Người nhạy cảm cảm nhận cuộc sống khác với những người bình thường như thế nào?

  1. Phong cách sống

  2. Tâm lý học

  3. Tâm sự cuộc sống

Mình có đọc qua tiêu đề của một cuốn sách : Người nhạy cảm - Món quà hay lời nguyền, và nó khiến mình suy nghĩ khá nhiều. Bản thân là một đứa ít khi để tâm đến người khác và những điều xung quanh, nên mình thắc mắc liệu những người nhạy cảm phải trải qua điều gì trong cuộc sống của họ vậy?

Từ khóa: 

người nhạy cảm

,

cảm nhận cuộc sống

,

phong cách sống

,

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

dgldbejjyofmcsfvkfd9

Mình là một người nhạy cảm, và hay để tâm đến người khác. Mình không biết bản thân đang ở mức độ nặng hay nhẹ, nhưng mình muốn nói lên cảm nhận của mình về cuộc sống xung quanh :D.

Khi trò chuyện hay tiếp xúc với người khác, điều mình quan tâm nhất là nét mặt và thái độ của họ, chỉ cần họ có chút chau mày khi nghe lời nói của mình, mình sẽ lập tức ko nói nữa, sau đó thì là cả một quá trình đấu tranh tâm trí : liệu mình có nói điều gì sai à?, họ có ghét mình không?, họ làm nét mặt như vậy là có ý gì? đáng lý mình ko nên nói ra điều đó bla bla.

Đôi khi những lời bâng quơ của người khác cũng dễ dàng khiến mình bị tổn thương. Nếu một người lỡ nói sai điều gì đó, có thể họ sẽ quên ngay sau đó, nhưng đối với mình thì nó vẫn sẽ luôn tồn tại, chẳng thể nào quên được, và mình thường xuyên lấy những điều đó ra để tự dày vò bản thân. Có thể là dành cả một ngày, một tuần, một tháng hay cả năm để suy nghĩ về những điều đó.

Mỗi khi mình viết status hay nhắn tin với người khác, nhất định phải thêm icon cảm xúc, cẩn trọng từng ngữ điệu và ý nghĩa của từng câu chữ, để họ không hiểu lầm ý mình. Đi trong một nhóm ba người, mình luôn tự nghĩ bản thân là người thừa thãi. Hay mỗi khi ra ngoài, vào lớp, luôn sợ mọi người nhìn mình và bàn tán. Luôn tự nghi ngờ, thiếu cảm giác an toàn với bản thân và những người xung quanh, ngay cả những người thân quen nhất.

Bên ngoài mình luôn tỏ ra là người mạnh mẽ, bên trong lại cực kỳ mềm yếu. Nói là không nhìn nhưng thực chất đã liếc cả nghìn cái, nói là không nghe, nhưng thực ra đã thuộc lòng những gì người khác nói. Những câu hỏi tương tự như "tiếng đóng cửa của cậu ấy mạnh quá, cậu ấy gặp chuyện gì à?" xuất hiện thường xuyên trong tâm trí mình. Mình luôn cảm thấy bản thân không đủ tốt và thường tự cho mình là nguyên nhân của những điều tồi tệ.

Mình đặc biệt ám ảnh bởi các lời chỉ trích, hay tự đem bản thân đi so sánh với người khác, nếu 10 người nhận xét, 9 người khen, 1 người chê, mình sẽ tin vào lời chê ấy hơn bất kỳ lời khen nào khác. Và cũng cực kỳ thiếu quyết đoán, một câu hỏi người khác hỏi mình, mình sẽ suy nghĩ và đưa ra quyết định rất rất lâu sau đó.

Mình luôn luôn tìm cách để làm hài lòng những người xung quanh, sợ mình làm sai, sợ bị người khác chê cười, ghét bỏ. Những cảm xúc mình nhận được cũng mạnh mẽ hơn gấp nghìn lần, cũng vì vậy mà mình quá dễ khóc, dễ cười, dễ lo lắng, dễ đồng cảm với người khác. Nhưng điều đó lại khiến mình có những trải nghiệm cảm xúc đẹp đẽ hơn :D

Trả lời
dgldbejjyofmcsfvkfd9

Mình là một người nhạy cảm, và hay để tâm đến người khác. Mình không biết bản thân đang ở mức độ nặng hay nhẹ, nhưng mình muốn nói lên cảm nhận của mình về cuộc sống xung quanh :D.

Khi trò chuyện hay tiếp xúc với người khác, điều mình quan tâm nhất là nét mặt và thái độ của họ, chỉ cần họ có chút chau mày khi nghe lời nói của mình, mình sẽ lập tức ko nói nữa, sau đó thì là cả một quá trình đấu tranh tâm trí : liệu mình có nói điều gì sai à?, họ có ghét mình không?, họ làm nét mặt như vậy là có ý gì? đáng lý mình ko nên nói ra điều đó bla bla.

Đôi khi những lời bâng quơ của người khác cũng dễ dàng khiến mình bị tổn thương. Nếu một người lỡ nói sai điều gì đó, có thể họ sẽ quên ngay sau đó, nhưng đối với mình thì nó vẫn sẽ luôn tồn tại, chẳng thể nào quên được, và mình thường xuyên lấy những điều đó ra để tự dày vò bản thân. Có thể là dành cả một ngày, một tuần, một tháng hay cả năm để suy nghĩ về những điều đó.

Mỗi khi mình viết status hay nhắn tin với người khác, nhất định phải thêm icon cảm xúc, cẩn trọng từng ngữ điệu và ý nghĩa của từng câu chữ, để họ không hiểu lầm ý mình. Đi trong một nhóm ba người, mình luôn tự nghĩ bản thân là người thừa thãi. Hay mỗi khi ra ngoài, vào lớp, luôn sợ mọi người nhìn mình và bàn tán. Luôn tự nghi ngờ, thiếu cảm giác an toàn với bản thân và những người xung quanh, ngay cả những người thân quen nhất.

Bên ngoài mình luôn tỏ ra là người mạnh mẽ, bên trong lại cực kỳ mềm yếu. Nói là không nhìn nhưng thực chất đã liếc cả nghìn cái, nói là không nghe, nhưng thực ra đã thuộc lòng những gì người khác nói. Những câu hỏi tương tự như "tiếng đóng cửa của cậu ấy mạnh quá, cậu ấy gặp chuyện gì à?" xuất hiện thường xuyên trong tâm trí mình. Mình luôn cảm thấy bản thân không đủ tốt và thường tự cho mình là nguyên nhân của những điều tồi tệ.

Mình đặc biệt ám ảnh bởi các lời chỉ trích, hay tự đem bản thân đi so sánh với người khác, nếu 10 người nhận xét, 9 người khen, 1 người chê, mình sẽ tin vào lời chê ấy hơn bất kỳ lời khen nào khác. Và cũng cực kỳ thiếu quyết đoán, một câu hỏi người khác hỏi mình, mình sẽ suy nghĩ và đưa ra quyết định rất rất lâu sau đó.

Mình luôn luôn tìm cách để làm hài lòng những người xung quanh, sợ mình làm sai, sợ bị người khác chê cười, ghét bỏ. Những cảm xúc mình nhận được cũng mạnh mẽ hơn gấp nghìn lần, cũng vì vậy mà mình quá dễ khóc, dễ cười, dễ lo lắng, dễ đồng cảm với người khác. Nhưng điều đó lại khiến mình có những trải nghiệm cảm xúc đẹp đẽ hơn :D

Ngoài những trả lời rất hay của các bạn ở dưới, mình muốn chia sẻ thêm một chút về lợi ích của sự nhạy cảm, đối với bản thân mình.

Mình tin là không chỉ nhạy cảm, mà bất kì tính cách nào, khi được sống trong đúng môi trường, sẽ nảy nở rực rỡ.

Người nhạy cảm có rất nhiều ưu điểm khi làm việc chung với con người, ít nhất là trong ngành tâm lý mình đang theo đuổi. Có những thứ bạn buộc phải học (ví dụ: kĩ năng lắng nghe chủ động, kiên nhẫn, thấu cảm,...), thì những điều đó đã có sẵn trong tụi mình rồi. Hãy tưởng tượng khi một người đau buồn và tìm đến chuyên gia tâm lý. Nếu bạn chưa đủ nhạy cảm để thấu hiểu họ, bạn có thể bối rối và thậm chí đưa ra những lời khuyên - điều mà cực kì sai đạo đức trong ngành tham vấn tâm lý. Đổi lại, một người nhạy cảm có thể bắt sóng được với cảm xúc của người kia, và họ hiểu rằng khi nào nên lắng nghe, khi nào nên cất lời an ủi, và nhận diện được những điểm tốt đẹp ở người kia để thúc đẩy họ phát triển.

Mình cũng tin là người nhạy cảm có thể cảm nhận cuộc sống theo một chiều sâu hơn. Một chiếc lá đâm chồi cũng khiến tụi mình hạnh phúc. Một lời nói dễ thương có thể làm tụi mình vui cả ngày.

Người nhạy cảm không dễ kết bạn, nhưng hầu hết các mối quan hệ đều rất chất lượng, và có thể an tâm dựa vào.

Tụi mình cũng hiểu bản thân nhiều hơn, và luôn cố gắng làm nhiều điều tốt đẹp, tử tế, và dịu dàng với mọi người.

Điều tụi mình cần luyện tập thêm, chỉ là cách cân bằng giữa cảm xúc dành cho người khác và dành cho chính bản thân mình.

https://cdn.noron.vn/2022/04/11/40891116812369725-1649653360_1024.jpg

Mình là một người hơi hướng nội tâm và khá nhạy cảm. Mọi người có biết cái thế giới của người nhạy cảm, nó "nhạy" tới mức nào không?

Mỗi lần nói chuyện mình sẽ thường để ý tới ánh mắt, thái độ của người của người khác đối với câu chuyện mình đang kể. Thậm chí không phải quan tâm mà còn là sợ sệt. Chỉ cần để ý một chút, họ có những biểu cảm như chán nán hay lờ đờ thì mình sẽ im bặt. Và sau đó là một cuộc đấu tranh nội tâm xảy ra. Hàng nghìn ý nghĩ, câu hỏi như: "Họ đang nghĩ gì về mình vậy?"; "Câu chuyện mình kể nhàm chán quá phải không?"; "Mình có nên nói nữa không nhỉ?".... Mình đã bị "chìm đắm" bởi loạt suy nghĩ đó mà không tài nào thoát ra nổi. Là khi mỗi lần mình đi cùng bạn bè không thân thiết thì lại chẳng thể hòa nhập vào cùng câu chuyện với họ. Bỗng thấy bản thân thật thừa thãi. Mỗi lời mình nói ra như chẳng ai thèm nghe và phản ứng gì lại. Những lần như thế lại khiến mình thở dài rồi suy nghĩ mông lung.

Rồi là khi lướt qua những cái story trên instagram của lũ bạn mình lại cảm thấy như nó đang nói về mình. Mình lại bắt đầu tự hỏi bản thân: "Nó nói vậy là có ý gì?"; "Mình tệ quá phải không?"; "Nó giống như đang nói mình vậy?". Hay kể cả nghe lũ bạn thì thầm buôn chuyện với nhau đôi lúc đánh mắt sang đứa này nhìn ngó qua đứa kia mình cũng có cảm giác như chính bản thân bị đưa vào "tầm ngắm". Mình lại mơ hồ nghĩ xem nó đang nói xấu mình phải không, rồi chúng nó nói cái gì không biết?

Là khi mình gửi đi một tin nhắn mà người ta seen xong không trả lời hay vẫn đang truy cập mà không seen rồi mình lại nghĩ:"Tin nhắn mình gửi đi có vô duyên quá không?"; "Mình nói chuyện chán đến thế cơ à?"; "Tại sao nó không rep lại mình?"... Lúc ấy mình lại đứng trước "bờ vực" đắn đo xem có nên thu hồi hay không.

Cũng là khi nhắn bất kỳ một tin gì với ai đó phải thật cận trọng từng câu từng chữ. Mình phải đọc đi đọc lại, sửa tới sửa lui để đảm bảo rằng họ sẽ không hiểu lầm ý của mình.

Là ngày hôm đó khi mình đi ra ngoài có 9 người khen mình đẹp nhưng chỉ một người chê mình xấu, mình sẽ lập tức tin ngày. Vậy là cả ngày hôm đó mình mang bộ mặt ủ rũ đi khắp muôn nơi. Mình sợ ánh nhìn của người khác tập trung trên mình, mình ghét trở thành tâm điểm chú ý. Mình sợ mọi buổi họp mặt gia đình. Ngay cả khi mình cố tỏ ra thoải mái họ vẫn kêu mình đang cáu. Mình chẳng thể hòa hợp nói chuyện với ai. Mình ghét sự so sánh nhưng lại hay đem bản thân mình đặt lên bàn cân với người khác rồi lại tự thấy mình yếu kém.

Mình luôn nhút nhát, rụt rè, mình sợ sai, sợ bị chê cười. Mình là 1 đứa tính cách rất kỳ quái. Có lúc nói chuyện không ngừng được mồm, hễ hôm vào vui thì kể đủ mọi chuyện trên trời dưới đất. Buồn rồi lại chẳng thích kể lể, khóc lóc tâm sự với ai. Chẳng phải một người có trí nhớ tốt, nhưng ai tốt với mình đều ghi nhớ. Kiểu người nóng tính, dễ giận nhưng mau quên. Tâm trạng không tốt thì mở những bài nhạc buồn. Luôn luôn làm người khác vui vẻ nhưng chính bản thân mình lại là người cô đơn nhất. Thích nghe người khác tâm sự nhưng lại chẳng muốn tâm sự với ai. Bề ngoài trông mình hay cười, hài hước nhưng bên trong lại yếu đuối, dễ tổn thương.

Người nhạy cảm như mình, buồn thì chỉ một mình bản thân biết. Suy nghĩ nhiều giống mình, ấm ức cũng 1 mình chịu đựng. Cũng chẳng bao giờ dám trách cứ đó là lỗi của một ai, đều là do mình không đủ bản lĩnh mà ra.

Là khi trước mặt người lạ thì im lặng, còn trước mặt bạn bè thân thiết lại "nổi điên". Quen với bóng đêm, thích ngủ muộn, hay tự suy diễn. Nhiều lúc bỗng cảm giác bản thân bị bỏ rơi, không nơi nương tựa.

Là người thiếu quyết đoán, gần như chẳng có ý kiến riêng. Quá dễ mềm lòng, chẳng thể nào khống chế nổi cảm xúc.

Là khi làm cái gì cũng dè dặt, sợ người ta không vừa lòng. Không dám làm phiền cũng không biết từ chối ai. Một câu nói thốt ra 5 giây của người khác cũng khiến mình suy nghĩ 5 phút, 5 giờ... Chỉ cần gặp một chút chuyện buồn thôi cũng sẽ nhớ lại những chuyện cực kỳ đau khổ lúc trước, sau đó lại càng buồn hơn....

............................

Người nhạy cảm sẽ có nhiều cảm xúc mãnh liệt hơn so với người bình thường. Ngoài ra, vì có những rung động mạnh mẽ nên họ cũng tiếp thu được rất nhanh cảm xúc hoặc tình huống xung quanh, người nhạy cảm có trực giác khá tốt
Chắc hẳn xung quanh bạn cũng có một người bạn lúc nào cũng rụt rè, chẳng biết từ chối người khác, dễ bị tổn thương và quá mức để ý đến ý kiến, cái nhìn của mọi người mà quên đi cảm nhận của bản thân. Những người như vậy, chúng ta gọi chung là những người có tâm hồn nhạy cảm. Dù bị xem là yếu đuối nhưng thực tế tâm hồn của họ rất đẹp, họ luôn cố gắng duy trì và vun đắp cho những mối quan hệ theo cách của riêng họ. 
Dẫu vậy vì quá nhạy cảm, họ thường tự khiến cuộc sống của mình mệt mỏi, âu sầu... Nếu bạn có quen một ai đó như vậy, xin hãy trân trọng họ, bao dung họ một chút. 
Người nhạy cảm luôn thiếu cảm giác an toàn và tự ti thái quá. Gặp chuyện gì họ cũng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, suy nghĩ cho người đó, sợ ngôn ngữ, hành động của mình khiến người ta không thoải mái, trong khi thực tế người khó chịu nhất cuối cùng lại là chính họ. Họ cũng rất ít khi chủ động giao tiếp với người khác, thế nhưng luôn nhiệt tình đón nhận và quý trọng tất cả những ai chủ động đối tốt với mình. Phần lớn những kẻ "lạnh lùng, kiêu chảnh" thoạt nhìn rất khó tiếp cận mà bình thường chúng ta vẫn nhìn thấy thường chính là những người nhạy cảm nhất.

Nếu bạn muốn biết cấp độ của người nhạy cảm thì theo thần số học những người nào có 2 con số 2 trong ngày tháng năm Sinh người đó sẽ thứ nhất trực giác rất mạnh và tốt. Nhưng ngược lại có 3 con số 2 hoặc 4 con số 2 trong ngày tháng năm sinh thì đó là 1 vấn đề cần phải tháo bỏ bớt vì quá nhiều con số 2 nên sẽ rất rất là nhạy cảm từ môi trường lẩn lời nói của người khác và phải biết đặt rõ giới hạn của bản thân vì nếu không khi bạn tiếp xúc với những người tiêu cực thì bạn lại ôm lấy vào và tưởng đó là của mình :)))

Người thấu cảm (empaths), Cực kỳ nhạy cảm. Kết nối với Tự nhiên.

Bạn đang được kêu gọi để đặt nền tảng cho tinh thần nhằm đảm bảo rằng nguồn hào quang của bạn luôn rõ ràng và nội tâm của bạn đã được thỏa mãn. Nếu bạn không làm điều đó thì bạn sẽ rất dễ để bị cuốn vào nguồn năng lượng của người khác và lầm tưởng nó với năng lượng của chính bạn. Ranh giới của bạn sẽ trở nên mờ nhạt bởi vì bạn đang hấp thụ năng lượng xung quanh mình và phải đấu tranh để xác định đâu là năng lượng của người khác và đâu là của bạn.

Nếu bạn rút được lá này, bạn rất có thể là người đồng cảm hoặc người cực kỳ nhạy cảm, và bạn cần thời gian để ở một mình nhằm thỏa mãn nội tâm của mình, cân bằng nguồn năng lượng và tịnh tâm. Có 2 dạng người: một đi rút năng lượng từ người khác, và một lấy năng lượng từ bên trong chính mình. Hãy suy ngẫm xem mình thuộc dạng nào và dành thời gian mỗi ngày để đáp ứng đầy đủ cho nội tâm của mình. Nhạy cảm là một siêu năng lực, nhưng cũng giống như tất cả các nguồn sức mạnh khác, nó cũng cần được nuôi dưỡng để phát triển

Chúng ta rất dễ bị cuốn vào những năng lượng có tần số cao đang xoáy quanh hành tinh. Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để dọn sạch tất cả những thứ này khỏi lãnh địa tinh thần của bạn là hãy đặt nền tảng tinh thần cho chính mình bằng cách kết nối với Đất mẹ.

Có nhiều cách để có được nền tảng đó, một trong số những cách mạnh mẽ nhất là luyện tập kết nối với đất bằng cách kết nối với sức mạnh của Đất mẹ. Hãy dành thời gian hòa mình với tự nhiên, hãy đặt tay lên một cái cây (lòng bàn chính là phần mở rộng của Luân xa Trái tim bên trong bạn) hoặc đi chân trần trên nền đất.

Ví như khi bạn nói "ok". Người bt chỉ nghĩ đó là ok, người nhạy cảm lại nghĩ " tại sao lại chỉ là ok, hay cô ấy không hài lòng, hay m làm cô ấy bực không muốn nói tiếp, hay cô ấy cố ý lên giọng với mình ..."
Oh, tại sao mình biết hả. Bởi vì không chỉ có người nhạy cảm và người không nhạy cảm. Mà còn tùy từng giai đoạn, từng trường hợp và từng đối tượng mà bạn có nhạy cảm hay không. Nếu bạn thường xuyên đặt những câu hỏi trên cho đa số trường hợp thì bạn chính là "người nhạy cảm" được nhắc đến ở đây đấy.
Với hàng loạt những băn khoăn như vậy thì cs của người nhạy cảm khá mệt mỏi, dây thần kinh lúc nào cũng căng lên để suy nghĩ, phỏng đoán và đôi khi là phản ứng tiêu cực từ chính phỏng đoán của mình. Nó cho phép người nhạy cảm có thể thấy được nhiều tình huống giả sử hơn và nếu có một kế hoạch ứng phó thì thật tuyệt. 
Nhưng nếu để chính những giả thiết đó vần vò thì bản thân họ sẽ rất mệt mỏi đó.

Mình nghĩ nhạy cảm là món quà đấy! Nhạy cảm thì sẽ "nghe thấy" được nhiều thứ, nhưng cũng "mang rước" nhiều suy tư. (Suy nghĩ nhiều đâm ra trầm mặc). Chúng ta sống trong thế giới lượng tử, cho nên mọi sự việc dù là nhỏ nhất cũng đều có cộng hưởng tần số trên khắp toàn miền không gian đương đại này, việc nhạy cảm giúp chúng ta dễ "nghe thấy" được những tầng sóng "âm ba" của vũ trụ hơn những người ít nhạy cảm (điều này sẽ có hai mặt lợi hại - nhị nguyên). Cũng như mở một cánh cửa vậy mà, có những ngày nắng vàng ấm áp qua khe cửa nhưng cũng không thể thiếu những ngày mưa sa bão táp vào khung cửa ấy thôi.

Mình nhạy cảm và mình không thích là người nhạy cảm như vậy. Mình bị ám ảnh bởi lời nói và thái độ của người khác. Mình hay suy nghĩ nhiều dù họ khen hay chê. Khen thì nghĩ rằng họ nói vậy cho có, chê vì mình làm sai, mình mắc lỗi, mình không đủ tốt. Nói chung mình luôn sợ người khác hiểu sai và nghĩ xấu về mình. Mình cố gắng trở thành người tốt đẹp trong mắt mọi người, hòa nhã hết mức và nó khiến mình mệt mỏi.

chỉ cần một cái reaction bình thường của một người bạn mà mình nghĩ là khá gần gũi đối với mình và đối với các bạn khác là đã đủ cảm thấy tệ cho một ngày.

Mình cũng là một đứa nhanh quên, không để ý nhiều lắm nên cùng ngồi chờ câu trả lời với bạn :)

Đọc từ nhiều bài viết thì người nhạy cảm rất tinh tế, suy nghĩ cho cảm xúc của những người xung quanh, dễ đồng cảm,... cuộc sống của người nhạy cảm chắc sẽ thú vị lắm.