Nếu được bạn sẽ bỏ hay thay đổi điều gì trong đám tang của người Việt (người Kinh) hiện nay?

  1. Văn hóa

Khi tham gia vào đám tang của người Việt (Kinh) ở nước ta hiện nay mình thấy có một số nghi lễ, thủ tục khá rườm rà, mang tính hình thức. Nếu được phép bỏ hay thay đổi mình sẽ:

  • Bỏ việc khóc thuê, khóc mướn, khóc theo đài (vì mình thấy mang tính hình thức, không thật tâm của con cháu)
  • Bỏ việc chụp ảnh (vì mất mát là đau thương không nên lưu giữ khiến người sống nhìn lại thêm buồn, thêm nhớ), ăn uống (cái này thì linh hoạt nhưng không nên linh đình, rườm rà)
  • Thay bằng việc đọc điếu văn (quá trình công tác, vị trí, thành tích...) nên để người sống chia sẻ những kỷ niệm ghi nhớ với người mất, nói lời từ biệt (theo đúng suy nghĩ,tình cảm trong lòng)
  • Đó là quan điểm của mình. Còn bạn thì sao?
Từ khóa: 

văn hóa

Phong tục đám tang mỗi miền mỗi khác nhau, như ở miền Trung mình không có khóc mướn, không có chụp ảnh. Còn việc đọc điếu văn thì mình thấy không giống như bạn nói, nó là 1 dạng lời khóc thương chung từ cộng đồng, được người văn hay chữ tốt viết ra. Còn mỗi người thân đến viếng vong linh đều nói lên những lời chia sẻ với người thân của mình riêng, nên mình nghĩ là đều có chứ không cần thay thế.

Mấy lời khóc than chỗ mình thì hay gợi lại những lời nói, những cảm xúc giữa bản thân với người đã khuất. Mình thấy điều đó rất thể hiện sự tiếc thương, trân quý với người mất.

"Ơi hỡi cha ơi, cha kêu đợi con về ăn tết mà con chưa về thì cha đi rồi!! Răng mà cha lường(lừa) con rứa cha ơi!!"

"Cha nói con dẫn cháu về cho cha bồng mà chừ cha nằm đầy rồi cha ơi!!"

Trả lời

Phong tục đám tang mỗi miền mỗi khác nhau, như ở miền Trung mình không có khóc mướn, không có chụp ảnh. Còn việc đọc điếu văn thì mình thấy không giống như bạn nói, nó là 1 dạng lời khóc thương chung từ cộng đồng, được người văn hay chữ tốt viết ra. Còn mỗi người thân đến viếng vong linh đều nói lên những lời chia sẻ với người thân của mình riêng, nên mình nghĩ là đều có chứ không cần thay thế.

Mấy lời khóc than chỗ mình thì hay gợi lại những lời nói, những cảm xúc giữa bản thân với người đã khuất. Mình thấy điều đó rất thể hiện sự tiếc thương, trân quý với người mất.

"Ơi hỡi cha ơi, cha kêu đợi con về ăn tết mà con chưa về thì cha đi rồi!! Răng mà cha lường(lừa) con rứa cha ơi!!"

"Cha nói con dẫn cháu về cho cha bồng mà chừ cha nằm đầy rồi cha ơi!!"

Những cái bạn liệt kê ra thì mình thấy hầu như ít tồn tại. Chỉ có cái mục chụp ảnh là hay gặp. Toàn là chụp rồi up lên fb. Có ng còn đưa hình lúc chưa khâm liệm lên nữa, mình thấy những ng up hình thật là tệ, quá tệ. Tệ cho cả ng đã khuất và cả những người vô tình lướt newfeed và gặp phải.

Còn lại thì mình thấy ko nên và cũng ko dám bỏ cái gì khác. Đúng là "thủ tục" xử lý khá là rườm rà, nhưng nó dành cho ng đã khuất, theo quan niệm thì nó liên quan đến tương lai của ng chết sau ở thế giới bên kia, nên khuyết cái nào lỡ ảnh hưởng thì cũng mệt.

Mình thấy nên giảm nhẹ phần loa kèn, khóc thuê.

Thực tế thì đám tang vẫn phải kéo dài trung bình ít nhất là 12-24h để con cháu ở xa còn về kịp, mọi người còn đến phúng viếng. Vì thế các thủ tục nên giữ lại tương đối để tổ chức đủ trong khoảng giờ đó.

Hiện nay có một số gia đình chọn cách khâm liệm và ướp, bảo quản, sau đó tổ chức ở nhà tang lễ, chỉ kéo dài 1-2 giờ thì thủ tục sẽ khác trước.

Mình thì đề xuất bỏ món bốc mộ (cải mả)