Nhân lực công tác xã hội ở Việt Nam - Ai dùng?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Đến nay, chúng ta đã có hàng trăm người được đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ ngành công tác xã hội ở nước ngoài và hàng ngàn cử nhân ngành này được đào tạo trong nước. Nhưng nguồn nhân lực quý báu ấy vẫn chưa được... công nhận chính thức và chưa được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả. Mỗi năm có hàng nghìn người được đào tạo Tiến sỹ Nguyễn Hải Hữu, người có nhiều năm làm công tác bảo trợ xã hội ở Bộ Lao động, thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho rằng: “Ở nước ta, tuy công tác xã hội chưa được công nhận là một nghề chuyên nghiệp, nhưng từ năm 2000 tới nay cũng đã có hàng trăm người được đào tạo cơ bản về công tác xã hội ở bậc đại học và thạc sỹ ở nước ngoài. Đây là nguồn nhân lực quý báu làm nòng cốt cho việc phát triển nguồn nhân lực trong hiện tại. Từ năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành mã đào tạo ngành công tác xã hội trong hệ thống giáo dục ĐH, CĐ và Trung học chuyên nghiệp. Hiện đã có trên 30 trường ĐH, CĐ tham gia đào tạo ngành công tác xã hội. Ước tính hàng năm có ít nhất 1.200 người tốt nghiệp đại học và cao đẳng ngành công tác xã hội và hàng trăm người tốt nghiệp trung cấp ngành công tác xã hội”. Câu hỏi đặt ra là số sinh viên tốt nghiệp này ra trường đi về đâu, họ sẽ làm gì cho phù hợp với chuyên ngành được đào tạo? Những năm qua, Bộ LĐTB&XH đã phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, với sự hợp tác của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, đã triển khai các chiến dịch truyền thông và xây dựng đề án phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam.
Trả lời
Đến nay, chúng ta đã có hàng trăm người được đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ ngành công tác xã hội ở nước ngoài và hàng ngàn cử nhân ngành này được đào tạo trong nước. Nhưng nguồn nhân lực quý báu ấy vẫn chưa được... công nhận chính thức và chưa được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả. Mỗi năm có hàng nghìn người được đào tạo Tiến sỹ Nguyễn Hải Hữu, người có nhiều năm làm công tác bảo trợ xã hội ở Bộ Lao động, thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho rằng: “Ở nước ta, tuy công tác xã hội chưa được công nhận là một nghề chuyên nghiệp, nhưng từ năm 2000 tới nay cũng đã có hàng trăm người được đào tạo cơ bản về công tác xã hội ở bậc đại học và thạc sỹ ở nước ngoài. Đây là nguồn nhân lực quý báu làm nòng cốt cho việc phát triển nguồn nhân lực trong hiện tại. Từ năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành mã đào tạo ngành công tác xã hội trong hệ thống giáo dục ĐH, CĐ và Trung học chuyên nghiệp. Hiện đã có trên 30 trường ĐH, CĐ tham gia đào tạo ngành công tác xã hội. Ước tính hàng năm có ít nhất 1.200 người tốt nghiệp đại học và cao đẳng ngành công tác xã hội và hàng trăm người tốt nghiệp trung cấp ngành công tác xã hội”. Câu hỏi đặt ra là số sinh viên tốt nghiệp này ra trường đi về đâu, họ sẽ làm gì cho phù hợp với chuyên ngành được đào tạo? Những năm qua, Bộ LĐTB&XH đã phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, với sự hợp tác của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, đã triển khai các chiến dịch truyền thông và xây dựng đề án phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam.