Tận dụng từ Hán Việt để học chữ Hán như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trong kho tàng từ vựng tiếng Việt hiện nay, từ Hán Việt chiếm gần 70%, chính vì thế người học phải huy động toàn bộ vốn ngôn ngữ của mình trong việc học chữ Hán, đặc biệt là những từ Hán Việt đồng âm trong số lượng từ Hán Việt hết sức đồ sộ. - Trên cơ sở biết nghĩa và âm của những từ Hán Việt đồng âm, chúng ta học hình thể của những từ đồng âm đó. Sau đó, chúng ta mở rộng và khắc sâu chúng, đồng thời học những từ ghép của các từ. Tất nhiên, ở đây đòi hỏi thêm một kỹ năng nữa là nhận biết từ Hán Việt và từ thuần Việt. Điều này không phải quá khó bởi mỗi người đều có một dự cảm ngôn ngữ rất tinh tế với ngôn ngữ mẹ đẻ, ngoài ra hiện nay có rất nhiều tài liệu, từ điển giúp đỡ người học trong việc rèn luyện kỹ năng này. - Người học cần nắm chắc một số đặc điểm đặc trưng về ngữ âm, từ pháp và ngữ nghĩa của từ Hán Việt, điều này sẽ giúp người học nhớ chữ Hán một cách chắc chắn. Chẳng hạn về ngữ nghĩa, phần lớn từ Hán Việt đều giữ nguyên nghĩa cổ, nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng có nhiều từ trong quá trình sử dụng rất lâu dài ở Việt Nam thì những nét nghĩa gốc bị mờ đi mà nghĩa phái sinh lại nỗi bật hơn, chính vì thế người Việt khi học chữ Hán cần tìm về nét nghĩa gốc, nét nghĩa đầu tiên của chữ Hán, nếu không sẽ dẫn đến những hiểu lầm. - Trong việc chiếm lĩnh vốn từ thì cần phải xác định đúng từ loại, nếu xác định không đúng về mặt từ loại thì sẽ dẫn đến việc phiên âm nhầm lẫn.
Trả lời
Trong kho tàng từ vựng tiếng Việt hiện nay, từ Hán Việt chiếm gần 70%, chính vì thế người học phải huy động toàn bộ vốn ngôn ngữ của mình trong việc học chữ Hán, đặc biệt là những từ Hán Việt đồng âm trong số lượng từ Hán Việt hết sức đồ sộ. - Trên cơ sở biết nghĩa và âm của những từ Hán Việt đồng âm, chúng ta học hình thể của những từ đồng âm đó. Sau đó, chúng ta mở rộng và khắc sâu chúng, đồng thời học những từ ghép của các từ. Tất nhiên, ở đây đòi hỏi thêm một kỹ năng nữa là nhận biết từ Hán Việt và từ thuần Việt. Điều này không phải quá khó bởi mỗi người đều có một dự cảm ngôn ngữ rất tinh tế với ngôn ngữ mẹ đẻ, ngoài ra hiện nay có rất nhiều tài liệu, từ điển giúp đỡ người học trong việc rèn luyện kỹ năng này. - Người học cần nắm chắc một số đặc điểm đặc trưng về ngữ âm, từ pháp và ngữ nghĩa của từ Hán Việt, điều này sẽ giúp người học nhớ chữ Hán một cách chắc chắn. Chẳng hạn về ngữ nghĩa, phần lớn từ Hán Việt đều giữ nguyên nghĩa cổ, nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng có nhiều từ trong quá trình sử dụng rất lâu dài ở Việt Nam thì những nét nghĩa gốc bị mờ đi mà nghĩa phái sinh lại nỗi bật hơn, chính vì thế người Việt khi học chữ Hán cần tìm về nét nghĩa gốc, nét nghĩa đầu tiên của chữ Hán, nếu không sẽ dẫn đến những hiểu lầm. - Trong việc chiếm lĩnh vốn từ thì cần phải xác định đúng từ loại, nếu xác định không đúng về mặt từ loại thì sẽ dẫn đến việc phiên âm nhầm lẫn.