Những đơn vị đo khoảng cách lớn nhất

  1. Khoa học

Trong vũ trụ, kích thước giữa các hành tinh, sao, thiên hà… là rất lớn. Những đơn vị chúng ta dùng thường ngày chỉ là muối bỏ bể với những khoảng cách lớn đến nỗi trí tuệ con người không thể hình dung nổi này.

Để đo các khoảng cách rất lớn trong vũ trụ, các nhà khoa học dùng 3 đơn vị phổ biến đó là : Đơn vị thiên văn (đvtv), Năm ánh sáng và Parsec.

Đơn vị thiên văn, tên Tiếng Anh là Astronomical Unit, viết tắt là AU trong Tiếng Anh và đvtv trong Tiếng Việt. 1AU=150 triệu km. 150 triệu km chỉ là giá trị gần đúng. Ban đầu AU được xác định là trung bình của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời tại điểm cận nhật (ngày 3/1) và điểm viễn nhật (ngày 5/7). Đơn vị này được sử dụng chủ yếu để đo khoảng cách trong Hệ Mặt Trời và cũng là nhân tố định nghĩa một đơn vị khác, đó là Parsec.

Năm ánh sáng (light year) là đơn vị phổ biến nhất trong khoa học để đo khoảng cách trong vũ trụ. Ánh sáng là thứ di chuyển nhanh nhất mà chúng ta biết đến. Đơn vị này được định nghĩa là khoảng cách ánh sáng truyền trong chân không trong một năm Dương lịch (365,25 ngày). Điều dễ gây nhầm lẫn là từ “năm” vì nó khiến đơn vị này bị hiểu sai là đơn vị đo thời gian.

Đơn vị tiếp theo và cũng là đơn vị lớn nhất: Parsec (kí hiệu pc). 1pc = 3,08568× 10‌^ 16 m. Parsec được định nghĩa là “thị sai của một giây cung”. Tổng quát hơn là khoảng cách mà từ đó ta có thể thấy hai vật cách nhau 1 AU dưới góc 1 giây cung.

Vậy 1pc = 1AU/1 giây cung. ‎

Các đơn vị này dù lớn nhỏ thế nào thì cũng là những công cụ hữu hiệu giúp chúng ta biết nhiều hơn về vũ trụ, từ đó thỏa mãn khát khao chinh phục vũ trụ của nhân loại.

Tác giả : Robert Nguyen (Công Đoàn)


380px-Astronomical_unit-1
Từ khóa: 

khoa học

Đặt câu hỏi xong tự trả lời luôn à :))

Trả lời

Đặt câu hỏi xong tự trả lời luôn à :))