Nhu cầu nhân lực ngành Quản trị văn phòng hiện nay như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Có thể nói, nhu cầu nhân lực QTVP ở Việt Nam hiện nay rất lớn, cụ thể như sau: – Trong tất cả các cơ quan nhà nước, từ trung ương đến địa phương đều có bộ phận Văn phòng. Hàng năm, các cơ quan nhà nước đều có nhu cầu tuyển dụng bổ sung các chuyên viên, nhân viên hành chính, văn phòng. Chỉ tính riêng văn phòng cấp bộ và cấp tỉnh, huyện, hàng năm thường xuyên tuyển dụng hàng trăm cán bộ mới. – Cùng với các cơ quan nhà nước, hiện nay ở Việt Nam có hàng ngàn tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội. Đặc biệt hiện nay số lượng các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đang ngày càng tăng. Tất cả các tổ chức này đều cần có đội ngũ cán bộ, nhân viên văn phòng để duy trì và triển khai hoạt động và làm cầu nối cho các quan hệ giao tiếp với nhà nước và các tổ chức khác. – Hiện nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng tính đến cuối năm 2015, Việt Nam vẫn có khoảng gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, nhiều doanh nghiệp đang tiếp tục thành lập mới. Tất cả các doanh nghiệp đều có khu vực/bộ phận văn phòng và đều có nhu cầu tuyển dụng nhân viên, hoặc người quản lý văn phòng có trình độ chuyên môn tốt. Như vậy, nếu cung cấp đầy đủ nhân lực về QTVP cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp, thì số sinh viên đào tạo hàng năm phải lên tới hàng ngàn người. Trong khi đó, mặc dù được triển khai đào tạo từ cuối những năm 90 của thế kỉ trước, nhưng đến nay số lượng sinh viên ra trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội. Như vậy có thể nói, nhu cầu và cơ hội việc làm của ngành học này đã và sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Sở dĩ nhu cầu nhân lực về lĩnh vực QTVP tăng cao bởi vì văn phòng là khu vực và bộ phận hiện hữu trong tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Văn phòng là nơi bộ máy lãnh đạo bàn thảo và ban hành các quyết định quản lí, là trụ sở liên lạc và giao dịch chính thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với các cơ quan, đối tác bên ngoài. Văn phòng là nơi thu thập và xử lí thông tin, là nơi tổ chức và theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các quyết định quản lí đã được ban hành. Có thể nói, Văn phòng là bộ phận tham mưu đắc lực cho các cấp lãnh đạo và quản lí trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp. Chính vì thế, để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, các cơ quan, doanh nghiệp đều cần tuyển dụng những người được đào tạo về QTVP để có thể giúp lãnh đạo trong việc thu thập, xử lý thông tin; tham mưu và đề xuất các phương án giải quyết vấn đề; giúp lãnh đạo quản trị hệ thống thông tin hiệu quả và ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng hệ thống quy chuẩn cho hoạt động văn phòng; soạn thảo và chuyển giao văn bản; lưu trữ hồ sơ; tổ chức các sự kiện, hội họpvà truyền thông, quảng bá, giới thiệu hình ảnh cơ quan; đảm bảo cơ sở vật chất và phương tiện làm việc; liên lạc, giao dịch và có quan hệ tốt với công dân, tổ chức, đối tác, khách hàng;
Trả lời
Có thể nói, nhu cầu nhân lực QTVP ở Việt Nam hiện nay rất lớn, cụ thể như sau: – Trong tất cả các cơ quan nhà nước, từ trung ương đến địa phương đều có bộ phận Văn phòng. Hàng năm, các cơ quan nhà nước đều có nhu cầu tuyển dụng bổ sung các chuyên viên, nhân viên hành chính, văn phòng. Chỉ tính riêng văn phòng cấp bộ và cấp tỉnh, huyện, hàng năm thường xuyên tuyển dụng hàng trăm cán bộ mới. – Cùng với các cơ quan nhà nước, hiện nay ở Việt Nam có hàng ngàn tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội. Đặc biệt hiện nay số lượng các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đang ngày càng tăng. Tất cả các tổ chức này đều cần có đội ngũ cán bộ, nhân viên văn phòng để duy trì và triển khai hoạt động và làm cầu nối cho các quan hệ giao tiếp với nhà nước và các tổ chức khác. – Hiện nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng tính đến cuối năm 2015, Việt Nam vẫn có khoảng gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, nhiều doanh nghiệp đang tiếp tục thành lập mới. Tất cả các doanh nghiệp đều có khu vực/bộ phận văn phòng và đều có nhu cầu tuyển dụng nhân viên, hoặc người quản lý văn phòng có trình độ chuyên môn tốt. Như vậy, nếu cung cấp đầy đủ nhân lực về QTVP cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp, thì số sinh viên đào tạo hàng năm phải lên tới hàng ngàn người. Trong khi đó, mặc dù được triển khai đào tạo từ cuối những năm 90 của thế kỉ trước, nhưng đến nay số lượng sinh viên ra trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội. Như vậy có thể nói, nhu cầu và cơ hội việc làm của ngành học này đã và sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Sở dĩ nhu cầu nhân lực về lĩnh vực QTVP tăng cao bởi vì văn phòng là khu vực và bộ phận hiện hữu trong tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Văn phòng là nơi bộ máy lãnh đạo bàn thảo và ban hành các quyết định quản lí, là trụ sở liên lạc và giao dịch chính thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với các cơ quan, đối tác bên ngoài. Văn phòng là nơi thu thập và xử lí thông tin, là nơi tổ chức và theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các quyết định quản lí đã được ban hành. Có thể nói, Văn phòng là bộ phận tham mưu đắc lực cho các cấp lãnh đạo và quản lí trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp. Chính vì thế, để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, các cơ quan, doanh nghiệp đều cần tuyển dụng những người được đào tạo về QTVP để có thể giúp lãnh đạo trong việc thu thập, xử lý thông tin; tham mưu và đề xuất các phương án giải quyết vấn đề; giúp lãnh đạo quản trị hệ thống thông tin hiệu quả và ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng hệ thống quy chuẩn cho hoạt động văn phòng; soạn thảo và chuyển giao văn bản; lưu trữ hồ sơ; tổ chức các sự kiện, hội họpvà truyền thông, quảng bá, giới thiệu hình ảnh cơ quan; đảm bảo cơ sở vật chất và phương tiện làm việc; liên lạc, giao dịch và có quan hệ tốt với công dân, tổ chức, đối tác, khách hàng;