Nếu chính phủ in tiền trong im lặng thì lạm phát có xảy ra không?

  1. Đầu tư & Tài chính

  2. Xã hội

Từ khóa: 

in tiền

,

lạm phát

,

đầu tư & tài chính

,

xã hội

Ai cũng sợ in tiền gây lạm phát, nhưng thực ra để lạm phát cần nhiều yếu tố khác nữa.

VD1: in tiền + giảm lãi suất kích thích doanh nghiệp vay để phục hồi kinh doanh -> tạo ra thêm của cải vật chất, tăng giá trị lưu thông trong xã hôi -> tiền nhiều nhưng hàng hóa cũng nhiều -> không lạm phát

VD2: in tiền nhưng nhà nước điều chỉnh chính sách tài khóa, điều tiết giá để hàng hóa cơ bản phục vụ đời sống không bị tăng giá -> tiền chảy vào các kênh lưu giữ giá trị (vàng, bđs, một phần nào là cp, crypto,...) gây tăng giá cho các tài sản này

Tóm lại, còn phải xem sau in tiền là chuyện gì. Chứ in tiền vô tội vạ không có kế hoạch xử lý thì kể cả bắc loa thông báo cũng gây lạm phát :)))

Trả lời

Ai cũng sợ in tiền gây lạm phát, nhưng thực ra để lạm phát cần nhiều yếu tố khác nữa.

VD1: in tiền + giảm lãi suất kích thích doanh nghiệp vay để phục hồi kinh doanh -> tạo ra thêm của cải vật chất, tăng giá trị lưu thông trong xã hôi -> tiền nhiều nhưng hàng hóa cũng nhiều -> không lạm phát

VD2: in tiền nhưng nhà nước điều chỉnh chính sách tài khóa, điều tiết giá để hàng hóa cơ bản phục vụ đời sống không bị tăng giá -> tiền chảy vào các kênh lưu giữ giá trị (vàng, bđs, một phần nào là cp, crypto,...) gây tăng giá cho các tài sản này

Tóm lại, còn phải xem sau in tiền là chuyện gì. Chứ in tiền vô tội vạ không có kế hoạch xử lý thì kể cả bắc loa thông báo cũng gây lạm phát :)))

Giả dụ nền kinh tế Việt Nam chỉ có 1 tỷ VNĐ và 1 tỷ gram gạo. Tức là mỗi 1 vnđ thì mua được 1 gram gạo.

Bỗng dưng chính phủ phát hành thêm 1 tỷ vnđ, chẳng thông báo gì hết mà cứ thế tuồn vào thị trường. Thế là bây giờ VN có hẳn 2 tỷ vnđ, nhưng mà vẫn chỉ có 1 tỷ gram gạo. Thế thì câu chuyện đương nhiên là sau 1 thời gian (ngắn), giá gạo sẽ điều chỉnh tăng lên, vì số gạo thì không đổi, mà mọi người tự dưng có nhiều tiền hơn, ai cũng mua thêm gạo, thế là gạo khan hiếm và tăng giá -> đồng tiền mất giá (cùng một số tiền bây giờ mua được ít gạo hơn)

Thực tế thì diễn ra cũng giống giống vậy, chỉ có điều là nhiều loại mặt hàng hơn, mỗi loại sẽ tăng giá khác nhau tuỳ nhu cầu của thị trường.

Chi phí in ra một tờ chỉ đáng vài xu nhưng giá trị lưu thông của nó thì lớn hơn nhiều lần. Tiền cũng là 1 loại hàng hóa dùng làm vật ngang giá. Khi cung vượt quá cầu đối với bất kỳ loại hàng hóa nào, giá sẽ giảm xuống. Đến lúc lạm phát tiền không còn giá trị, thì thị trường tự nó sẽ tìm đến những vật ngang giá khác có tính bảo chứng cao hơn.

Trường hợp bạn hỏi, trên thế giới hiện giờ chỉ có 1 trường hợp của USD là gần như không mất giá kể cả khi FED (tổ chức duy nhất có quyền in đô la Mỹ) liên tục in tiền hàng loạt, vì nguồn cầu của đồng USD quá lớn trên toàn thế giới do nó gắn với dầu mỏ (bản vị dầu mỏ - Petrodollar). Và FED là tổ chức tư nhân không chịu sự quản lý của chính phủ Mỹ.

Cái này diễn ra nhiều lần trong quá khứ rồi, đặc biệt là giai đoạn tiền công nghiệp khi khả năng quản lí của nhà nước còn yếu, trong dân tồn tại hàng loạt loại tiền tệ khác nhau như vàng, bạc, vỏ sò... kết quả là lạm phát tùm lum, và người ta sẽ tìm cách chọn loại "tiền" ít có khả năng lạm phát nhất là... vàng hoặc bạc. Ở thời hiện đại cũng có nhiều ví dụ như Venezuela. Khi nhà nước in tiền mất kiểm soát, người dân tự khắc chọn giao dịch bằng loại "tiền" khác ít có khả năng mất giá trị hơn như USD. Nếu USD mất giá trị, họ sẽ chọn loại ít có khả năng bị in hàng loạt như vàng. Nói chung thị trường sẽ điều tiết lại thôi.

"Tiền" là 1 tờ giấy có giá trị được bảo đảm bởi nhà nước. Nếu nhà nước làm mất giá trị của nó bằng việc in hàng loạt hoặc để tiền giả do tư nhân in ràn lan, thì nhà nước toang ráng mà chịu.

Lạm phát là do cầu kéo và chi phí đẩy. Nhà nước có im lặng in tiền hay ầm ầm thông báo thì lạm phát vẫn xảy ra thôi. Tăng lưu thông tiền chỉ là một phần (chi phí đẩy) của lạm phát. Đơn giản mà nói nhé: Còn in tiền là còn lạm phát, mà không in tiền nữa thì cả nền kinh tế đi tong.