Nếu vua Quang Trung không chết sớm thì nước ta có thể trở thành siêu cường chiếm Tàu, sánh ngang với các nước tư bản Tây Phương Phần 1: Nhân tâm và mối đại thống?

  1. Lịch sử

Vua Quang Trung là một trong những nhân vật lịch sử tài năng đáng chú ý của Việt Nam, hay nói chính xác hơn là của nhóm hậu duệ người Chăm với hành động đăng cơ trên một ngọn núi. Được đánh giá là một trong những ông vua có tài năng quân sự kiệt xuất, ông đóng góp vai trò quan trọng trong triều TS và thường viễn chinh các trận lớn. Về sau ông vì các yếu tố tham vọng hay được cho là có chí tiến thủ đã tiến lên giành lấy vị thế lãnh đạo TS ở thế tối cao với việc chiếm hữu việc quản lý từ Bắc Hà đến đèo Hải Vân với thủ phủ là Phú Xuân. Với những đóng góp quan trọng với tiến trình lịch sử Việt Nam đặc biệt là 2 kèo đánh bại quân Xiêm và quân Thanh, ông được vinh danh là anh hùng dân tộc Việt Nam ( :D ) cùng với nhiều chính sách dở dang với mục tiêu canh tân đất nước chưa thực sự đem lại 1 hiệu quả rõ rệt và bắc tiến xa xôi, có lẽ vì vậy nhiều người tiếc cho sự ra đi quá sớm của ông và còn chắc mẩn là nếu ông ta sống thêm chục năm theo lời Tư đồ Dũng thì nước ta có cơ update từ tiểu bá lên đại bá với việc nuốt tàu và đua đòi với Tây.

Phải chăng mấy người đó nghĩ rằng chỉ cần 10 năm là đủ để biến 1 quốc gia trải dài từ Lạng Sơn đến Quy Nhơn đầy loạn ly, đổ nát và tồn tại những đứt gãy về tư tưởng có thể ngay lập tức khôi phục đủ lực đi đến thống nhất và thực hiện giấc mơ thôn tính thiên hạ. Phải chăng mấy người đó đã quên rằng nước Đại Việt ta thời Lý Nhân Tông hùng mạnh thiện chiến, trên có Quốc Mẫu Ỷ Lan hộ quốc, dưới có các quan đứng đầu là Lý Đạo Thành hết lòng giúp rập, trong có hai đạo văn võ Lý Thường Kiệt- Lý Đạo Thành đoàn kết trăm quan cùng muốn dân sẵn sàng đoàn kết một lòng, ngoài có nước Tống đang buổi hèn mạt binh yếu tướng hèn đến mức phải học tập phương cách quân nhà Lý để tồn tại. Ấy vậy mà khi Ngài Thái ý đem quân Bắc Tiến dù đã liên tiếp giành thắng lợi ở Ung châu, Liêm châu, Khâm châu trước quân hủ bại nhà Tống mà không thể tiếp tục phát triển chiến tranh vì những vấn đề giới hạn về hậu cần, tài chính, mà phải rút ngay về lập phòng tuyến cự giặc. Liệu Quang Trung có tài năng hơn vị Thái úy vốn mang họ Ngô và quân Thanh kia có yếu đuối hủ bại như quân Tống?

Phải chăng mấy người đó quên rằng nước Đại Việt ta xưa kia khi nhà Trần thay ngôi nhà Lý phải mất đến hơn 30 năm, nhân tâm mới bắt đầu quên nhà Lý, mới bắt đầu công nhận nhà Trần sau rất nhiều các chính sách vỗ vễ khoan thư sức dân của triều đình đứng đầu là ông Thống quốc Thái sư. Và cũng một câu chuyện cướp ngôi của 1 ông thái sư khác kế sau đó, dù thủ đoạn máu tanh có phần kém hơn Trưởng chi Long Hưng nhưng cũng cướp ngôi thành công. Dù cho bản thân có hoài bão và chí lớn với biết bao cải cách mà ông cho là tốt đẹp nhưng không thể kiến thiết đất nước cũng vì lòng dân không theo. Đó còn là giai đoạn Lý Trần, giai đoạn nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng từ Tam giáo đồng nguyên, còn ở thời đại Lê Trung Hưng khi mà Nho giáo đã lấn át tất cả, liệu Quang Trung có dám chắc rằng ông ta có thể chỉ cần 10 năm để đánh dẹp tất cả các cuộc nổi loạn và tạo nên những lớp người mới ở Bắc Hà để ủng hộ cho triều ông hay không? Nhưng mà khoan hãy xét đến những vấn đề ấy, chúng ta nên đi từ cơ sở và tôi sẽ dẫn các bạn lướt qua 1 số cơ sở sau đây:

Phần 1. Nhân tâm hay mối đại thống dân tộc :

Nhân tâm hay lòng dân hay chính là dư luận của một vùng hướng về một người hay một lý tưởng nào đó. Ở đây chúng ta sẽ xét đến vấn đề nhân tâm của các vùng đất nằm trong sự kiểm soát của Quang Trung lúc đó, vấn đề được xét đến hai lực lượng chính yếu ảnh hưởng đến cuộc chiến cũng như công cuộc “duy tân’ của Quang Trung đó chính là sỹ phu và nông dân. Trước hết chúng ta xét đến sỹ phu- lực lượng đông đảo có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của các tầng lớp thấp hơn và thường là bộ phận kết nối triều đình với dân chúng.

Khác với nước Việt Nam chúng ta ngày nay là một dải từ Lạng Sơn đến Cà Mau cùng với 2 quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa thống nhất về địa chính cũng như xã hội, kinh tế…, nhưng lãnh thổ nước ta thời Quang Trung lại không như thế, nó là một dải đất bị chia cắt về địa giới, ý thức hệ của 3 vương quốc Đại Việt (tức Đàng Ngoài), Quảng Nam quốc ( tức Đàng Trong) và xứ Nông Nai ( Nam Bộ) , vùng đất trong tay nhà Tây Sơn bao gồm khu vực Bắc Hà và Thuận Quảng, và tất nhiên cũng chẳng phải là một quốc gia thống nhất mà có sư chia cắt sâu sắc về tư tưởng giữa Đại Việt quốc ( tức Đàng Ngoài ), Quảng Nam quốc ( Tức Đàng Trong ) , sự chia cắt 200 năm cơ hồ dẫn đến sự phân đoạn về tư tưởng và coi nhau như những quốc gia độc lập. Đối với nhà Tây Sơn, chúng ta sẽ xét đến lực lượng sỹ phu ở 2 khu vực chính là Bắc Hà và Thuận Quảng.

1. Bắc Hà Đây vốn là vùng đất Đàng Ngoài, nơi có lịch sử đã kéo dài cả ngàn năm, là lãnh thổ tiên quyết ban đầu của nước Đại Việt, lại trải qua thời đại Sáng nghiệp và Trung Hưng, người dân ở Bắc Hà vốn đã xác định rằng Vua Lê và chúa Trịnh là những người lãnh đạo hợp pháp trên góc độ tư tưởng và pháp lý, ngoài ra tất cả đều là giặc cỏ, giặc ngoại xâm hay những kẻ thoán nghịch. Nhớ năm xưa Mạc Thái Tổ thuận theo vận nước tiến hành lật đổ nhà Lê mà lập ra nhà Mạc dù rằng làm được nhiều việc tốt đẹp cho đất nước, khôi phục lại đất nước gần như trở về thời Hồng Đức, ấy nhưng lòng người vẫn hướng về nhà Lê, một phần do sự ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng trung quân của Nho giáo, phần vì nhớ công ơn Thái Tổ đánh giặc ngoại xâm cứu dân tộc và trải qua hơn 100 năm các vua đã đem lại cơm no áo ấm, thịnh trị trong thành ngoài cõi nên nhiều người đã đi theo Tĩnh quốc công rồi Thái Vương lâp nghiêp Trung Hưng đem ngôi báu về nhà Lê sau bao nhiêu năm chiến tranh khốc liệt. Kể từ đó các chúa Trịnh cũng như quần hùng dù ai được nắm thực quyền cũng nhớ rõ bài học của Mạc Thái Tổ, hiểu rõ phận mình là Thờ phật ăn oản, không dám soán ngôi. Chính vì vậy, việc Nguyễn Huệ 2 lần ra Bắc Hà, lần 1 giết chúa, lần 2 đuổi vua cơ hồ đã tạo một vết hằn sâu trong suy nghĩ của người dân Bắc Hà dù là dân thường hay sĩ phu: Nguyễn Huệ vừa là một tên gian hùng giết chúa đày vua, vừa là phường xâm lươc vô luân. … Chính vì thế đại bộ phận tầng lớp sỹ phu ưu tú tại Bắc Hà luôn xem những quan binh Tây Sơn chẳng khác gì đám quân Chiêm kiêu mạn năm nào dưới trướng vị vua hiệt kiệt Chế Bồng Nga, còn họ là đám nô lệ mất nước, có chăng chỉ là cái ông Uy quốc công này không hiếu sát và xem thường họ ra mặt như vị Hiệu Thánh Á Vương năm xưa mà thôi. Lại thêm có mấy người sỹ phu mà Huệ đón nhận cho làm quan khi mới ra trong đó có Ngô Thì Nhậm- người sau đó nhận chức Thượng Thư bộ binh lại là người dính cái án Sát tứ phụ nhi Thị lang từ vụ án năm Canh Tý nên bị toàn thể sỹ phu Bắc Hà khinh bỉ, xem thường. Và cũng chính vì vậy mà chúng ta thấy rằng ở Bắc Hà liên tục có các cuộc chống đối Tây Sơn nổ ra kể từ lần thứ hai ông con rể Uy quốc công ra “thăm quê vợ” mà chúng ta có thể kể ra mấy người khá nổi bật như Nguyễn Du , Phạm Thái... Những ai không chống đối thì cũng tìm nơi thanh tịnh ở ẩn chứ không chịu hợp tác với nhà Tây Sơn. 2. Thuận Quảng: Đây là vùng đất khởi nghiệp của các chúa Nguyễn, kể từ đời chúa Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm đất này, đã đem văn hóa, văn minh, trât tự, quy chế quản lý vào áp dụng đem lại giàu mạnh ấm no cho dân cư nơi đây; trải qua các đời chúa kế tiếp, đều là những con người nhân từ, đảm lược đem lại bình an cho mảnh đất này. Chính vì vậy dân cư ở đây hết lòng biết ơn sự che chở, bảo bọc của các chúa Nguyễn và trở thành như một hệ tư tưởng cố hữu tại đây.

Lực lượng sỹ phu Thuận Quảng thực không đông đảo về lượng, cũng không thi phú sử văn tinh thông như Bắc Hà nhưng được cái thực tế và làm được việc bởi từ chúa Tiên, khoa cử nhằm để tuyển chọn sỹ phu giúp việc cho chúa nên cần thực tài là chính. Văn thần kể ra ngoài kỳ tài người gốc bắc như Đào Duy Từ cũng chỉ có Nguyễn Khoa Chiêm, Nguyễn Khoa Đăng và Nguyễn Quang Tiền, Võ Trường Toản, Ngô Tùng Châu….Nhưng dù thực tài không bằng nhưng những đức tính của nhân sĩ Khổng giáo ở đây cũng không kém Bắc Hà, đặc biệt là lòng biết ơn và trung thành với Chúa. Có lẽ ngoài Trương Văn Hiến vì báo thù cho chủ mà trở thành kẻ dẫn dắt 3 anh em Tây Sơn khởi nghĩa đánh lại chúa lâp nên nhà Tây Sơn thì ngoài ra không có bâc sỹ phu nổi danh nào đứng ra hỗ trợ hay làm việc cho nhà Tây Sơn cả. Ho lớp trước theo Định Vương, Hoàng tôn Dương chống giặc ở Gia Định, thành mất, thân vong, lớp sau theo Hoàng điệt Ánh bôn ba chiến đấu chống lại Tây Sơn. Có thể xem như họ là “ngọn hải đăng” định hướng cho những người dân Thuận Quảng đang quay cuồng vì chiến tranh, phu phen, thuế má, bắt lính biết để đi theo. Âu cũng là phúc từ tổ tiên để lại….

Như vậy, ở giai đoạn nửa cuối thế kỳ XVII, các vùng Bắc Hà và Thuận Quảng nằm trong vùng quản lý của Quang Trung nhưng nhân tâm mà đại diện là lực lượng sỹ phu các vùng này không hướng về ông mà vẫn lưu luyến với các vị chân chủ cũ của mảnh đất hiện tại nên đây sẽ là vấn đề nan giải với triều đình Phú Xuân không chỉ trong vấn đề chuẩn bị nhân lực, vật lực cho chiến tranh với Trung Hoa mà còn là vấn đề trị an, ngăn ngừa bạo loạn trong nước. Mọi thứ không hề dễ dàng như người ta vẫn tưởng Đó là đôi nét về tầng lớp thượng tầng, còn tầng lớp thấp như nông dân thì sao? Đây là 1 lực lượng đông đảo trong mọi cuộc chiến từ nổi loạn cho đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ ngoại bang. Về tầng lớp đông đảo này họ thường ít học lại rất chịu ảnh hưởng của các tầng lớp sỹ phu, thân hào địa chủ, chính vì thế mỗi triều đại mới lập đều tập trung vào tầng lớp sỹ phu thân hào- những người sẽ đại diện cho đại bộ phận dân chúng lao động. Mà như ở trên tôi đã nói, bộ phận sỹ phu Bắc Hà hầu như không có thiện cảm và không hợp tác với triều đình Tây Sơn vậy cố nhiên điều đó cũng sẽ chi phối đến suy nghĩ và hành động của quảng đại nhân dân. Tuy nhiên để cho thật sự đầy đủ, chúng ta sẽ đi vào việc xem xét đến lực lượng nông dân ở 3 khu vực gồm Bắc Hà, Thuận Quảng, Bình Định:

1. Lực lương tại Bình Định: Bình Định hay Quy Nhơn vốn là đất khởi nghiệp của anh em Tây Sơn, là đất thang mộc của nhà Tây Sơn cũng giống như Bắc Ninh của nhà Lý, Đông Triều- Nam Định của nhà Trần, Thanh Hóa của nhà Lê- Trịnh vậy, đinh tráng ở đây phần lớn gia nhập ngự lâm quân không thì cũng tham gia trong quân đội Tây Sơn từ những ngày đầu, dân cư ở đây được ưu đãi miễn thuế, phu phen tạp dịch… nên hết sức trung thành, có thể nói là lực lượng Trảo Nha đóng vai trò xương sống trong quân đội Tây Sơn. Tuy nhiên khi Tây Sơn có sự rạn nứt trong bộ máy lãnh đạo với việc Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc đem binh đánh lẫn nhau đã đem lại 1 sư nguy hiểm khi tạo nên sự phân vân đối với Bình Định giống như 1 con rắn nhiều đầu và những cái đầu tự cắn lẫn nhau khiến phần thân không biết nên trợ lực cho cái đầu nào, đây chính là nguồn gốc cho sự kèn cựa đấu đá lẫn nhau giữa các phe cánh mà sau này khi Quang Trung chết đã diễn ra với sự đấu đá giữa phe Diệu- Dũng, phe Phú Xuân- phe Quy Nhơn mà vốn dĩ đã được âm ỉ từ lâu… Hệ quả của vấn đề này không đem lại nguy cơ về một sư chống đối của dân chúng mà sẽ là một cuộc tranh đấu quyền lực ngầm giữa các tướng soái và nhân tâm vùng Quy Nhơn vẫn hướng về Nguyễn Nhạc hợn, điều đó có thể gây hại cho chính Quang Trung nếu ông mang cả vấn đề này theo trong cuộc viễn chinh nước Tàu hay chính các vấn đề nội trị.

2. Lưc lượng tại Thuận Quảng: Trái ngược với Quy Nhơn, đây là vùng đất khởi nghiệp của các chúa Nguyễn, như tôi đã đề cập ở trên, các đời Chúa Nguyễn đã đem hết tài năng và tâm sức để kiến thiết mảnh đất này trở nên thịnh vượng, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân Chính vì vậy dân cư ở đây hết lòng biết ơn che chở, bảo bọc của các chúa Nguyễn và trở thành như một hệ tư tưởng cố hữu tại đây. Tuy nhiên đến đời chúa Nguyễn Phúc Thuần, Trương Tần Cối cậy thế ăn hối lộ, đục khoét của công, tham nhũng, thuế má nặng nề gây nên những cảnh ai oán khắp miền đất hứa một thời kích động các cuộc bạo loạn và đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Điều đó tạo nên sự phức tạp về tư tưởng và sự phân hóa sâu sắc đến đối nghịch của vùng đất này, khi một phần đông đảo đi theo anh em Tây Sơn dưới ngọn cờ hoa mỹ “Cướp của người giàu chia cho người nghèo”, một lực lượng khác cũng đông đúc không kém khi tiếp tục theo phò, bảo vệ, hỗ trợ cho các chúa Nguyễn chống lại “ đám giặc cỏ” đang hoành hành tại phủ Quy Nhơn. Đó là một cuộc chiến tranh khốc liệt giữa binh lính Ngũ dinh và quân khởi nghĩa, về sau, anh em Tây Sơn cũng hiểu ra cái vấn đề gốc rễ đã phải dùng chiêu bài “ Phò Hoàng tôn Dương chống Trương Phúc Loan” để tranh thủ các lực lượng từ Ngũ Dinh, lung lạc nhân tâm xứ Thuận Quảng, tạo thêm lực lượng cho bản thân. Khá nhiều người dân hay các nhân sự từ đất Thuận tin theo và đã tạo cho Tây Sơn một đội quân lớn để giành chiến thắng trong lần tấn công Gia Định lần thứ nhất , triều đình chúa Nguyễn bị diệt, Tây Sơn chính thức quản lý đất Đàng Trong. Chính lúc này, phong trào Tây Sơn đã thay đổi từ một phong trào đấu tranh vì dân nghèo, vì giấc mộng “Kiến hòa” sang một tập đoàn quân sự chuyên chế đúng chất . Và người dân Thuận Quảng ( sau này là cả Bắc Hà) chợt ngã ngửa ra khi mà thuế má chẳng những không giảm xuống như đời Sãi Vương, Phật Vương hay cùng lắm cũng thời Võ Vương mà phu phen, tạp dịch, nạn bắt lính còn thảm khốc hơn gấp mấy lần. Nhất là vấn đề binh dịch khi mà có lúc Tây Sơn chiêu mộ bằng hình thức đếm nóc nhà và đối tượng duy nhất được miễn binh dịch lúc này chỉ còn là người già và Phụ nữ mang thai. Tất cả người dân dường như bị ép chặt vào guồng máy phục vụ chiến tranh có lẽ giống với Bát kỳ giai đoạn cuối mùa và có thể là khuôn mẫu cho Thái Bình Thiên Quốc về sau. Cố nhiên cái được gọi là nhân tâm của vùng Thuận Quảng với Tây Sơn ở mức độ thấp, cũng âm ỷ nhiều sự chống đối mặc dù chưa thực sự lộ rõ như tại Bắc Hà.

3. Lực lượng tại Bắc Hà: Như tôi đã đề cập ở phần bên trên, nhân tâm Bắc Hà vốn hướng về vua Lê- chúa Trịnh đã lâu vì công ơn sâu dài của họ với đất nước, vì luân lý của nho giáo… và dưới sự ảnh hưởng của các tầng lớp sỹ đại phu, đại bộ phận dân chúng cũng phần nào chịu ảnh hưởng về tư tưởng, suy nghĩ muốn chống đối bất hợp tác với nhà Tây Sơn. Và cũng chính vì vậy mà chúng ta thấy rằng ở Bắc Hà liên tục có các cuộc chống đối Tây Sơn nổ ra kể từ lần thứ hai ông con rể Uy quốc công ra “thăm quê vợ” mà chúng ta có thể kể ra mấy người khá nổi bật như Nguyễn Du , Phạm Thái…. Trong khi các sỹ phu kẻ chống đối, người bất hợp tác thì tầng lớp thấp như nông dân, dân lao động cũng ở trong tình cảnh điêu đứng thật không khác gì tình cảnh của nhà vua. Người thi điêu đứng trong cảnh mất mùa đói kém do hạn hán, lũ lụt, chiến tranh, địch họa, thuế má nặng nề, kẻ thì chịu nạn phụ phen tạp dịch không biết có ngày trở về có khi gửi thân làm nền cho thành lũy, kẻ thì chịu nạn mộ quân từ các phe phái, gia đình chia lìa, anh em huynh đệ đánh giết lẫn nhau. Lòng người oán thán vì sự khổ ải chẳng kém gì thời Mạt lê, mạt Trịnh thậm chí còn tăng hơn rất nhiều bởi ít ra thời Lê- Trịnh- Mạc, chuyện phu phen tạp dịch chỉ của đàn ông đinh tráng, nhưng đến lúc này nó đã là của tất cả mọi người chỉ trừ người già không còn khả năng lao động và phụ nữ mang thai. Chế độ bắt lính tàn khốc cực độ với hình thức đếm nóc nhà khiến nhiều vùng trắng đàn ông và nhiều làng phải cho phụ nữ giả trai đi cho đủ số. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự oán thán của nhân dân và gia tăng nạn lính ma, lính kiểm làm suy yếu sức chiến đấu của quân đội... Như vậy, nông dân đã bị ép đến đường cùng, hoàn toàn kết nối sự khổ đau với chí Trung quân của sỹ phu. Cơ hồ từ đó gây nên nạn binh đao loạn lạc quấy nhiễu Bắc Hà kéo dài thậm chí đến ngay cả khi nhà Tây Sơn đã sụp đổ y như cái kết của Chế Bồng Nga hơn 400 năm về trước. Tóm lại, nông dân cho dù ở Thuận Quảng hay Bắc Hà dù có chịu ảnh hưởng của sỹ phụ theo vua Lê, Chúa Trịnh hay Chúa Nguyễn thì họ cũng đều gặp phải những vấn nạn ở cường độ rất cao, họ rất thực tế, chả cần quan tâm vua Lê hay vua Nguyễn, miễn là cho họ cơm ăn áo mặc là tốt rồi, những chuyện khác để sau tính, tuy nhiên không được như vậy, hoàn cảnh buộc họ phải đi làm giặc cỏ hay sơn tặc và vô hình chung suy nghĩ đơn giản của nông dân đã hoàn toàn kết nối với chí Trung quân của sỹ phu

KẾT LUẬN: Cả hai lực lượng căn bản trong các vùng Thuận Quảng và Bắc Hà đều gặp phải những vấn đề đi ngược lại quan điểm và chân lý của họ khi Quang Trung nắm quyền kiểm soát khu vực này. Vấn đề mâu thuẫn không được giải quyết có thể do chính sách của ông , có thể do bối cảnh lịch sử, nhưng với bất cứ lý do gì thì đây cũng là 1 sự chống đối gây ra những khó khăn cản trở nhất định đối với Quang Trung trong vấn đề trị an và Bắc Tiến hay Nam Tiến.

Tài liệu tham khảo :

1 Việt nam sử lược

2 Đại nam thực lục

3 lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771-1802 4 Hoàng Việt Long Hưng chí

5 Hoàng Lê nhất thống chí

Từ khóa: 

lịch sử

Đoạn sau bạn nên tách ra thành vài đoạn, dài quá mà ko có xuống dòng gì đọc đau mắt lắm, hầu hết mọi người sẽ ngại đọc kiểu này.

Về cơ bản thì lý luận của các bạn xét lại lịch sử theo kiểu "nếu Quang Trung sống thọ hơn" là nước ta sẽ mở cửa làm ăn với phương Tây, ko bế quan tỏa cảng sau đó thì bán nước luôn cho Pháp như triều đình nhà Nguyễn, bắt đầu tích lũy tư bản. Nói chung là mơ mộng về một cuộc cải cách Minh Trị như ở Nhật bủn thời bấy giờ; từ đó xây dựng đế quốc Đông Lào một tay quẩy Miến, 1 tay vắt Cam, mồm uống Sting, chân đạp Mã... Sau đó ko phải là liên quân 8 nước nữa mà là 9 nước vào cùng chia bánh.

Cơ mà nói chung là nó cũng khó xảy ra lắm, lòng dân ko thống nhất, nội bộ Tây Sơn ko ổn định, lại thêm mấy thành phần nhà Nguyễn hở ra là "mời" ngoại bang vào chia lợi ích thì trừ khi QT sống thêm được vài chục năm, đập chết hẳn đội nhà Nguyễn, sau đó như Minh Thái Tổ giết sạch hết các thể loại kiêu binh hãn tướng, ae gì đấy thì mới có 1 chút khả năng.

Trả lời

Đoạn sau bạn nên tách ra thành vài đoạn, dài quá mà ko có xuống dòng gì đọc đau mắt lắm, hầu hết mọi người sẽ ngại đọc kiểu này.

Về cơ bản thì lý luận của các bạn xét lại lịch sử theo kiểu "nếu Quang Trung sống thọ hơn" là nước ta sẽ mở cửa làm ăn với phương Tây, ko bế quan tỏa cảng sau đó thì bán nước luôn cho Pháp như triều đình nhà Nguyễn, bắt đầu tích lũy tư bản. Nói chung là mơ mộng về một cuộc cải cách Minh Trị như ở Nhật bủn thời bấy giờ; từ đó xây dựng đế quốc Đông Lào một tay quẩy Miến, 1 tay vắt Cam, mồm uống Sting, chân đạp Mã... Sau đó ko phải là liên quân 8 nước nữa mà là 9 nước vào cùng chia bánh.

Cơ mà nói chung là nó cũng khó xảy ra lắm, lòng dân ko thống nhất, nội bộ Tây Sơn ko ổn định, lại thêm mấy thành phần nhà Nguyễn hở ra là "mời" ngoại bang vào chia lợi ích thì trừ khi QT sống thêm được vài chục năm, đập chết hẳn đội nhà Nguyễn, sau đó như Minh Thái Tổ giết sạch hết các thể loại kiêu binh hãn tướng, ae gì đấy thì mới có 1 chút khả năng.

Sánh ngang phương tây ở khoản chiếm đất của tàu , hay là về kinh tế , mở mang giao thương ,..