Nếu lượng CO2 tăng lên trong khí quyển, tại sao chúng ta không trồng nhiều cây xanh hơn để chúng hấp thụ CO2?

  1. Khoa học

Từ khóa: 

khoa học

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rồi. Mình đi ngắn gọn thôi, từng bước nên có thể sẽ thiếu nhiều ý.
Vai trò của cây xanh là điều hòa môi trường, khí hậu, giữ và bảo tồn hệ sinh thái. Việc O2 vs CO2 được tạo ra và thu lại từ quá trình quang hợp và hô hấp gần như tương đồng nhau. Vậy thì từ xưa tới h lượng O2 hiện nay từ đâu mà ra, có 2 nguồn gốc chính cho tới hiện tại, mình chia ra thành 2 khoảng thời gian lớn, khi chưa phát sinh giới động vật lớn (tạm coi trước thời khủng long đi) và giai đoạn sau này. Ở giai đoạn trước, sinh vật chủ yếu ở dưới nước, trên cạn hầu hết là côn trùng nhỏ. Phần lớn O2 sẽ đến từ vi khuẩn lục + cái tỉ lệ O2 vs CO2 mà mình vừa bảo gần như tương đồng ở trên (do thời kì này thực vật phát triển rất mạnh và rộng khắp, cây cối cao cả trăm m là bình thường, nên cái gần như tương đồng kia trở lên đáng kể). Giai đoạn sau, giới động vật phân hóa mạnh, loài ăn thực vật xuất hiện + các kì đại tuyệt chủng + biến đổi khí hậu (khi chưa có loài người) => thực vật thu nhỏ dần về kích thước bé cho tới ngày nay, "nhờ sự xuất hiện của loài người" và vài cuộc cách mạng công nghiệp mà cái tỉ lệ chênh O2 vs CO2 từ thực vật trở lên xóa nhòa, chả đáng xét tới. Vậy là hiện nay, lượng O2 tự nhiên gần như hoàn toàn đến từ vi khuẩn lam (mình vẫn k phủ nhận có 1 phần nhỏ nhoi từ cây xanh).
Chưa hết nha, tiếp theo chúng ta nói về lí do tại sao CO2 tăng lên. "Do con người" đúng, nhưng là chỉ một phần (lớn) và hầu như các bạn đều rõ rồi nên mình nói về yếu tố tự nhiên và bán tự nhiên.Do các hoạt động địa chất, núi lửa ngầm dưới đại dương đang xả ra cả hàng tấn mỗi năm (chiếm vài % tỉ lệ phát thải CO2). Các yếu tố địa chất ở trên mình coi là yếu tố tự nhiên. Dưới đây mình coi là các yếu tố bán tự nhiên, nó vẫn xảy ra, nhưng có con người thì tốc độ diễn ra nhanh hơn, nhanh chóng mặt. Đó là quá trình phong hóa đất. Tới đây chúng ta lật lại vấn đề, cây cối k tạo ra quá nhiều CO2, nhưng nó góp phần giữ đất vs nước, ngăn quá trình phong hóa, hoang mạc hóa đất đai (tại sao phong hóa tạo co2 thì xem lại giúp mình kiến thức hóa vs địa). Đó là băng tan, việc trải qua vài kỉ băng hà và với số băng lớn ở 2 cực thì việc có cả núi CO2 được giam trong băng ở 2 cực cũng chả có gì ngạc nhiên, và có thể bạn đã biết thì kỉ băng hà ở trái đất diễn ra theo chu kì (k tuần hoàn, nhưng ước tính được, cái này dựa trên quỹ đạo của TĐ quanh mặt trời) (cho tới hiện tại, ít nhất là 4 kỉ đã trôi qua). Tới đây thôi thì lý thuyết trồng cây xanh để hấp thụ CO2 càng vô lí, nhưng ít nhất nó cũng giữ 1 phần CO2 ở trong đất và bảo vệ môi trường là thật.
Ngoài lề thì mình muốn nói thêm một chút về hiện tượng nóng lên toàn cầu, k chỉ có khí co2 mà còn cả khí metan cũng góp phần lớn công lao, khí này lại từ biển chui lên, nguồn gốc chủ yếu từ trầm tích dưới đáy biển, và cũng hoàn toàn tự nhiên. Nghĩa là sao, nghĩa là hiện tượng nóng lên này là tất yếu, k tránh được, chỉ là con người tự mình đẩy mình vào đường cùng sớm hơn thôi. Hiện tại lượng CO2 đag chiếm khoảng 0.042% (2022) thể tích khí quyển, thì ít nhất hơn 30% từ con người mà ra, và vẫn tiếp tục tăng mạnh hằng năm. K lấy đâu xa thì lượng CO2 năm 2000 chỉ chiếm 0.037%. Các bài báo nc có lẽ bạn tự tham khảo thêm trên gg vậy -.-
Trả lời
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rồi. Mình đi ngắn gọn thôi, từng bước nên có thể sẽ thiếu nhiều ý.
Vai trò của cây xanh là điều hòa môi trường, khí hậu, giữ và bảo tồn hệ sinh thái. Việc O2 vs CO2 được tạo ra và thu lại từ quá trình quang hợp và hô hấp gần như tương đồng nhau. Vậy thì từ xưa tới h lượng O2 hiện nay từ đâu mà ra, có 2 nguồn gốc chính cho tới hiện tại, mình chia ra thành 2 khoảng thời gian lớn, khi chưa phát sinh giới động vật lớn (tạm coi trước thời khủng long đi) và giai đoạn sau này. Ở giai đoạn trước, sinh vật chủ yếu ở dưới nước, trên cạn hầu hết là côn trùng nhỏ. Phần lớn O2 sẽ đến từ vi khuẩn lục + cái tỉ lệ O2 vs CO2 mà mình vừa bảo gần như tương đồng ở trên (do thời kì này thực vật phát triển rất mạnh và rộng khắp, cây cối cao cả trăm m là bình thường, nên cái gần như tương đồng kia trở lên đáng kể). Giai đoạn sau, giới động vật phân hóa mạnh, loài ăn thực vật xuất hiện + các kì đại tuyệt chủng + biến đổi khí hậu (khi chưa có loài người) => thực vật thu nhỏ dần về kích thước bé cho tới ngày nay, "nhờ sự xuất hiện của loài người" và vài cuộc cách mạng công nghiệp mà cái tỉ lệ chênh O2 vs CO2 từ thực vật trở lên xóa nhòa, chả đáng xét tới. Vậy là hiện nay, lượng O2 tự nhiên gần như hoàn toàn đến từ vi khuẩn lam (mình vẫn k phủ nhận có 1 phần nhỏ nhoi từ cây xanh).
Chưa hết nha, tiếp theo chúng ta nói về lí do tại sao CO2 tăng lên. "Do con người" đúng, nhưng là chỉ một phần (lớn) và hầu như các bạn đều rõ rồi nên mình nói về yếu tố tự nhiên và bán tự nhiên.Do các hoạt động địa chất, núi lửa ngầm dưới đại dương đang xả ra cả hàng tấn mỗi năm (chiếm vài % tỉ lệ phát thải CO2). Các yếu tố địa chất ở trên mình coi là yếu tố tự nhiên. Dưới đây mình coi là các yếu tố bán tự nhiên, nó vẫn xảy ra, nhưng có con người thì tốc độ diễn ra nhanh hơn, nhanh chóng mặt. Đó là quá trình phong hóa đất. Tới đây chúng ta lật lại vấn đề, cây cối k tạo ra quá nhiều CO2, nhưng nó góp phần giữ đất vs nước, ngăn quá trình phong hóa, hoang mạc hóa đất đai (tại sao phong hóa tạo co2 thì xem lại giúp mình kiến thức hóa vs địa). Đó là băng tan, việc trải qua vài kỉ băng hà và với số băng lớn ở 2 cực thì việc có cả núi CO2 được giam trong băng ở 2 cực cũng chả có gì ngạc nhiên, và có thể bạn đã biết thì kỉ băng hà ở trái đất diễn ra theo chu kì (k tuần hoàn, nhưng ước tính được, cái này dựa trên quỹ đạo của TĐ quanh mặt trời) (cho tới hiện tại, ít nhất là 4 kỉ đã trôi qua). Tới đây thôi thì lý thuyết trồng cây xanh để hấp thụ CO2 càng vô lí, nhưng ít nhất nó cũng giữ 1 phần CO2 ở trong đất và bảo vệ môi trường là thật.
Ngoài lề thì mình muốn nói thêm một chút về hiện tượng nóng lên toàn cầu, k chỉ có khí co2 mà còn cả khí metan cũng góp phần lớn công lao, khí này lại từ biển chui lên, nguồn gốc chủ yếu từ trầm tích dưới đáy biển, và cũng hoàn toàn tự nhiên. Nghĩa là sao, nghĩa là hiện tượng nóng lên này là tất yếu, k tránh được, chỉ là con người tự mình đẩy mình vào đường cùng sớm hơn thôi. Hiện tại lượng CO2 đag chiếm khoảng 0.042% (2022) thể tích khí quyển, thì ít nhất hơn 30% từ con người mà ra, và vẫn tiếp tục tăng mạnh hằng năm. K lấy đâu xa thì lượng CO2 năm 2000 chỉ chiếm 0.037%. Các bài báo nc có lẽ bạn tự tham khảo thêm trên gg vậy -.-

Nói thật, nhân loại cứ tỏ ra nghiên cứu rất kỹ rất sâu về khí hậu nhưng họ hầu như chẳng biết méo gì về khí hậu cả.

Chẳng hạn có dư luận cho rằng kỷ băng hà xuất hiện do người nguyên thủy châu Âu đốt rừng. Đốt rừng ở quy mô nào đến mức thay đổi cả khí hậu thế?

Thực tế vấn đề lớn nhất của việc có quá nhiều CO2 là vì chúng ta đốt Carbone nhiều quá mà không thu nó lại.

Cách rẻ tiền nhất mà đám nhà khoa học cứ nêu ra là hãy trồng nhiều cây hơn. Nhưng trồng nhiều cây hơn đồng nghĩa tốn nhiều đất hơn. Trong khi thực tế công nghệ thu giữ và lọc CO2 hiện đại hiệu quả hơn nhiều, 1 nhà máy thu giữ CO2 cỡ vữa khoảng 200 triệu USD có thể vượt trội so với cả ngàn km2 rừng. Vì vậy thay vì trồng vài triêu km2 rừng, tại sao không xây vài ngàn cái nhà máy thu hồi CO2?

Đơn giản vì công nghệ thu hồi CO2 độc quyền thuộc về các nước lớn, và các nước này có toàn quyền lựa chọn phổ cập nó hay nhét nó vào kho.

Và các nước lớn chọn cho nó vào kho. 

Tại sao? Vì nếu không cho nó vào kho, họ lấy cái méo gì để ngăn chặn các nước chậm phát triển hơn phá sạch rừng, xây dựng nhà máy, trường học, bệnh viện, đô thị và nhanh chóng phát triển vượt xa họ?

Vì thế càng ngày càng nhiều nhà kinh tế học cho rằng cái gọi là "Kinh tế xanh" "Biến đổi khí hậu" là chiêu trò của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, mong muốn các quốc gia nghèo mãi mãi nghèo.

Trong khi các chương trình "Đền bù môi trường", đổi bảo vệ rừng lấy phát triển và viện trợ chưa bao giờ là quan tâm của các nước lớn.

Hãy nhìn cách họ nhanh chóng khởi động lại các nhà máy than, các nhà máy điện hạt nhân để ngăn chặn mùa đông thiếu khí đốt Nga là thấy, họ chẳng có trách nhiệm gì hết đâu, và lý do duy nhất làm hành tinh này tệ hại hơn là các nước phát triển hơn ích kỷ vì bản thân mình thôi.

Buổi tối cây cối sẽ hấp thụ O2 và thải ra CO2 như con người vậy. Nên trồng nhiều cây cũng không thấm tháp vào đâu ý. Tốt nhất là giảm lượng khí thải CO2 thui.

Đường cong Keeling này cho thấy sự gia tăng CO2 theo thời gian. Đường màu xanh biểu thị là lượng CO2 trung bình mỗi năm, vậy còn đường màu đỏ? Tại sao nó lên nhấp nhô vậy?
https://cdn.noron.vn/2023/01/02/5738738611788882189844074973025611359453184n-1672654287.jpgNếu trục X thể hiện chi tiết hơn, bạn sẽ thấy các đỉnh tương đương với mùa hè ở Bắc Bán Cầu và các điểm thấp tương đương với mùa đông Bắc Bán Cầu. Bởi vì Nam bán cầu có diện tích đất liền ít hơn nhiều so với Bắc Bán Cầu, vậy nên nó cũng có ít mảng thực vật hơn và dẫn đến ảnh hưởng của nó ít rõ ràng hơn so với Bắc Bán Cầu.
Chu kì tự nhiên của đường màu đỏ cho thấy sự chết đi và tái sinh của thảm thực vật hàng năm trên bề mặt Trái Đất. Về tác động, điều này có thể xem giống như việc Hành tinh của chúng ta đang thở vậy, cây cối hấp thụ CO2 trong những tháng ấm áp, và thải ra CO2 khi chúng chết đi hàng năm và những cây lâu năm thì “ngủ đông” trong những tháng lạnh lẽo. Chu kì này còn cho chúng ta thấy được một điều khác nữa. Đó là kể cả khi lượng CO2 tăng lên, số lượng thực vật vẫn không thể nào đạt đến mức đủ để chống lại lượng CO2 trong khí quyển. Sẽ cần một số lượng rất lớn cây cối để tăng độ phủ xanh của hành tinh này nhằm chống được tốc độ tích tụ CO2 trong khí quyển – nhiều cây hơn diện tích đất liền mà hành tinh này có.
Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khi hậu. Rừng, rừng ngập mặn, đầm lầy, đồng cỏ, đất than bùn… đều quan trọng trong việc lưu trữ Carbon. Hệ thực vật trong các vùng trên sử dụng carbon để tạo ra các cấu trúc cơ thể của mình. Tuy nhiên, lý do lớn nhất vì sao cây cối cần được bảo vệ ít liên quan đến việc dự trữ carbon mà liên quan nhiều hơn đến việc giữ carbon không ra khỏi bề mặt Trái Đất. Nếu một khu rừng bị đốn hạ, tất cả lượng carbon được trữ trong cây cối sẽ được trả tự do và hòa vào khí quyển (đặc biệt khi chúng cháy). Bởi vì lý do này, nhiều nghiên cứu gợi ý việc bảo tồn những gì còn sót lại là ưu tiên hàng đầu, trồng thêm là ưu tiên số 2. Dù bằng cách nào đi nữa, còn rất nhiều việc cần phải làm để thực vật có thể trở thành một biện pháp chống lại sự gia tăng CO2 một cách hữu hiêu.