Những cơ sở để hình thành học thuyết mối đe dọa Trung Quốc

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

a) Tình hình phát triển kinh tế Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô sụp đổ, Mỹ và phương Tây hy vọng Trung Quốc cũng sẽ “lao theo vết xe đổ” của Liên Xô. Nhưng thực tế lại không diễn biến theo mơ tưởng đó, Trung Quốc đã thu được những thành công to lớn trong cải cách phát triển và có vị thế ngày càng cao, ảnh hưởng ngày càng lớn trong khu vực và trên thế giới. Trong 38 năm kể từ khi công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Trung Quốc bắt đầu, nước này đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 9,8% - một mức tăng bùng nổ chưa từng có. Đồng thời vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên “Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc”, là một loại kinh tế hỗn hợp. Trung Quốc đã trở thành một trong những thị trường lớn, hợp tác song phương với hơn 165 quốc gia , có tính bổ trợ ngoại thương cao với thế giới do 70% sản phẩm aniên tăng trưởng hai con số trước cuộc suy thoái toàn cầu, do quá trình công nghiệp hóa và các cải cách kinh tế sâu rộng tạo ra một cường quốc kinh tế mới ở phương Đông. Quốc gia này đã vượt Nhật Bản trở thành thực thể kinh tế lớn thứ hai toàn cầu sau Mỹ và đã vượt Đức trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới . Đối với những người Trung Quốc, triển vọng kinh tế chưa bao giờ tốt hơn thế. Bước vào những năm đầu thế kỷ 21 mức sống được cải thiện hàng ngày và Trung Quốc đang trở nên hùng mạnh hơn, kéo theo vị thế quốc gia của họ trên trường quốc tế. Chính vì thế, năm 2003, giới tinh hoa chính trị ở Trung Quốc nhanh chóng xoa dịu thế giới bằng thuyết “trỗi dậy hoà bình” , với đại ý rằng, Trung Quốc không phải là phiên bản tiếp theo của Anh quốc (thế kỷ 19), hay Nhật Bản và Đức (thế kỷ 20) nên sẽ không lặp lại thái độ hung hăng như những cường quốc nổi lên trong quá khứ. Thêm vào đó, Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác động đến cốt lõi của mọi nền tảng của kinh tế toàn cầu. Bắt nguồn từ Mỹ nhưng cơn bão tài chính lại gây nên tàn phá mạnh nhất tại châu Á. Đó không phải là một cuộc khủng hoảng thông thường. Cuộc khủng hoảng này có thể thay đổi kiến tạo của chính trị quốc tế tại một trong những khu vực quan trọng chiến lược nhất của thế giới, trật tự các cường quốc trong khu vực có những dịch chuyển nhất định. Cho tới cuối năm 2009, các nền tảng của trật tự trong khu vực Đông Á lại một lần nữa bị rung chuyển. Về mặt kinh tế, Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ hơn từ cuộc khủng hoảng, còn Nhật Bản lại yếu thế hơn. Sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc làm khơi lại suy đoán rằng châu Á đang ở giữa quá trình chuyển giao quyền lực vô cùng quan trọng mà trong đó, Trung Quốc đang trên đà thay thế Mỹ để đóng vai trò là cường quốc dẫn đầu trong khu vực. Sự trỗi dậy của Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ từ 2001 đến nay, đặc biệt là từ năm 2008, trở thành một trong những nhân tố chủ yếu định hình trật tự thế giới thế kỷ XXI. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong tâm khủng hoảng trong tình hình kinh tế Nhật Bản ngày càng xa sút đã dẫn đến một hệ quả tất yếu: 16/8/2010, theo các báo cáo của chính phủ Trung Quốc, nước này đã chính thức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau 42 năm Nhật Bản giữ vị trí này. Thông báo được đưa ra sau khi chính phủ Nhật Bản công bố thông tin cho biết tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản chỉ đạt 0,4% trong quý 2, thấp khá xa so với mức tăng trưởng của quý 1 là 4,4% và dự đoán của quý 2 là 2,3%. Với mức độ tăng trưởng yếu này cho thấy kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng tốc vượt Nhật Bản cho cả năm . Hiện nay đã có những dấu hiệu cho thấy phép lạ của Trung Quốc đang dần đến hồi kết thúc – hay ít nhất là tăng trưởng kinh tế nước này đang chậm lại, với chỉ số tăng trưởng 7,4% năm 2014, GDP của Trung Quốc trong năm 2015 đạt mức tăng trưởng 6,9%, thấp nhất trong khoảng một phần tư thế kỉ gần đây . Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn giữ vững ngôi vị là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với tổng sản phẩm quốc nội đạt 6.767.080 tỷ USD bỏ xa Nhật Bản (5.855.000 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc qua các năm (Nguồn: Cục thống kê Trung Quốc) Không chỉ gia tăng sức mạnh nội nhu của nền kinh tế, tham vọng của Trung Quốc là muốn hướng ra thế giới, kiểm soát những địa bàn chiến lược quan trọng bằng chiến lược ngoại giao kinh tế: Tháng 9/2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du đến Indonesia đã nhấn mạnh một “cộng đồng Trung Quốc – ASEAN khăng khít với vận mệnh chung”, cùng với đó đề xuất một “quan hệ đối tác hàng hải” trong nỗ lực nhằm xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21. Đây là khởi điểm về mặt ý tưởng cho việc Trung Quốc đưa ra sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (tức là Một vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21) tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 tại Bắc Kinh với trọng tâm là kết nối một vùng không gian địa lý xuyên qua Âu-Á. Lấy Trung Quốc ở vị trí trung tâm, kế hoạch kỳ vĩ này liên kết với các khu vực lân cận, bao gồm Trung Á, khu Viễn Đông của Nga, Đông Nam Á, và cuối cùng là thị trường châu Âu. Những hỗ trợ tài chính cần thiết sẽ do các thể chế tài chính do Trung Quốc dẫn đầu cung cấp. Trong đó đáng chú ý nhất là Quỹ Con đường tơ lụa và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB). Nhiệm vụ của hai định chế này là sử dụng các công cụ tài chính để tạo nên các “quan hệ đối tác liên kết”. Trong số nhiều dự án đầy tham vọng là hệ thống đường ray cao tốc 5000 km mà khi hoàn thành sẽ kết nối hơn 20 quốc gia châu Á. Bên cạnh đó, với trọng tâm là chính sách “ngoại giao cơ sở hạ tầng mới”, lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục xúc tiến các kế hoạch trên phạm vi rộng lớn. Những đề xuất ít được nhắc đến hơn đã và đang đi vào thực hiện như “Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan” hay “Hành lang kinh tế Bangladesh-Trung Quốc-Ấn Độ-Myanmar”. AIIB đang được các nhà quan sát đánh giá là một thành công trong cuộc chơi đa phương do Trung Quốc dẫn dắt. Chỉ dấu được nhắc đến nhiều nhất là sự tham gia “rầm rộ” của các nước, bất chấp sự phản đối từ Washington. Đến thời điểm này 57 quốc gia đã tham gia (trong đó 35 quốc gia là quốc gia sáng lập). Với Trung Quốc, việc đề xuất các sáng kiến thường hướng đến hệ đa mục tiêu, nói cách khác, trong các sáng kiến này, các lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh thường được lồng ghép với nhau thành một chỉnh thể. Việc đề xuất xây dựng “một hành lang một con đường” là một kế hoạch tổng thể mà chúng ta có thể gọi là một dạng “chiến lược phối hợp” (cooperative strategy) của Trung Quốc. Mô hình liên kết 3 tầng nấc được Trung Quốc thúc đẩy. Nguồn: VCES (2015) Trong lĩnh vực kinh tế, AIIB có thể tạo ra tác động lan tỏa giúp Trung Quốc gia tăng ích lợi trong các mặt sau: 1. Tăng cường đầu tư và lao động 2. Gia tăng trao đổi thương mại 3. Đẩy nhanh quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ 4. Tạo nên thế cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế hiện có 5. Gia tăng áp lực lên các định chế tài chính quốc tế để cải thiện vị trí của Trung Quốc trong các tổ chức này 6. Hình thành nên thị trường châu Á hướng tâm về Trung Quốc Về đẩy mạnh đầu tư. Hiển nhiên AIIB tạo ra một cơ chế có thể giúp Trung Quốc tăng cường đầu tư vào cơ sở các quốc gia láng giềng nghèo khó hơn, mà không bị mang tiếng là “chủ nghĩa thực dân”. Thắng lợi ngoại giao quan trọng của Trung Quốc trong việc kêu gọi được 57 nước gia nhập vào AIIB đã gửi đi một thông điệp rõ ràng đối với Mỹ: Trung Quốc có thể tự mình thành lập các định chế tài chính quốc tế mới nếu không được đảm bảo về lợi ích tốt hơn trong các định chế cũ. Song song với thông điệp này, Chu Tiểu Xuyên – thống đốc PBoC – cũng đã tuyên bố sẽ đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài khoản vốn của nước này. Trong lĩnh vực an ninh và quan hệ quốc tế. Sự xuất hiện của AIIB cũng như hàng chục sáng kiến kinh tế khác của Trung Quốc chỉ trong vòng 1 năm qua nhằm tạo ra sự liên kết về kinh tế giữa Trung Quốc với châu Á, còn đem lại cho Trung Quốc nhiều ích lợi về quan hệ quốc tế và an ninh. Trước hết, đây có thể coi là đợt “tấn công quyến rũ mới” của Trung Quốc với châu Á sau khi liên tục xuất hiện những căng thẳng về ngoại giao giữa quốc gia này với các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á. Việc Trung Quốc hành động ngày càng táo bạo trên Biển Đông khiến nhiều nước nghi ngờ về khẩu hiệu trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Với các đề xuất về AIIB hay “một hành lang một con đường”, Trung Quốc có thể xoa dịu các bất đồng, ổn định các xung đột với các nước láng g
Trả lời
a) Tình hình phát triển kinh tế Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô sụp đổ, Mỹ và phương Tây hy vọng Trung Quốc cũng sẽ “lao theo vết xe đổ” của Liên Xô. Nhưng thực tế lại không diễn biến theo mơ tưởng đó, Trung Quốc đã thu được những thành công to lớn trong cải cách phát triển và có vị thế ngày càng cao, ảnh hưởng ngày càng lớn trong khu vực và trên thế giới. Trong 38 năm kể từ khi công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Trung Quốc bắt đầu, nước này đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 9,8% - một mức tăng bùng nổ chưa từng có. Đồng thời vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên “Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc”, là một loại kinh tế hỗn hợp. Trung Quốc đã trở thành một trong những thị trường lớn, hợp tác song phương với hơn 165 quốc gia , có tính bổ trợ ngoại thương cao với thế giới do 70% sản phẩm aniên tăng trưởng hai con số trước cuộc suy thoái toàn cầu, do quá trình công nghiệp hóa và các cải cách kinh tế sâu rộng tạo ra một cường quốc kinh tế mới ở phương Đông. Quốc gia này đã vượt Nhật Bản trở thành thực thể kinh tế lớn thứ hai toàn cầu sau Mỹ và đã vượt Đức trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới . Đối với những người Trung Quốc, triển vọng kinh tế chưa bao giờ tốt hơn thế. Bước vào những năm đầu thế kỷ 21 mức sống được cải thiện hàng ngày và Trung Quốc đang trở nên hùng mạnh hơn, kéo theo vị thế quốc gia của họ trên trường quốc tế. Chính vì thế, năm 2003, giới tinh hoa chính trị ở Trung Quốc nhanh chóng xoa dịu thế giới bằng thuyết “trỗi dậy hoà bình” , với đại ý rằng, Trung Quốc không phải là phiên bản tiếp theo của Anh quốc (thế kỷ 19), hay Nhật Bản và Đức (thế kỷ 20) nên sẽ không lặp lại thái độ hung hăng như những cường quốc nổi lên trong quá khứ. Thêm vào đó, Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác động đến cốt lõi của mọi nền tảng của kinh tế toàn cầu. Bắt nguồn từ Mỹ nhưng cơn bão tài chính lại gây nên tàn phá mạnh nhất tại châu Á. Đó không phải là một cuộc khủng hoảng thông thường. Cuộc khủng hoảng này có thể thay đổi kiến tạo của chính trị quốc tế tại một trong những khu vực quan trọng chiến lược nhất của thế giới, trật tự các cường quốc trong khu vực có những dịch chuyển nhất định. Cho tới cuối năm 2009, các nền tảng của trật tự trong khu vực Đông Á lại một lần nữa bị rung chuyển. Về mặt kinh tế, Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ hơn từ cuộc khủng hoảng, còn Nhật Bản lại yếu thế hơn. Sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc làm khơi lại suy đoán rằng châu Á đang ở giữa quá trình chuyển giao quyền lực vô cùng quan trọng mà trong đó, Trung Quốc đang trên đà thay thế Mỹ để đóng vai trò là cường quốc dẫn đầu trong khu vực. Sự trỗi dậy của Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ từ 2001 đến nay, đặc biệt là từ năm 2008, trở thành một trong những nhân tố chủ yếu định hình trật tự thế giới thế kỷ XXI. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong tâm khủng hoảng trong tình hình kinh tế Nhật Bản ngày càng xa sút đã dẫn đến một hệ quả tất yếu: 16/8/2010, theo các báo cáo của chính phủ Trung Quốc, nước này đã chính thức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau 42 năm Nhật Bản giữ vị trí này. Thông báo được đưa ra sau khi chính phủ Nhật Bản công bố thông tin cho biết tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản chỉ đạt 0,4% trong quý 2, thấp khá xa so với mức tăng trưởng của quý 1 là 4,4% và dự đoán của quý 2 là 2,3%. Với mức độ tăng trưởng yếu này cho thấy kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng tốc vượt Nhật Bản cho cả năm . Hiện nay đã có những dấu hiệu cho thấy phép lạ của Trung Quốc đang dần đến hồi kết thúc – hay ít nhất là tăng trưởng kinh tế nước này đang chậm lại, với chỉ số tăng trưởng 7,4% năm 2014, GDP của Trung Quốc trong năm 2015 đạt mức tăng trưởng 6,9%, thấp nhất trong khoảng một phần tư thế kỉ gần đây . Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn giữ vững ngôi vị là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với tổng sản phẩm quốc nội đạt 6.767.080 tỷ USD bỏ xa Nhật Bản (5.855.000 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc qua các năm (Nguồn: Cục thống kê Trung Quốc) Không chỉ gia tăng sức mạnh nội nhu của nền kinh tế, tham vọng của Trung Quốc là muốn hướng ra thế giới, kiểm soát những địa bàn chiến lược quan trọng bằng chiến lược ngoại giao kinh tế: Tháng 9/2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du đến Indonesia đã nhấn mạnh một “cộng đồng Trung Quốc – ASEAN khăng khít với vận mệnh chung”, cùng với đó đề xuất một “quan hệ đối tác hàng hải” trong nỗ lực nhằm xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21. Đây là khởi điểm về mặt ý tưởng cho việc Trung Quốc đưa ra sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (tức là Một vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21) tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 tại Bắc Kinh với trọng tâm là kết nối một vùng không gian địa lý xuyên qua Âu-Á. Lấy Trung Quốc ở vị trí trung tâm, kế hoạch kỳ vĩ này liên kết với các khu vực lân cận, bao gồm Trung Á, khu Viễn Đông của Nga, Đông Nam Á, và cuối cùng là thị trường châu Âu. Những hỗ trợ tài chính cần thiết sẽ do các thể chế tài chính do Trung Quốc dẫn đầu cung cấp. Trong đó đáng chú ý nhất là Quỹ Con đường tơ lụa và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB). Nhiệm vụ của hai định chế này là sử dụng các công cụ tài chính để tạo nên các “quan hệ đối tác liên kết”. Trong số nhiều dự án đầy tham vọng là hệ thống đường ray cao tốc 5000 km mà khi hoàn thành sẽ kết nối hơn 20 quốc gia châu Á. Bên cạnh đó, với trọng tâm là chính sách “ngoại giao cơ sở hạ tầng mới”, lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục xúc tiến các kế hoạch trên phạm vi rộng lớn. Những đề xuất ít được nhắc đến hơn đã và đang đi vào thực hiện như “Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan” hay “Hành lang kinh tế Bangladesh-Trung Quốc-Ấn Độ-Myanmar”. AIIB đang được các nhà quan sát đánh giá là một thành công trong cuộc chơi đa phương do Trung Quốc dẫn dắt. Chỉ dấu được nhắc đến nhiều nhất là sự tham gia “rầm rộ” của các nước, bất chấp sự phản đối từ Washington. Đến thời điểm này 57 quốc gia đã tham gia (trong đó 35 quốc gia là quốc gia sáng lập). Với Trung Quốc, việc đề xuất các sáng kiến thường hướng đến hệ đa mục tiêu, nói cách khác, trong các sáng kiến này, các lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh thường được lồng ghép với nhau thành một chỉnh thể. Việc đề xuất xây dựng “một hành lang một con đường” là một kế hoạch tổng thể mà chúng ta có thể gọi là một dạng “chiến lược phối hợp” (cooperative strategy) của Trung Quốc. Mô hình liên kết 3 tầng nấc được Trung Quốc thúc đẩy. Nguồn: VCES (2015) Trong lĩnh vực kinh tế, AIIB có thể tạo ra tác động lan tỏa giúp Trung Quốc gia tăng ích lợi trong các mặt sau: 1. Tăng cường đầu tư và lao động 2. Gia tăng trao đổi thương mại 3. Đẩy nhanh quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ 4. Tạo nên thế cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế hiện có 5. Gia tăng áp lực lên các định chế tài chính quốc tế để cải thiện vị trí của Trung Quốc trong các tổ chức này 6. Hình thành nên thị trường châu Á hướng tâm về Trung Quốc Về đẩy mạnh đầu tư. Hiển nhiên AIIB tạo ra một cơ chế có thể giúp Trung Quốc tăng cường đầu tư vào cơ sở các quốc gia láng giềng nghèo khó hơn, mà không bị mang tiếng là “chủ nghĩa thực dân”. Thắng lợi ngoại giao quan trọng của Trung Quốc trong việc kêu gọi được 57 nước gia nhập vào AIIB đã gửi đi một thông điệp rõ ràng đối với Mỹ: Trung Quốc có thể tự mình thành lập các định chế tài chính quốc tế mới nếu không được đảm bảo về lợi ích tốt hơn trong các định chế cũ. Song song với thông điệp này, Chu Tiểu Xuyên – thống đốc PBoC – cũng đã tuyên bố sẽ đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài khoản vốn của nước này. Trong lĩnh vực an ninh và quan hệ quốc tế. Sự xuất hiện của AIIB cũng như hàng chục sáng kiến kinh tế khác của Trung Quốc chỉ trong vòng 1 năm qua nhằm tạo ra sự liên kết về kinh tế giữa Trung Quốc với châu Á, còn đem lại cho Trung Quốc nhiều ích lợi về quan hệ quốc tế và an ninh. Trước hết, đây có thể coi là đợt “tấn công quyến rũ mới” của Trung Quốc với châu Á sau khi liên tục xuất hiện những căng thẳng về ngoại giao giữa quốc gia này với các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á. Việc Trung Quốc hành động ngày càng táo bạo trên Biển Đông khiến nhiều nước nghi ngờ về khẩu hiệu trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Với các đề xuất về AIIB hay “một hành lang một con đường”, Trung Quốc có thể xoa dịu các bất đồng, ổn định các xung đột với các nước láng g