Nhảy việc nhiều có bị đánh giá không tốt không?

  1. Hướng nghiệp

Nhảy việc có phải biểu hiện của việc nhanh chán, không kiên trì?
Từ khóa: 

hướng nghiệp

Nó sẽ tốt nếu như mỗi công ty bạn đi qua đều để lại 1 thành quả gì đó.

Lý do chính đáng thì ko sao nhưng với những lý do xin nghỉ như văn hoá ko phù hợp, ko có cơ hội phát triển, sếp ko tốt,... thì mình nghĩ lỗi là do bạn chưa thật sự nghiêm túc cho việc tìm kiếm công ty làm việc rồi. HR nhìn vào họ đánh giá ko tốt cũng là lẽ đương nhiên và họ cũng ko muốn nhận 1 người dễ dàng đi vào và dễ dàng đi ra như vậy. Điều này làm mất rất nhiều thời gian của cả công ty và cả của bạn.

Trả lời

Nó sẽ tốt nếu như mỗi công ty bạn đi qua đều để lại 1 thành quả gì đó.

Lý do chính đáng thì ko sao nhưng với những lý do xin nghỉ như văn hoá ko phù hợp, ko có cơ hội phát triển, sếp ko tốt,... thì mình nghĩ lỗi là do bạn chưa thật sự nghiêm túc cho việc tìm kiếm công ty làm việc rồi. HR nhìn vào họ đánh giá ko tốt cũng là lẽ đương nhiên và họ cũng ko muốn nhận 1 người dễ dàng đi vào và dễ dàng đi ra như vậy. Điều này làm mất rất nhiều thời gian của cả công ty và cả của bạn.

Mình có đọc được 1 nhà tuyển dụng cmt trên fb như thế này: "Đừng tưởng CV nhiều job là hay, vì chứng tỏ bạn nhảy việc nhiều:)) HR chúng tôi ko thích tuyển người ko trung thành"

Bạn có thể tham khảo

Và đây là 1 tips cho HR khác chia sẻ cho những người trẻ mà đã làm quá nhiều jobs + có quá nhiều achievements:

- Hãy điều chỉnh theo từng job bạn apply. VD: job HR thì không cần cert về ads, job chạy production event không cần achievement nhất môn Business Laws

- Đừng xài biểu đồ mức độ cho level của bạn. Chẳng ai biết bạn đang đánh giá dựa trên cái gì, nó không đáng tin cậy

- Không ai quan tâm sở thích bạn là gì, trừ khi nó có liên quan tới công việc (và bạn có quá dư chỗ trong CV của mình)

Trong Hướng nghiệp, có hai hướng đi là dọc và ngang, mô tả cụ thể trong những bức ảnh mình post dưới đây, nhưng tóm tắt thì như thế này:
https://cdn.noron.vn/2022/05/16/25137407615738850229574797021434756257158976n-1652693095.jpg
https://cdn.noron.vn/2022/05/16/25135736515738852596241225801179031192069358n-1652693107.jpg
https://cdn.noron.vn/2022/05/16/24879526915738844329575386165421476251651396n-1652693125.jpg
- Phát triển dọc: Ngay từ đầu đã biết mình thích gì, đi con đường gì, cứ thế phát triển tằng tằng, lương lên, chức lên. Đến một điểm nhất định, nếu muốn thăng tiến và phát triển tiếp tục thì phải mở rộng kiến thức ra. Đến lúc này thì sẽ ko tăng lương tăng chức thêm gì nữa.
- Phát triển ngang: Thời gian đầu thích & thử mỗi thứ một tí để xem mình hợp cái gì. Thời điểm này có thể rất nản, thấy bản thân mình thật kém cỏi và nông cạn, nhất là so với bọn phát triển dọc. Thế nhưng đến một điểm nhất định, khi đã thử đủ nhiều để biết mình thích gì, thì sẽ khô máu với cái mình thích luôn. Đến lúc này, cộng với các kiến thức nền trước đó, thì sẽ đi rất nhanh.
Tựu chung lại của 2 con đường trên, nếu muốn thành công thì không thể NGỪNG DỊCH CHUYỂN. Chúng ta học vật lí rồi, khi vật ở trạng thái cân bằng thì nó có thế năng thấp nhất, con người chúng ta cũng vậy
Với những bạn đi ngang thì cũng không thể nhảy nhót mãi, thử và tìm ra thứ mình thích rồi thì phải quyết tâm theo đuổi nó.
Quay lại câu chuyện ứng tuyển, thì mỗi doanh nghiệp, mỗi ông chủ sẽ thiết lập kỉ luật tuyển dụng dựa trên 2 yếu tố chính: Văn hoá cá nhân của người đó & số liệu của doanh nghiệp. Ví dụ, ngân hàng X chỉ tuyển sinh viên của các trường A,B,C,D; bởi vì thống kê nhân sự của doanh nghiệp cho thấy là tới 70-80% nhân viên của doanh nghiệp là từ các trường đó mà ra, hoặc những nhân viên tốt nghiệp các trường đó thì có thành công rực rỡ nhất tại doanh nghiệp. Nhưng như thế ko có nghĩa là tốt nghiệp các trường E,F,G,H là ko thể thành công, là ko ra gì.
Cũng tùy lý do của bạn là gì.
Tuy nhiên, nếu nhảy quá nhiều mà lý do không chính đáng sẽ bị đánh giá bạn ạ.
Nên mình nghĩ làm ở đâu hãy lựa chọn kĩ, đừng tặc lưỡi cũng như thật sự cố gắng để nếu có ra đi là đi trong vinh quang. Như vậy mới minh chứng chúng ta có năng lực, sống ở đâu cũng không lo sợ.

Các nhà tuyển dụng luôn mong muốn có được những nhân viên có thể gắn bó lâu dài và nhiệt tình với các mục tiêu của công ty. Nếu “nhảy” việc quá thường xuyên, chắc chắn lòng trung thành của bạn có thể bị nghi ngờ. Ngoài ra, liên tục thôi việc khiến bạn không có đủ thời gian để đạt được bất kỳ thành tích đáng chú ý nào. Và nếu không có bằng chứng cụ thể về giá trị và khả năng của bản thân thì CV của bạn sẽ  trống rỗng.

Đừng quan tâm người ta đánh giá. Đã là người làm thuê thì cần hiểu rõ giá trị của mình, đến bạn còn đang mơ hồ không rõ là tốt hay không thì ai trả lời được thay bạn đây? nếu cảm thấy muốn nhảy thì cứ nhảy đến khi chùn chân mỏi gối thì tự biết dừng thôi.