Nếu bạn có hứng thú với ngành thương mại, bạn có thể làm những công việc gì?

  1. Thấu Ngành Hiểu Nghề

Khi mua một cây kem 10.000 đồng, bạn có thắc mắc tại sao giá không phải là 5.000 đồng hay 15.000 đồng mà lại là 10.000 đồng không?

Bạn có bao giờ tự hỏi, nếu bán cây kem giá 10.000 đồng, cửa hàng sẽ lời bao nhiêu không?

Khi mua hàng ở một cửa hàng nào đó, bạn có thử nghĩ xem tại sao người ta lại chọn mua chỗ này mà không phải chỗ khác không?

Và bạn có khi nào đặt ra câu hỏi, làm thế nào để bán hàng được nhiều và thu về nhiều lợi nhuận không?

Nếu bạn có hứng thú với những câu hỏi tương tự như trên, thì đây là những công việc (có lẽ) phù hợp dành cho bạn:


1. Nhân viên kinh doanh:

Đại khái nhân viên kinh doanh thì sẽ quan tâm đến hai điều: mình sẽ bán cái gì và mình sẽ bán như thế nào? Và quan trọng là bạn cần phải hiểu rõ về sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh để đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng/khách hàng.

2. Chuyên viên tư vấn kinh doanh:

Công việc này đòi hỏi bạn cần có khả năng thu thập thông tin, năng lực phân tích dữ liệu để viết báo cáo, cũng như tài ăn nói để có thể thuyết phục được khách hàng. Bởi làm việc này, bạn sẽ nhận yêu cầu từ các công ty, tổ chức và sau đó là tiến hành điều tra, phân tích, lý giải nguyên nhân vấn đề và tìm giải pháp khắc phục. Làm tư vấn kinh doanh chủ yếu liên quan đến các vấn đề tài chính - kế toán, kinh doanh - marketing, tổ chức - nhân sự,...

3. Nhân viên bán báo hiểm:

Công việc này có vẻ hơi nhiều người ghét. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự nhiệt tình và thường xuyên tiếp cận gặp gỡ khách hàng, cộng với khả năng tư vấn toàn diện về nhiều lĩnh vực như bảo hiểm và vận dụng vốn, bạn sẽ thành công.

4. Làm việc trong ngành quảng cáo:

  • Lên kế hoạch quảng bá cho các chủ quảng cáo và nhận yêu cầu đặt hàng.
  • Phụ trách bộ phận truyền thông: Liên kết với bộ phận kinh doanh để điều phối quan hệ giữa doanh nghiệp chủ quảng cáo và cơ quan truyền thông như truyền hình, phát thanh, báo chí và mạng Internet.
  • Hỗ trợ chủ quảng cáo bán sản phẩm như soạn và gửi email giới thiệu sản phẩm, tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị hiếu khách hàng...
  • Hỗ trợ sản xuất phim quảng cáo, hay thiết kế đồ họa hình ảnh cho quảng cáo,...
  • Tham gia các hoạt động quảng cáo trên đường phố, phát tờ rơi, tổ chức sự kiện duới danh nghĩa của chủ quảng cáo...

5. Nhân viên quảng cáo sản phẩm:

Hỗ trợ, quảng bá các sự kiện như hội chợ triển lãm, các hoạt động giới thiệu sản phẩm...

6. Làm việc tại các khách sạn:

Gồm các bộ phận như: Bộ phận phòng, Bộ phận ẩm thực, Bộ phận yến tiệc (hôn lễ, các dịp sinh nhật, kỷ niệm...), Bộ phận bếp. Và dù có làm ở bộ phận nào thì tố chất quan trọng nhất của một nhân viên khách sạn vẫn phải là khả năng làm hài lòng khách hàng.

7. Tổ chức tour du lịch:

Lên kế hoạch, tổ chức các tour tham quan sao cho hấp dẫn và đa dạng, từ gói du lịch tiết kiệm cho cả tập thể cho đến chuyến đi nghỉ mát của 1 cá nhân như thủ tục đặt vé máy bay và khách sạn, lên kế hoạch xác định lịch trình, chọn nơi tham quan, tìm chỗ ăn uống, vui chơi giải trí,...

8. Tiếp viên hàng không:

Có nhiệm vụ hướng dẫn, phục vụ ăn uống và trấn an tinh thần hành khách khi có sự cố xảy ra. Đây là ngành nghề mang tính quốc tế nên đòi hỏi năng lực ngoại ngữ phải đủ tốt bên cạnh cung cách phục vụ lịch sự và chu đáo với khách hàng.

9. Nhân viên phục vụ mặt đất:

Phụ trách các dịch vụ hành khách trên mặt đất như phát vé, làm thủ tục check-in, hướng dẫn hành khách tới cổng vào/ra... Để làm công việc này được tốt bạn cần có thể lực tốt, trình độ tiếng Anh tốt và khả năng chịu áp lực thật cao.

10. Nhân viên trực tổng đài:

Là các "chuyên gia" giải đáp thắc mắc cho khách hàng qua tổng đài điện thoại. Để làm việc này cần có kiến thức về sản phẩm cũng như kỹ năng giao tiếp thật tốt, đồng thời phải biết bảo mật thông tin.

11. Người giúp việc:

Có thể làm các công việc nội trợ như nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp, mua sắm hay chăm sóc bệnh nhân, người cao tuổi,... Yêu cầu của công việc này là phải có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như nhân cách thật tốt.

Ngoài ra, còn có các công việc khác như Chủ cửa hàng tiện lợi, Chủ nhà trọ, Chủ tiệm cầm đồ, hay Chủ cửa hàng sách,... Quan trọng là bạn có hứng thú với công việc nào thôi.

Bạn có hứng thú với ngành thương mại không? Bạn có hứng thú với công việc nào trên đây không? Bạn có đang làm công việc gì liên quan đến ngành thương mại không?

Từ khóa: 

ngành thương mại

,

chọn nghề

,

nghề nghiệp

,

thấu ngành hiểu nghề