại học em thiếu gì? 
  • Thiếu cái gì để đạt được mục đích thì làm cái đó bổ sung vào.

Nó là vậy đó.

Cuối cùng, em không học ở trường thì em phải học ở đời. Chỉ khác là, ở trường có thầy cô, bảng điểm, kỳ thi thúc ép em. Ở đời, chỉ có khi nào hết tiền thì mới thúc ép được em, còn không em phải TỰ GIÁC

Trong bối cảnh Học phí đại học bị tăng khi mã, chất lượng giáo dục dậm chân. Thì mình đánh giá cao các bạn chọn con đường khác đại học (như học nghề, kinh doanh, xklđ...)
.
Đại học bị phổ cập, tấm bằng không còn quá nhiều giá trị trên thị trường lao động (tỉ lệ trái ngành rất lớn) thì việc tốn 3-4 năm chi phí hiện tại chúng ta phải nhìn nhận thẳng là một sự lãng phí của xã hội. 

Đi đâu thì cũng vẫn phải học, việc có bằng chính quy thì sau này công việc nó sẽ thuận tiện hơn. Nên cao đẳng cũng được mà học tiếng cũng được, nhưng nên giữ tinh thần là phải học bởi vì nếu bạn chỉ đủ điểm vào những trường đại học bình thường thì bạn phải có khả năng tự học cao, bởi vì những trường đại học bthg thì chương trình giảng dạy nó chán lắm, hầu hết các sinh viên bây giờ cũng chỉ học cho qua môn chứ không có thu nạp được nhiều kiến thức, chủ yếu là kiến thức từ cuộc sống xô bồ thôi, các trường danh tiếng thì sẽ có cảm giác áp lực hơn, và chương trình học tốt hơn, như thế nó sẽ có động lực để bạn học, có kiến thức, nhưng kĩ năng tự học vẫn là quan trọng nhất. Nếu cảm thấy ghét học sách vở rồi thì đấy là lựa chọn của bạn, bạn có thể ra ngoài 4-5 năm lấy kinh nghiệm, tôi đảm bảo thời gian này bạn sẽ bước nhanh hơn những người khác 4-5 bước rồi, nhưng về lâu về dài thì những người có bằng đh nhất là những trường như Bách Khoa hay Ngoại thương, KTQD hay FPT,... thì bạn sẽ còn thua xa họ chục bước.

Dù là người giàu kinh nghiệm nhất thì vẫn không thể cho bạn một câu trả lời cụ thể được đâu á. Bởi vì chính em mới biết được định hướng cụ thể của bản thân là gì, em muốn trở thành ai trong tương lai và đâu là lộ trình phù hợp với em nhất. Ở đây chị có thể đưa ra cho em những phân tích so sánh về việc học đại học hay cao đẳng thôi nhé.

Chương trình Cao đẳng

Hiện nay khi học chương trình Cao đẳng, người học chỉ cần học trong vòng 1,5 đến 3 năm. Được đào tạo các kỹ năng thực tiễn để có thể đi làm từ sớm. Hầu hết sinh viên học Cao Đẳng đều đi làm và có mức thu nhập ổn định sớm hơn các sinh viên học hệ Đại học.

Đối với một số cơ sở đào tạo hệ Cao đẳng có liên kết với các tập đoàn lớn, sinh viên theo học tại trường sẽ được bố trí việc làm trong quá trình học. Chính vì thế, tỷ lệ sinh viên học tại các cơ sở đào tạo này có việc đúng ngành nghề được đào tạo là gần 90%.

Sinh viên được bố trí việc làm song song với việc học tập các kiến thức nền tảng. Được bố trí việc làm đúng ngành nghề được đào tạo. Sau khi hoàn thành toàn bộ chương trình học sinh viên vừa có kiến thức nền tảng vững vàng, vừa có kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại các doanh nghiệp.

Ngoài ra, sinh viên còn có khả năng hội nhập tốt trong công việc.

Chương trình Đại học

Điểm đầu vào của các trường Đại học liên tục tăng mạnh và các chỉ tiêu ngày càng khắt khe đã khiến cho Đại học không còn là ưu tiên của các bạn học sinh.

Tuyển sinh theo tiêu chuẩn khắt khe, thông qua kỳ thi tốt nghiệp THPT, một số trường có xét tuyển hồ sơ, học bạ theo quy định của Bộ GD&ĐT. Thời gian đào tạo thường từ 4 đến 6 năm và dài hơn đối với các ngành nghề chuyên biệt như Y khoa.

Kiến thức đào tạo chuyên sâu nhưng thiếu thực tế để áp dụng trong công việc. Sinh viên mới ra trường mức lương thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong làm việc thực tế.

https://cdn.noron.vn/2022/08/07/51793532215175967-1659880766.jpg