Nguyên tắc của Kỷ luật tích cực với trẻ

  1. Giáo dục

Mình luôn quan niệm: Nước có quốc pháp, nhà có gia quy. Vậy nên, đối với trẻ trong quá trình “uốn cây” cũng rất cần có những hình thức kỷ luật tích cực với trẻ.

Hồi 2,5 tuổi, bạn Minh nhà mình vì rất muốn giúp mẹ nhưng do lóng ngóng nên con không may đánh rơi cốc. Mảnh thuỷ tinh tung toé khắp nhà. Lúc này con rất sợ, khóc oà lên. Mình lúc ấy rất lo lắng cho con (chứ thực tâm trong lòng không hề tiếc chiếc cốc vỡ) tý nào; thấy cu cậu đứng sợ hãi, mình cố gắng hạ tông giọng (vì biết rằng đôi khi quá lo lắng có thể khiến giọng điệu của mình cao hơn bình thường).

- Con đứng yên tại chỗ nha, để mẹ đi lấy dép cho con đi vào đã. Cứ bình tĩnh nhé.

Xong mình đi dép vào, lấy dép đi cho con. Đến bên ôm con đưa con ra khỏi chỗ đống thuỷ tinh vung vãi. Con ôm chầm mình khóc nức nở. Mình dỗ: Yên tâm có mẹ đây rồi, không phải sợ con.

Đợi con khóc hết cơn, mình hỏi:

- Minh đỡ sợ chưa?

Con nín và gật gật

-Rồi, giờ đỡ rồi thì giờ cốc vỡ mình phải làm sao con.

Con lắc đầu.

- Cốc vỡ thì mình dọn, cho vào thùng rác nha. Nhưng là thuỷ tinh nên khi dọn thì cần cho vào túi nilon không lúc vứt rác các bác vệ sinh dễ bị đâm vào tay nguy hiểm. Minh đi lấy chổi cho mẹ nhé

Cu cậu lút cút đi lấy chổi. Mình quét dọn; vừa quét vừa hướng dẫn con; sau đó bảo con đi lấy hót rác và tìm túi nilon cùng dọn. Do con nhỏ quá nên mình chỉ cho dừng ở việc giúp như vậy; và có nói con quan sát thêm xem có mảnh vỡ nào còn văng ở đâu không để cùng dọn.

Mình coi đây là cơ hội, là bài học cho cả 2 mẹ con.

Sau khi dọn dẹp xong; bình tĩnh hết cả mình mới soi xét lại sự việc. Là do con trượt tay; do mình bất cẩn không dặn con không vừa uống vừa đi… Rồi sau đó nói thêm với con: Đây là cốc thuỷ tinh; những đồ bằng thuỷ tinh khi rơi xuống sẽ bị vỡ như hôm nay. Giờ Minh tìm trong nhà xem những đồ gì trong nhà mình làm bằng thuỷ tinh nha.

Tất nhiên có nhiều đồ bằng thuỷ tinh nhưng nhà cất trên cao hết; nhân tiện mình chỉ con cái bát sứ; lọ hoa bằng gốm.. nếu rơi cũng vỡ.

Khi con làm vỡ đồ, con đã rất lo sợ

Nếu kèm thêm 1 cơn thịnh nộ quát tháo, trẻ sẽ càng sợ hãi hơn

Trừng phạt bắt trẻ này nọ không giúp trẻ học được bài học gì; mà chỉ khiến trẻ học cách mô phỏng lại cách trừng phạt; để sau này 1 là không dám khám phá tự lập làm bất kỳ điều gì; cái gì cũng sợ; 2 là mô phỏng theo sau này trừng phạt với người khác.

Với nhà mình; mọi tình huống; mọi sự việc tốt xấu diễn ra đều coi là bài học để cả nhà cùng trưởng thành. và

Kỷ luật tích cực dựa trên 4 nguyên tắc:

1. Hướng tới mục tiêu lâu dài (cha mẹ xem xét xem sau này mình muốn con trở thành người như thế nào: chính trực; tự lập; khoẻ mạnh, sáng tạo…) thì trong quá trình xử lý các tình huống xem đến mục tiêu lâu dài để định hướng hành động.

2. Hiểu tâm lý của trẻ phát triển theo độ tuổi. (điều này rất quan trọng vì mỗi độ tuổi khác nhau lại có những suy nghĩ, nhận thức, hành vi khác nhau.)

3. Trên cơ sở tình yêu thương gắn bó giữa bố mẹ, thầy cô và con cái. Luôn cho con biết dù con có mắc lỗi thì bố mẹ vẫn rất yêu con; đây là tình yêu vô điều kiện; chứ không phải tình yêu có điều kiện; phải có điều kiện mới yêu là sai: Con phải ăn thì mẹ mới yêu; con phải ngoan thì mới yêu. Không nhé, không phải vậy!)

4. Giải quyết vấn đề. Đối với Kỷ luật tích cực, chúng ta sẽ tập trung vào các giải pháp thay vì trừng phạt trẻ.

https://cdn.noron.vn/2021/10/07/100712378000232-1633601195_1024.jpg
Từ khóa: 

giáo dục

Mình rất đồng ý, nếu bé làm rơi vỡ đồ mà bố mẹ lập tức quát mắng và trách thì tâm lý con sẽ rất hoảng loạn và sau này cực kỳ sợ việc làm sai, còn có thể hình thành thói quen nói dối để bao biện cho việc sai của mình.

Trả lời

Mình rất đồng ý, nếu bé làm rơi vỡ đồ mà bố mẹ lập tức quát mắng và trách thì tâm lý con sẽ rất hoảng loạn và sau này cực kỳ sợ việc làm sai, còn có thể hình thành thói quen nói dối để bao biện cho việc sai của mình.

Làm sao để có thể kiên nhẫn trước lỗi sai của trẻ nhỉ, khó thật đấy, nhiều khi không đủ bình tĩnh để có thể nhẹ nhàng với con dù đã đọc rất nhiều tài liệu về cách dạy con rồi

Mình thì chưa có con nhưng có cháu chị gửi ở nhà mình. Bé rất đáng yêu nhưng nghịch và hơi bướng. Nhiều lúc nó làm mình phát cáu lên và mắng nó, nhìn tội lắm mà không thể kìm chế được. Có lẽ mình sẽ rèn tính kiên nhẫn để bao dung và có 1 cách xử lí mềm mỏng hơn với bé.