Người nào đáng trách hơn Người xấu hay người làm họ trở nên xấu xa?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Câu hỏi này của bạn thật hay. Nó khiến mình nhớ lại câu chuyện bố mình kể cho mình nghe. Hai ông bạn già về hưu, chơi rất thân với nhau. Trong đó có một ông làm thủ quỹ của Hội cựu chiến binh xã. Thông thường Hội cựu chiến binh sẽ có một khoản quỹ để cho các thành viên khó khăn trong Hội vay vốn làm kinh tế. Mình tạm gọi ông giữ quỹ là ông A nhé, ông bạn là ông B.

Một hôm ông B sang nhà ông A chơi, thấy ông A đang ngồi đếm tiền quỹ của Hội cựu chiến binh. Khi đó, ông A cầm số tiền kia và cất vào ngăn tủ rồi ngồi nói chuyện với ông B

Đêm hôm đó, nghe tiếng động ngoài phòng khách, con trai ô A xuống kiểm tra và tóm sống một tên trộm đang cạy tủ nhà mình. Kể đến đây chắc hẳn các bạn biết người ăn trộm đó là ai rồi đúng không ạ? Chính là ông B - người bạn thân thiết của ông A.

Câu chuyện ông B lẻn vào ăn trộm tiền nhà ông A lan ra ngoài, cả làng rất sock, bởi bản chất ông B rất hiền lành, chân chất, gia cảnh cũng không khó khăn gì. Vậy tại sao ông B lại ăn trộm tiền của ông A?

Khi công an hỏi cung, ông B rất ăn năn, hối lỗi và trả lời thành thật:

- Tôi cũng không biết tại sao mình lại làm vậy? Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ ăn trộm của ai cái gì, dù chỉ là 1 cọng rau. Tôi thực sự không có nhu cầu sử dụng số tiền đó. Nhưng khi tôi nhìn thấy ông A để số tiền lớn một cách hớ hênh quá, tôi đã nảy sinh lòng tham nên lẻn vào lấy. Tôi thật sự rất xấu hổ về việc làm của mình!

Bắt đầu từ đây, có 2 luồng ý kiến xảy ra, một nhóm thì trách ông A quá hớ hênh. Và cho rằng chính việc không cất tiền cẩn thận của ông A đã biến ông B trở thành người xấu, khiến lòng tham của ông B trỗi dậy. Do đó, ông A là người có lỗi trong chuyện này!

Nhóm khác thì cho rằng ông B mới là người có lỗi. Tiền của người ta, người ta để đâu là quyền của người ta. Mình ăn trộm là mình có lỗi, mình quá tham lam nên mới không kiểm soát được!

Nhưng riêng bố mình, thì dạy mình rằng: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Trong câu chuyện của ông A và ông B, cả hai người đều đáng trách. Ông B có lỗi, nhưng ông A cũng có phần trách nhiệm trong đó.

Và theo quan điểm cá nhân của mình thì: Ai là người chủ động thì đó là người đáng trách hơn! Như vậy, ông B đáng trách 10, thì ông A chỉ đáng trách 3 thôi! Vì ông B chủ động trong việc ăn trộm, còn ông A thì không chủ động tạo điều kiện biến ông B thành người xấu.

Theo như khái niệm bạn đưa ra là "người xấu" và "người làm họ trở nên xấu".

Nếu một người chủ động biến người khác thành "người xấu". Thì rõ ràng đây cũng là người xấu, chứ không thể là người tốt. Bởi nếu họ là người tốt, họ đã không đẩy ai đến con đường sai trái cả!

Còn đối với "người xấu" theo quan điểm của bạn. Họ chắc chắn chủ động trong việc lựa chọn hành động, nên dĩ nhiên họ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Và họ thực sự đáng trách. Nếu đẩy trách nhiệm cho người khác, chứng tỏ họ đang lấp liếm trách nhiệm của mình! Vậy thì họ càng xấu hơn thôi!

Chốt lại vấn đề, mình cho rằng "ai là người chủ động, thì đó là người đáng trách!"

Trả lời

Câu hỏi này của bạn thật hay. Nó khiến mình nhớ lại câu chuyện bố mình kể cho mình nghe. Hai ông bạn già về hưu, chơi rất thân với nhau. Trong đó có một ông làm thủ quỹ của Hội cựu chiến binh xã. Thông thường Hội cựu chiến binh sẽ có một khoản quỹ để cho các thành viên khó khăn trong Hội vay vốn làm kinh tế. Mình tạm gọi ông giữ quỹ là ông A nhé, ông bạn là ông B.

Một hôm ông B sang nhà ông A chơi, thấy ông A đang ngồi đếm tiền quỹ của Hội cựu chiến binh. Khi đó, ông A cầm số tiền kia và cất vào ngăn tủ rồi ngồi nói chuyện với ông B

Đêm hôm đó, nghe tiếng động ngoài phòng khách, con trai ô A xuống kiểm tra và tóm sống một tên trộm đang cạy tủ nhà mình. Kể đến đây chắc hẳn các bạn biết người ăn trộm đó là ai rồi đúng không ạ? Chính là ông B - người bạn thân thiết của ông A.

Câu chuyện ông B lẻn vào ăn trộm tiền nhà ông A lan ra ngoài, cả làng rất sock, bởi bản chất ông B rất hiền lành, chân chất, gia cảnh cũng không khó khăn gì. Vậy tại sao ông B lại ăn trộm tiền của ông A?

Khi công an hỏi cung, ông B rất ăn năn, hối lỗi và trả lời thành thật:

- Tôi cũng không biết tại sao mình lại làm vậy? Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ ăn trộm của ai cái gì, dù chỉ là 1 cọng rau. Tôi thực sự không có nhu cầu sử dụng số tiền đó. Nhưng khi tôi nhìn thấy ông A để số tiền lớn một cách hớ hênh quá, tôi đã nảy sinh lòng tham nên lẻn vào lấy. Tôi thật sự rất xấu hổ về việc làm của mình!

Bắt đầu từ đây, có 2 luồng ý kiến xảy ra, một nhóm thì trách ông A quá hớ hênh. Và cho rằng chính việc không cất tiền cẩn thận của ông A đã biến ông B trở thành người xấu, khiến lòng tham của ông B trỗi dậy. Do đó, ông A là người có lỗi trong chuyện này!

Nhóm khác thì cho rằng ông B mới là người có lỗi. Tiền của người ta, người ta để đâu là quyền của người ta. Mình ăn trộm là mình có lỗi, mình quá tham lam nên mới không kiểm soát được!

Nhưng riêng bố mình, thì dạy mình rằng: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Trong câu chuyện của ông A và ông B, cả hai người đều đáng trách. Ông B có lỗi, nhưng ông A cũng có phần trách nhiệm trong đó.

Và theo quan điểm cá nhân của mình thì: Ai là người chủ động thì đó là người đáng trách hơn! Như vậy, ông B đáng trách 10, thì ông A chỉ đáng trách 3 thôi! Vì ông B chủ động trong việc ăn trộm, còn ông A thì không chủ động tạo điều kiện biến ông B thành người xấu.

Theo như khái niệm bạn đưa ra là "người xấu" và "người làm họ trở nên xấu".

Nếu một người chủ động biến người khác thành "người xấu". Thì rõ ràng đây cũng là người xấu, chứ không thể là người tốt. Bởi nếu họ là người tốt, họ đã không đẩy ai đến con đường sai trái cả!

Còn đối với "người xấu" theo quan điểm của bạn. Họ chắc chắn chủ động trong việc lựa chọn hành động, nên dĩ nhiên họ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Và họ thực sự đáng trách. Nếu đẩy trách nhiệm cho người khác, chứng tỏ họ đang lấp liếm trách nhiệm của mình! Vậy thì họ càng xấu hơn thôi!

Chốt lại vấn đề, mình cho rằng "ai là người chủ động, thì đó là người đáng trách!"

Cả hai cùng đáng trách. Người trở nên xấu xa thì không giữ được lập trường, không kiểm soát được hành động của mình. Tuy nhiên thì người làm họ trở nên xấu xa cũng đáng trách không kém. 
Nhưng cũng phải kể đến hoàn cảnh. Có thể không cần dụ dỗ mà những người bản tính tốt vì tiếp xúc nhiều cùng người xấu đồng thời không kiểm soát được mình nên trở thành con người khác. Lúc này đáng trách hơn là những người thay đổi bản chất.
Ngược lại, trường hợp những kẻ chủ động dụ dỗ, đầu độc người khác trở nên xấu xa thì đích thực là đáng trách hơn. 

Theo mình thì người đáng trách hơn là người làm cho họ trở nên xấu xa.