Nên làm gì khi bị góp ý tiêu cực?

  1. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

Với mình thì việc bản thân mình nhận được góp ý từ người khác là rất quý, đây là cơ sở mà mình nhìn lại và điều chỉnh hành động, suy nghĩ của bản thân sao cho ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào, những góp ý đó cũng thực sự tốt.

Lời góp ý hữu ích chính là khi nó được dựa trên những đánh giá và phản hồi mang tính xây dựng, có luận điểm phù hợp để chứng minh về điểm không tốt của bạn. Chúng không nên là những sự đả kích cá nhân, hay hạ bệ người bị phê bình mà không rõ lý do.

Vì vậy, trong bất kì trường hợp nào, dù theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực thì bạn cần bình tĩnh, khôn khéo trong mọi cư xử của mình, bạn nên học cách kiềm chế cảm xúc và đón nhận mọi thứ một cách cởi mở hơn. Ngay cả sau những lời phê bình đánh giá tiêu cực, hãy cố gắng xin lời khuyên và góp ý từ người trực tiếp đã góp ý bạn với tinh thần khiêm tốn, mong muốn được học tập và phát triển. Và cuối cùng, chắc chắn không thể thiếu, đó chính là hành động để bản thân mình tốt hơn. Nên nhớ, góp ý là chỉ là góp ý, bạn không cần buộc bản thân mình làm những gì mà họ khuyên bảo, hãy sáng suốt chắt lọc và tìm ra hướng đi riêng của mình. Phê bình, chỉ trích hay góp ý thực chất không đáng sợ, nó chỉ đáng sợ khi bản thân bạn không biết mình mắc sai lầm hay khuyết điểm ở đâu. 

Trả lời
Với mình thì việc bản thân mình nhận được góp ý từ người khác là rất quý, đây là cơ sở mà mình nhìn lại và điều chỉnh hành động, suy nghĩ của bản thân sao cho ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào, những góp ý đó cũng thực sự tốt.

Lời góp ý hữu ích chính là khi nó được dựa trên những đánh giá và phản hồi mang tính xây dựng, có luận điểm phù hợp để chứng minh về điểm không tốt của bạn. Chúng không nên là những sự đả kích cá nhân, hay hạ bệ người bị phê bình mà không rõ lý do.

Vì vậy, trong bất kì trường hợp nào, dù theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực thì bạn cần bình tĩnh, khôn khéo trong mọi cư xử của mình, bạn nên học cách kiềm chế cảm xúc và đón nhận mọi thứ một cách cởi mở hơn. Ngay cả sau những lời phê bình đánh giá tiêu cực, hãy cố gắng xin lời khuyên và góp ý từ người trực tiếp đã góp ý bạn với tinh thần khiêm tốn, mong muốn được học tập và phát triển. Và cuối cùng, chắc chắn không thể thiếu, đó chính là hành động để bản thân mình tốt hơn. Nên nhớ, góp ý là chỉ là góp ý, bạn không cần buộc bản thân mình làm những gì mà họ khuyên bảo, hãy sáng suốt chắt lọc và tìm ra hướng đi riêng của mình. Phê bình, chỉ trích hay góp ý thực chất không đáng sợ, nó chỉ đáng sợ khi bản thân bạn không biết mình mắc sai lầm hay khuyết điểm ở đâu. 

Được người khác góp ý sẽ giúp chúng ta tiến nhanh hơn trên hành trình của mình bởi ta không cần tốn nhiều thời gian để nhận ra những sai lầm. Nếu bạn cảm thấy mình luôn muốn "xù lông" trước sự đóng góp, phê bình của mọi người thì bạn nên hình thành một số thói quen dưới đây.

  • Bình tĩnh và lắng nghe: Thông thường chúng ta thường sẽ phản ứng ngay lập tức khi nhận được lời phê bình từ người khác. Nhưng vì chưa nhận thức được tường tận vấn đề, hãy giữ bình tĩnh để lắng nghe trọn vẹn. Việc cố gắng nghe cũng giúp bạn phân tích đây là đúng hay sai, nên phản biện hay không.
  • Đừng cắt lời khi người khác đang góp ý: Khi bạn im lặng, bạn sẽ học hỏi được tối đa. Hãy để người khác được phép nói hết những gì họ đang suy nghĩ, vướng mắc. Nếu bạn chen ngang lời, nó đồng nghĩa với việc bạn đang tước đi những gợi ý thay đổi bản thân trong trường hợp góp ý đó là đúng.
  • Nhìn nhận góp ý, tự soi sáng chính mình: Khi bạn nhận về những người phản hồi tiêu cực, hãy đánh giá điều này bằng nhiều câu hỏi: Người góp ý là ai? Họ có chuyên môn, kinh nghiệm trong điều đang góp ý không? Lời phê bình này liệu có hợp lý và thực sự mình có làm sai không? Việc dành thời gian phân tích sẽ giúp bạn có quyết định hành xử hợp lý để giải quyết và sửa chữa sai lầm nếu có.
  • Chấp nhận những thức bản thân không nhận ra: Đừng quá cố chấp với chính mình, sẽ có những vấn đề người khác dễ dàng nhận thấy, còn bạn thì không. Việc đã quen với lối hành xử lâu năm sẽ làm cậu khó đánh giá bản thân mình đúng sai ở điểm nào. Thế nên hãy tận dụng lăng kính của người khác để soi chính mình rõ hơn.

Và cũng có những người thẳng tính, đôi khi những lời nói của họ gây "sát thương" không hề nhẹ tới người nghe; nếu hiểu tính cách đó của họ, bạn nên thông cảm vì suy cho cùng họ vẫn muốn tốt cho bạn. (đương nhiên là trong phạm vi chấp nhận được nhé)

Bạn nhận được nhiều góp ý tiêu cực có ý na ná nhau thì nên sửa mình chứ sao nữa! Còn cách góp ý làm bạn tổn thương thì nó là vấn đề khác nữa nha! Hehe!