Nêu hiểu biết khái quát về cuộc đời Nguyễn Trãi.

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con của quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần. Lên sáu tuổi, mẹ ông mất, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông bỏ trốn, tìm theo Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ án oan khốc tày trời: ngày 01 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua đi duyệt võ, đã vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Sau khi nhà vua rời Côn Sơn, về đến Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh), bị chết đột ngột. Khi chết có Nguyễn Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi, lúc ấy phụ trách dạy dỗ các cung nữ (chức Lễ nghi học sĩ) hầu bên cạnh. Tính ông cương trực nên bị bọn gian thần ghen ghét, nhân dịp này, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khiến ông phải nhận ántru di tam tộc (bị giết cả ba họ). Hơn hai mươi năm sau (năm 1464), Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan. Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điểm cơ bản sau: Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Suốt đời ông vì nước vì dân nhưng lại phải chiụ những oan khiên thảm khốc.
Trả lời
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con của quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần. Lên sáu tuổi, mẹ ông mất, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông bỏ trốn, tìm theo Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ án oan khốc tày trời: ngày 01 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua đi duyệt võ, đã vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Sau khi nhà vua rời Côn Sơn, về đến Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh), bị chết đột ngột. Khi chết có Nguyễn Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi, lúc ấy phụ trách dạy dỗ các cung nữ (chức Lễ nghi học sĩ) hầu bên cạnh. Tính ông cương trực nên bị bọn gian thần ghen ghét, nhân dịp này, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khiến ông phải nhận ántru di tam tộc (bị giết cả ba họ). Hơn hai mươi năm sau (năm 1464), Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan. Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điểm cơ bản sau: Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Suốt đời ông vì nước vì dân nhưng lại phải chiụ những oan khiên thảm khốc.