Nghệ thuật dùng người theo bạn quan trọng đến cỡ nào?

  1. Lịch sử

https://cdn.noron.vn/2018/09/21/92e64a2defca99da1fd2e057eda56c91_1024.jpg

Khi mình đọc về các nhà lãnh đạo, cái mình chú ý nhất là khả năng dùng người của họ. Lưu Bang đúng nghĩa là một tay lưu manh, hồi trẻ suốt ngày lêu lổng ngoài đường, chọc gái, đánh nhau, uống rượu, quỵt tiền, gây rối trật tự, làm mất hình ảnh khu phố văn hoá, cán bộ nhiều lần nhắc nhở.

Nhưng ông ta dùng người rất tài, cái triết lý của Lưu Bang gói gọn trong vài câu thôi:

"Phàm việc tính toán trong màn trướng mà quyết định được sự thắng ở ngoài ngàn dặm thì ta không bằng Tử Phòng; trị nước nhà, vỗ yên trăm họ, vận tải lương thực không bao giờ đứt thì ta không bằng Tiêu Hà; nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là nhất định thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hàn Tín"

Nên ông ta mới có được cả thiên hạ.

Gia Long Nguyễn Ánh cũng thế. Hồi trẻ ông bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Trương truy sát nhiều phen, có lúc tưởng chết luôn trong tay Trương rồi. Sau này khi Trương về đầu hàng, Gia Long bỏ qua hết, không ngần ngại giao làm Chưởng cơ, rồi sau đó là Đại đô đốc (Grand admiral), chỉ huy toàn bộ thuỷ binh.

Thật sự nếu Trương trá hàng, lật mặt 360 độ như lật bánh tráng nướng thì coi như cả thuỷ quân hùng mạnh của Nguyễn Ánh bốc shit hết. Chỉ cần vài mồi lửa là có BBQ rồi. Nhưng Nguyễn Ánh không quan tâm, vẫn thu dùng và dùng rất hay. Hãy xem Trương làm được gì:

  • Giúp Nguyễn Vương chiếm lại Gia Định.
  • Chiếm Nha Trang, Phú Yên.-Đánh phá Thị Nại lần thứ nhất.
  • Xung phong đi trước, huỷ diệt thuỷ quân Tây Sơn ở Thị Nại lần thứ hai.
  • Chặn đánh quân lương Tây Sơn ở Quảng Ngãi, đoạt 27 thớt voi ở Quảng Nam, chiếm lấy Hội An.
  • Hội quân với Nguyễn Vương ở Đà Nẵng, giành lại kinh thành Huế.
  • Đập tan đoàn thuyền cuối cùng của Tây Sơn ở cửa Nhật Lệ (Quảng Bình), giải vây cho Nguyễn Vương.

Với nhiều chiến công hoành tráng như vậy, Nguyễn Văn Trương được xem như Ngũ Hổ Tướng của quân Gia Định, và cũng nói lên sự tài tình trong thuật dùng người của chúa Nguyễn.

"Một biểu hiện của bệnh ấu trĩ ở những người có quyền là việc họ thường xuyên đưa ra những quyết sách tồi nhưng bản thân họ lại không nhận ra được điều đó.

Một nhà lãnh đạo giỏi có thể không cần phải biết tất cả mọi thứ, giỏi tất cả mọi việc, nhưng sẽ biết ai là người mình nên lắng nghe và ai là người mình nên tin tưởng, sẽ phân biệt được đâu là quân tử và đâu là ngụy quân tử, đâu là thực tài và đâu là ngụy tài.

Nhà lãnh đạo ấu trĩ thường không có khả năng này, bởi họ đã mất đi khả năng phân biệt ai là ai, cái gì là cái gì và mình là ai."

Từ khóa: 

lưu bang

,

nguyễn ánh

,

lịch sử

Nhân tài trong xã hội không thiếu, chỉ thiếu người dụng được nhân tài. Lãnh đạo giỏi là người xếp được con trâu ra ruộng, con khỉ đi diễn trò chứ không phải ngược lại hay cào bằng. 

Vì vậy, dụng đúng người đúng việc thì công việc suôn sẻ, nhân viên ko chán nản, công ty phát triển. Dụng ko đúng việc đúng người thì con khỉ cày ko nổi sẽ nghỉ, con trâu lại phải cày cả phần con khỉ cũng sẽ chán nản mà bứt. Thế là tan tành.

Nói qua cũng phải nói lại, người được dụng cũng cần phải biết mình tới đâu để mà góp ý với lãnh đạo. Lãnh đạo bảo đi làm trò mà con trâu cứ cắm cúi nghe theo, hay con khỉ mà cứ xin đi cày thì sao mà phát triển được.

Trả lời

Nhân tài trong xã hội không thiếu, chỉ thiếu người dụng được nhân tài. Lãnh đạo giỏi là người xếp được con trâu ra ruộng, con khỉ đi diễn trò chứ không phải ngược lại hay cào bằng. 

Vì vậy, dụng đúng người đúng việc thì công việc suôn sẻ, nhân viên ko chán nản, công ty phát triển. Dụng ko đúng việc đúng người thì con khỉ cày ko nổi sẽ nghỉ, con trâu lại phải cày cả phần con khỉ cũng sẽ chán nản mà bứt. Thế là tan tành.

Nói qua cũng phải nói lại, người được dụng cũng cần phải biết mình tới đâu để mà góp ý với lãnh đạo. Lãnh đạo bảo đi làm trò mà con trâu cứ cắm cúi nghe theo, hay con khỉ mà cứ xin đi cày thì sao mà phát triển được.

Mình đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp có nói về tướng Đặng Lân khi trao đổi với vua Nguyễn Ánh. Vua Nguyễn Anh có nói: "Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ thì không nói làm gì nhưng Nguyễn Huệ sao giỏi thế? Ta toàn thua Nguyễn Huệ...". Đặng Lân có trả lời: "Nguyễn Huệ giỏi dùng người tài. Còn chúa công giỏi dùng người thường. Nên chúa công có được giang sơn..."

Mình cũng thấy việc dùng người rất quan trọng. Nhưng việc khẳng định đẳng cấp của một nhà lãnh đạo, một người cầm quyền cũng quan trọng không kém.
Mình nhớ trước đây, mình là tổ trưởng của 1 nhóm nhỏ người lao động với 13 người. Nhưng mình có thể nói và khiến người khác nghe dù họ không thuộc quyền quản lý của mình. Điều này trộm vía không phải ai cũng làm được. Nghĩa là nếu bạn là 1 nhà cầm quyền, 1 lãnh đạo dù cấp nhỏ hay cấp cao thì cũng cần khẳng định đẳng cấp của mình. Đẳng cấp của một nhà lãnh đạo rất dễ để nhận biết. Đó là khả năng trao quyền và dùng người không dưới sự chỉ đạo của mình. Muốn dùng người đầu tiên phải để họ tôn sùng bạn, ngưỡng mộ, coi trong...khi bạn có người theo mình rồi lúc đó mới là lúc chọn người và dùng người.
Mình nhớ ngày xưởng mình phá sản và mình đến làm một xưởng mới. Công việc ở đó khó và cần nhiều kinh nghiệm. Mình bị người cũ xem thường, lên mặt, nói xấu... mình càng hiểu rằng đẩng cấp là thứ chúng ta phải liên tục phát tán và phủ sóng bất cứ đâu ta đến. Việc đó quan trọng như việc phủ sóng virut toàn cầu. Bất cứ ai gặp ta cũng phải để họ thấy uy lực của ta. Giấu tài rất tốt nhưng phải tùy lúc. Điều đó đã thôi thúc mình tổ chức một cuộc họp gần 100 người lao động. Mình đã hỏi họ rằng: Họ đến đây để làm gì? Và mình đến đây để làm gì? Họ đến để làm việc và việc của họ là làm tốt việc được giao. Mình đến để làm việc và việc của mình là giao việc cho họ...sau cuộc họp hôm ấy họ đã thay đổi rất nhiều. Giống như những con sói hoang đã quy phục sói đầu đàn.
Trong lãnh đạo mình đề cao nhất là tầm nhìn. Người đứng đầu không có tầm nhìn không thể đưa người của mình đến đích.
Trong quản lý mình đề cao nhất là uy lực. Nếu nhắc đến tên của bạn mà người khác không có phản ứng gì thì bạn là một nhà bù nhìn.
Trong ứng xử mình luôn có tuyên ngôn rằng: Là một nhà cầm quyền dù bạn là một nhóm trưởng hay đứng đầu 1 doanh nghiệp thì hoặc là người khác vì nể phục bạn mà cống hiến, hoặc là sợ hãi bạn mà cống hiến. Nếu không làm được hai việc này sớm muộn cũng tan rã.
Nhiều người luôn cho rằng người tướng đó không có gì kiệt xuất, chẳng qua là cách dùng người của họ  Điều đó là sai lầm. Hoa không thơm, mật không ngọt sao ong bướm lại thi nhau kéo đến. Cái hơn người của họ ở đây là biết cần phải làm gì để đúng người đúng thời điểm.
Một chút ý kiến riêng.
 Em cũng đồng quan điểm với anh