"Người mẫu ngoại cỡ" - Đừng có nhìn vào họ rồi tự bảo mình "Cứ béo đi!"

  1. Làm đẹp

Hôm nọ thấy có bạn nào nói về việc đã tới thời của người mẫu ngoại cỡ, mình mới suy nghĩ sâu hơn về các vấn đề xoay quanh họ.

Phải khẳng định một điều, mình không phải là tín đồ của mấy nàng người mẫu chân dài mình dây. Với mình đẹp là khoẻ, là chắc chắn và đặc biệt là có thần thái. Và bản thân mình cũng là một người dễ béo, thở thôi cũng béo, uống nước lọc cũng vẫn béo lên. Thế nhưng dù biết mình béo mà vẫn thong dong nói rằng: “Tôi yêu cơ thể mình!” thì mình làm không nổi.

Các bạn nên hiểu một số điều thế này:

1. Để làm một người mẫu ngoại cỡ, bạn cần có một khuôn mặt đẹp.

Bạn sẽ không kiếm được cô người mẫu ngoại cỡ nào nổi tiếng nếu mặt cô ta không đẹp đâu. Hoặc ít nhất bạn phải biết trang điểm hoặc đầu tư cho khuôn mặt để thành đẹp. Việc biến một người béo trở thành người mẫu là gì? Đó là họ dù béo nhưng vẫn hấp dẫn, nhờ gương mặt, nhờ cách ăn mặc, nhờ đắp tiền lên người. Người mẫu mình dây nhiều người không cần gương mặt đẹp, có khi càng “xấu lạ” lại càng dễ thành công. Nhưng người mẫu ngoại cỡ thì không đâu.

Ashley Graham - Một người mẫu ngoại cỡ mình cực thích, và chị ấy cực kì xinh đẹp và hấp dẫn, các đường cong rõ rệt.

2. Người mẫu ngoại cỡ, họ vẫn phải tập thể dục, ăn uống điều độ và đảm bảo sức khoẻ.

Thực ra đối với những người mẫu ngoại cỡ nổi tiếng, cơ thể của họ là đầy đặn chứ không phải béo. Ba vòng của họ vẫn rất rõ rệt và cơ thể bóng khoẻ đẫy đà. Tạng cơ thể của họ như vậy. Họ không ăn uống kiêng khem nhưng vẫn tuân theo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh. Chứ bạn đừng nghĩ ngoại cỡ là ba vòng bằng nhau, ăn uống thả phanh, vô tội vạ suốt ngày và cứ có ai lên án thì nhảy đông đổng lên rằng: “Tôi chấp nhận cơ thể mình!”. Không có đâu!!! Như vậy là có lỗi với cơ thể mình đó!

3. Suy cho cùng, người mẫu ngoại cỡ trở thành xu thế thì cũng chỉ “béo” các nhãn hàng thời trang.

Các nhãn hàng thời trang đẩy người mẫu ngoại cỡ lên, góp phần tạo ra những câu chuyện truyền cảm hứng về tự tin, yêu quý bản thân, không cần gầy vẫn mặc đẹp để phục vụ mục đích sau cùng của họ là mở rộng thiết kế, tiếp cận một nhóm khách hàng khác, dễ bị thuyết phục hơn. Thử nghĩ xem, thay vì đưa ra các mẫu thiết kế cho các cô nàng thanh mảnh và phải tìm cách thuyết phục các cô gái “không mấy thanh mảnh” hãy cố gắng thanh mảnh để mặc đẹp như người mẫu, thì các nhãn hàng đẻ ra thời trang ngoại cỡ và nhồi sọ mấy cô béo rằng “Ừ các cô cứ béo đi, chẳng cần cố gắng nỗ lực để giảm cân vẫn mặc đẹp như người mẫu!”. Và tình hình chung là mấy cô béo vốn đã ít nghị lực để tập thể dục và tiết chế ăn uống, nay lại càng có động cơ để buông thả và dễ dãi với cơ thể của mình hơn.

Nói ngắn gọn lại, quan điểm của mình là gì?

Một: Nếu muốn béo mà vẫn thành người mẫu, mặc đồ gì cũng vẫn ưa nhìn thì vui lòng có khuôn mặt đẹp.

Hai: Đừng béo! Đừng gầy! Hãy đầy đặn và khoẻ mạnh!

Ba: Đừng có tin vào ba cái thông điệp rằng “Hãy chấp nhận cơ thể bạn dù bạn béo đến cỡ nào!” hay là “Đừng sợ béo, béo vẫn mặc đồ đẹp được!”. Thông điệp bạn nên tin đó là “Yêu thương bản thân là giữ cho bản thân cân đối, khoẻ mạnh!”.

P/s: Nói thì hay lắm nhưng mình vẫn đang thuộc dạng vừa béo vừa xấu đây. :)) Mình vẫn đang cố gắng cải thiện cơ thể vì ý thức được cơ thể đang ở tình trạng nào. Đừng ai gào lên với mình “No body-shaming here!” vì mình rất ghét body-shaming và có lẽ sẽ viết về chuyện này ở một bài nào đó khác! Tuy nhiên việc không hiểu rõ tình trạng sức khoẻ và cơ thể của bản thân mình cũng cho là một dạng body-shaming đấy!

Từ khóa: 

người mẫu ngoại cỡ

,

plus size model

,

làm đẹp

Mình nghĩ xu hướng thời trang này chỉ giúp mấy bạn mà người hơi "đô" một chút,chứ mà béo thì hơi nguy hiểm

Trả lời

Mình nghĩ xu hướng thời trang này chỉ giúp mấy bạn mà người hơi "đô" một chút,chứ mà béo thì hơi nguy hiểm

Mấy cô này gầy có khi còn xinh hơn ấy chứ

hay quá bạn ơi