Nguy hiểm tiềm tàng đến từ TikTok và những ứng dụng của ByteDance

  1. Công nghệ thông tin

Sự tự do trong việc tạo ra và chia sẻ các nội dung (content) trên không gian Internet và các ứng dụng mạng xã hội (MXH) hiện nay đã gián tiếp dẫn đến sự thâm nhập một cách tràn lan và rộng khắp của những nội dung kém chất lượng, hoặc có chất lượng không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và văn hóa của xã hội.


Sơ lược về ByteDance

ByteDance, một công ty công nghệ cao với sự tập trung vào phát triển Trí tuệ Nhân tạo (artificial intelligence, viết tắt AI/machine learning) của Trung Quốc, ra đời vào năm 2012 và là công ty đứng đằng sau rất nhiều sản phẩm ứng dụng mạng xã hội như TikTok, Musical.ly, Douyin, Xigua và Jinri Toutiao.

Trụ sở công ty ByteDance. Nguồn: TechNode

Được biết, ByteDance hiện là một trong những công ty công nghệ cao có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc, và vẫn đang trên đà phát triển mạnh. Tài sản của ByteDance được ước tính đến 20 tỉ đô la Mỹ và sản phẩm ứng dụng Jinri Toutiao của công ty này, một ứng dụng đọc tin tức, đã trở thành một trong những dịch vụ Internet phát triển nhất tại quốc gia này, với 120 triệu người sử dụng mỗi ngày.

Bí mật cốt lõi của sự thành công của ByteDance nằm ở khả năng vận dụng AI vào việc phân tích và tiếp cận những đối tượng người sử dụng Internet và MXH phù hợp với những nội dung trên các ứng dụng của mình.

Nội dung được chia sẻ trên những ứng dụng này thường là những nội dung kém chất lượng và chủ yếu mang tính giải trí. Đây cũng là một định hướng có chủ ý của ông Trương Nhất Minh (Zhang Yiming), người sáng lập ByteDance.

"Kết quả kiểm tra của chúng tôi cho thấy, mức độ tương tác của người dùng tuột dốc mạnh mỗi khi chúng tôi chia sẻ những nội dung về những vấn đề trên thế giới, hoặc về khoa học và công nghệ"_ ông Trương cho biết.

Ông Trương Nhất Minh, nhà sáng lập ByteDance. Nguồn: chinapictorial.com.cn


Nguy hiểm tiềm tàng đến từ các ứng dụng của ByteDance

Chính định hướng này đã dấn đến một hệ lụy nghiêm trọng mà ByteDance đang phải đối mặt hiện nay, đó là sự tràn lan của các nội dung khiêu dâm trên các ứng dụng như Musical.ly và TikTok, nơi mà người dùng chủ yếu thuộc nhóm dưới tuổi vị thành niên.

Lý do dẫn đến sự tràn lan này là vì những nội dung mang tính khiêu dâm thường thu hút phần đông người dùng, hơn hẳn những nhóm nội dung giải trí khác. Thêm vào đó, do phần lớn người dùng của các ứng dụng MXH này thuộc nhóm dưới tuổi vị thành niên, nên các em chưa có đủ độ chín chắn và ý thức về những nguy hiểm tiềm tàng khi đăng tải những video và hình ảnh trong những trang phục hở hang, thiếu vải của mình, nhằm thú hút nhiều lượt xem của các người dùng khác, và vì thế dễ trở thành mục tiêu của những kẻ ấu dâm háo sắc, có ý đồ xấu trên MXH.


Danielle Cohn, cô bé 13 tuổi, người dùng Musical.ly, trong những trang phục hở hang không phù hợp với lứa tuổi. Nguồn: YouTube

Góc tối của tương tác người dùng trên TikTok. Nguồn: YouTube

Đã có rất nhiều những kênh cá nhân (personal channels) trên YouTube đăng tải và bóc mẽ những nội dung thiếu lành mạnh được lan truyền trên các ứng dụng như Musical.ly và TikTok. Tất nhiên vào thời gian đầu, phía ByteDance liên tục đệ đơn khiếu nại những kênh cá nhân này, ép họ phải tháo gỡ những video bóc mẽ này xuống, nhưng cuối cùng ByteDance cũng không thể chiến thắng làn sóng dư luận.


Giải pháp và lời kết

Vấn nạn này đòi hỏi một hệ thống quản lý nội dung online chặt chẽ hơn, với những mức xử phạm đủ mạnh tay. Tuy nhiên, với những công ty có quy mô hoạt động trên tầm cỡ thế giới, như ByteDance và những công ty công nghệ cao khác, thì việc có thể linh động vận hành tại những quốc gia khác nhau với những hệ thống pháp luật khác nhau không phải là điều đơn giản.

Vào tháng 6 vừa rồi, ByteDance đã đưa ra các chính sách mới để bảo đảm sự riêng tư và an toàn cho người dùng trên các ứng dụng MXH của mình. Theo đó, người dùng có thể chọn chế độ "riêng tư" cho những nội dung mình đăng tải. Những nội dung "riêng tư" chỉ có thể được xem bởi những người dùng được cho phép, hoặc trong danh sách bạn bè của người đăng tải. Ngoài ra, tính năng quản lý giờ giấc và thời lượng sử dụng dành cho các phụ huynh cũng đã được đưa vào.

Nguồn: WindowsChimp

Sau cùng thì, thử thách mà ByteDance đang gặp phải thực sự là một tình thế tiến thoái lưỡng nan (dilemma). Một mặt, phía công ty lo sợ rằng nếu chuyển hướng nội dung đăng tải từ hình thức giải trí sang hình thức học thuật thì độ tương tác của người dùng sẽ sụt giảm; mặt khác, những nội dung giải trí mang lại độ tương tác cao, nhưng rủi ro đi kèm cũng nhiều không kém. ByteDance có thể vượt qua khủng hoảng này như thế nào, chúng ta hãy cùng chờ xem vậy.


Nguồn:

Russell, J. (2017) Ambitious media firm ByteDance is no longer a secret outside of China. Link:

Zaagman, E. (2018) ByteDance's teen protection problem. Link:


Từ khóa: 

bytedance

,

tiktok

,

musically

,

trí tuệ nhân tạo

,

artificial intelligence

,

công nghệ thông tin

Chuyện này là vấn đề chung của nội dung trên Internet rồi, không phải chỉ có các ứng dụng của ByteDance.

Người dùng có xu hướng tương tác và chia sẻ & chi tiêu nhiều hơn với các nội dung giải trí, sex, gái & chơi game hơn là những nội dung có tính kiến thức hay học thuật. 

Các công ty công nghệ luôn cần số lượng người dùng lớn để tăng giá trị khi gọi vốn & IPO, vì vậy họ sẽ tập trung vào các nội dung giải trí để thu hút được user.

Với các nền tảng nội dung là text, khi vận hành có thể dễ dàng chặn các từ/ text có nội dung khiêu dâm, kích động nhưng bài toán đó trở nên khó hơn rất nhiều với các nền tảng video như các sản phẩm của ByteDance, đặc biệt là livestreaming. Livestream xong họ có thể ko lưu video trên hệ thống nên khó kiểm soát và nhận diện để xử phạt user . Việc này chị đã đối diện khi làm TalkTV 

Hiện nay đang có 1 số cty đưa ra các giải pháp về nhận diện giọng nói/ hình ảnh để quản lý nội dung video thì phải

Trả lời

Chuyện này là vấn đề chung của nội dung trên Internet rồi, không phải chỉ có các ứng dụng của ByteDance.

Người dùng có xu hướng tương tác và chia sẻ & chi tiêu nhiều hơn với các nội dung giải trí, sex, gái & chơi game hơn là những nội dung có tính kiến thức hay học thuật. 

Các công ty công nghệ luôn cần số lượng người dùng lớn để tăng giá trị khi gọi vốn & IPO, vì vậy họ sẽ tập trung vào các nội dung giải trí để thu hút được user.

Với các nền tảng nội dung là text, khi vận hành có thể dễ dàng chặn các từ/ text có nội dung khiêu dâm, kích động nhưng bài toán đó trở nên khó hơn rất nhiều với các nền tảng video như các sản phẩm của ByteDance, đặc biệt là livestreaming. Livestream xong họ có thể ko lưu video trên hệ thống nên khó kiểm soát và nhận diện để xử phạt user . Việc này chị đã đối diện khi làm TalkTV 

Hiện nay đang có 1 số cty đưa ra các giải pháp về nhận diện giọng nói/ hình ảnh để quản lý nội dung video thì phải