Những cái mới và nhiệm vụ của người nghệ sĩ thời điểm đầu thế kỷ XX?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nếu so với các thế kỷ trước, trong thế kỷ 20 này, mối quan hệ giữa một tác phẩm nghệ thuật và các sinh hoạt tư tưởng đương thời mạnh và rõ hơn là mối quan hệ giữa nó với truyền thống đi trước nó. - Những chuyển biến dồn dập trong các lĩnh vực khoa học, tư tưởng và nghệ thuật nhất định có ảnh hưởng đến cảm thức cá nhân của con người bình thường. - Đặc biệt, con người nhận ra rằng ‘hiện thực’ không phải là một ý niệm ngoại tại và khách quan, mà là những ý niệm nội tại, chủ quan và bị uốn nắn theo những khung lịch sử, xã hội, chủng tộc và ý thức hệ. - Con người từ thế kỷ 19 trở về trước nhìn về lịch sử với con mắt tích cực; họ tìm trong lịch sử những điều có thể tái ứng dụng. Nhưng con người thế kỷ 20 chỉ còn nhìn về lịch sử với con mắt thụ động của người xem đồ cổ: đồ cổ có thể trông thích mắt, nhưng không còn dùng vào việc gì được nữa - Nghệ sĩ thế kỷ 20 bị đặt trong tình thế phải tích cực tạo nên những phương cách sáng tác mới để thể hiện những cảm thức mới và những nhãn quan mới. Không còn một khuôn thức cũ nào có đủ sức chứa đựng những nội dung mới. - Vị trí và tầm cỡ của nghệ sĩ thế kỷ 20, xét như một kẻ sáng tạo nghệ thuật thực sự, được xác định trên cơ sở những phát kiến mới và mức độ triệt để của những phát kiến đó. Trong con mắt mỹ học tích cực của thế kỷ 20, một tác phẩm vẫn không thể được xem là thực sự quan trọng nếu nó không phải là tác phẩm dẫn đạo về cả phong cách và nội dung.  Trong lĩnh vực văn chương, ở thể loại tiểu thuyết tuy bước nhảy vọt cắt đứt với quá khứ không thực sự nhanh, song những cách tân của nó lại thực sự có giá trị.
Trả lời
Nếu so với các thế kỷ trước, trong thế kỷ 20 này, mối quan hệ giữa một tác phẩm nghệ thuật và các sinh hoạt tư tưởng đương thời mạnh và rõ hơn là mối quan hệ giữa nó với truyền thống đi trước nó. - Những chuyển biến dồn dập trong các lĩnh vực khoa học, tư tưởng và nghệ thuật nhất định có ảnh hưởng đến cảm thức cá nhân của con người bình thường. - Đặc biệt, con người nhận ra rằng ‘hiện thực’ không phải là một ý niệm ngoại tại và khách quan, mà là những ý niệm nội tại, chủ quan và bị uốn nắn theo những khung lịch sử, xã hội, chủng tộc và ý thức hệ. - Con người từ thế kỷ 19 trở về trước nhìn về lịch sử với con mắt tích cực; họ tìm trong lịch sử những điều có thể tái ứng dụng. Nhưng con người thế kỷ 20 chỉ còn nhìn về lịch sử với con mắt thụ động của người xem đồ cổ: đồ cổ có thể trông thích mắt, nhưng không còn dùng vào việc gì được nữa - Nghệ sĩ thế kỷ 20 bị đặt trong tình thế phải tích cực tạo nên những phương cách sáng tác mới để thể hiện những cảm thức mới và những nhãn quan mới. Không còn một khuôn thức cũ nào có đủ sức chứa đựng những nội dung mới. - Vị trí và tầm cỡ của nghệ sĩ thế kỷ 20, xét như một kẻ sáng tạo nghệ thuật thực sự, được xác định trên cơ sở những phát kiến mới và mức độ triệt để của những phát kiến đó. Trong con mắt mỹ học tích cực của thế kỷ 20, một tác phẩm vẫn không thể được xem là thực sự quan trọng nếu nó không phải là tác phẩm dẫn đạo về cả phong cách và nội dung.  Trong lĩnh vực văn chương, ở thể loại tiểu thuyết tuy bước nhảy vọt cắt đứt với quá khứ không thực sự nhanh, song những cách tân của nó lại thực sự có giá trị.