Những lợi ích của "nỗi buồn" mà bạn chưa biết?

  1. Tip & Trick

  2. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

tip & trick

,

tâm sự cuộc sống

Nỗi buồn trước nay bị gắn tai tiếng với những sự kiện tiêu cực, mọi người thường nhìn nhận "nỗi buồn" là cảm xúc vô tác dụng, thậm chí còn mang đến độc hại. Khác với định kiến của số chung cho rằng việc buồn rầu là điều mà chúng ta cần phải né tránh trong cuộc sống, nhưng đối với bản thân tôi thì không, tôi lựa chọn lao thẳng vào nó, không có né tránh gì hết. Để cho mình cơ hội đi sâu vào trong cảm xúc của mình, thấu hiểu bản thân qua những thất bại, bộn bề trong cuộc sống. Vì thế nếu nhìn nhận về nó sâu một chút, bạn sẽ không qua những lợi ích mà nó mang lại cho mình.

1.Khi buồn mới biết quý trọng lúc vui

https://cdn.noron.vn/2022/04/13/40891116812373498-1649836572.jpg
( Ảnh minh họa: Những lợi ích của nỗi buồn 1 ) 

Những cảm xúc tiêu cực giúp chúng ta biết quý trọng những khoảnh khắc vui vẻ, hoàn hảo hơn, bởi không có niềm hạnh phúc nào là mãi mãi. Và việc tôn thờ hạnh phúc như các trang báo, bài viết, ngành công nghiệp self-help đang đẩy điều này quá mức có thể đem lại sự bất hạnh nhiều hơn ta nghĩ.

2. Buồn giúp thấu hiểu cảm xúc cá nhân

https://cdn.noron.vn/2022/04/13/275574319040476-1649836470.jpg
( Ảnh minh họa: Những lợi ích của nỗi buồn 2 )

Nỗi buồn sẽ được hình thành theo nhiều trạng thái khác nhau tùy vào cách ta nhìn nhận vào nó như thế nào. Lúc buồn là lúc bản thân ta rơi vào trạng thái tĩnh lặng, thay vì ngồi thẫn thờ, chiêm nghiệm, thì chúng ta hãy suy nghĩ rằng bản thân mình đang còn thiếu xót điều gì? Dò tìm cảm xúc để biết bản thân cần gì hơn. Khi bạn nhận ra bản thân của bạn đang ở đâu và muốn gì rồi thì đó là lúc đầu óc bạn minh mẫn nhất để đưa ra các quyết định cho bản thân.

3. Buồn là sự giải thoát

Nó cũng là lúc tách bản thân khỏi thế giới bên ngoài, những vật chất, con người, xã hội và mọi thứ rắc rối liên quan đến cuộc đời. Để bản thân bạn được tự do với chính mình, nó cũng giúp chúng ta điều chỉnh hành vi, hay ngừng tiêu phí vào sức lực, thời gian vào những thứ ta không đạt được.

4. Buồn là sự khởi gợi cảm hứng nghệ thuật

https://cdn.noron.vn/2022/04/13/7100165573065052-1649836718.jpg
( Ảnh minh họa: Những lợi ích của nỗi buồn 3 )

Đa số như mọi người thấy Nghê Thuật ít thứ nào được tạo ra bởi sự tích cực, mà hầu hết là được đúc kết bởi các tâm hồn đa sầu đa cảm của người nghệ sĩ. Nỗi buồn như một phần gốc rễ để tạo nên nghệ thuật, từ đó nghệ thuật ảnh hưởng tới văn hóa, hay là hiện thân của một tâm hồn có sự liên kết và thấu cảm với cuộc đời.

Kết

Khi chúng ta có cái nhìn nhận đúng đắn và công bằng về cảm xúc tích cực và tiêu cực nó sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về bản thân, trau dồi trí tuệ và nâng cao đời sống tinh thần hơn rất nhiều. Nỗi buồn cũng sẽ không mất đi và không ở lại mãi, vì vậy hãy trận trọng nó, bởi còn buồn là còn cảm xúc, còn ý nghĩa.

Trả lời

Nỗi buồn trước nay bị gắn tai tiếng với những sự kiện tiêu cực, mọi người thường nhìn nhận "nỗi buồn" là cảm xúc vô tác dụng, thậm chí còn mang đến độc hại. Khác với định kiến của số chung cho rằng việc buồn rầu là điều mà chúng ta cần phải né tránh trong cuộc sống, nhưng đối với bản thân tôi thì không, tôi lựa chọn lao thẳng vào nó, không có né tránh gì hết. Để cho mình cơ hội đi sâu vào trong cảm xúc của mình, thấu hiểu bản thân qua những thất bại, bộn bề trong cuộc sống. Vì thế nếu nhìn nhận về nó sâu một chút, bạn sẽ không qua những lợi ích mà nó mang lại cho mình.

1.Khi buồn mới biết quý trọng lúc vui

https://cdn.noron.vn/2022/04/13/40891116812373498-1649836572.jpg
( Ảnh minh họa: Những lợi ích của nỗi buồn 1 ) 

Những cảm xúc tiêu cực giúp chúng ta biết quý trọng những khoảnh khắc vui vẻ, hoàn hảo hơn, bởi không có niềm hạnh phúc nào là mãi mãi. Và việc tôn thờ hạnh phúc như các trang báo, bài viết, ngành công nghiệp self-help đang đẩy điều này quá mức có thể đem lại sự bất hạnh nhiều hơn ta nghĩ.

2. Buồn giúp thấu hiểu cảm xúc cá nhân

https://cdn.noron.vn/2022/04/13/275574319040476-1649836470.jpg
( Ảnh minh họa: Những lợi ích của nỗi buồn 2 )

Nỗi buồn sẽ được hình thành theo nhiều trạng thái khác nhau tùy vào cách ta nhìn nhận vào nó như thế nào. Lúc buồn là lúc bản thân ta rơi vào trạng thái tĩnh lặng, thay vì ngồi thẫn thờ, chiêm nghiệm, thì chúng ta hãy suy nghĩ rằng bản thân mình đang còn thiếu xót điều gì? Dò tìm cảm xúc để biết bản thân cần gì hơn. Khi bạn nhận ra bản thân của bạn đang ở đâu và muốn gì rồi thì đó là lúc đầu óc bạn minh mẫn nhất để đưa ra các quyết định cho bản thân.

3. Buồn là sự giải thoát

Nó cũng là lúc tách bản thân khỏi thế giới bên ngoài, những vật chất, con người, xã hội và mọi thứ rắc rối liên quan đến cuộc đời. Để bản thân bạn được tự do với chính mình, nó cũng giúp chúng ta điều chỉnh hành vi, hay ngừng tiêu phí vào sức lực, thời gian vào những thứ ta không đạt được.

4. Buồn là sự khởi gợi cảm hứng nghệ thuật

https://cdn.noron.vn/2022/04/13/7100165573065052-1649836718.jpg
( Ảnh minh họa: Những lợi ích của nỗi buồn 3 )

Đa số như mọi người thấy Nghê Thuật ít thứ nào được tạo ra bởi sự tích cực, mà hầu hết là được đúc kết bởi các tâm hồn đa sầu đa cảm của người nghệ sĩ. Nỗi buồn như một phần gốc rễ để tạo nên nghệ thuật, từ đó nghệ thuật ảnh hưởng tới văn hóa, hay là hiện thân của một tâm hồn có sự liên kết và thấu cảm với cuộc đời.

Kết

Khi chúng ta có cái nhìn nhận đúng đắn và công bằng về cảm xúc tích cực và tiêu cực nó sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về bản thân, trau dồi trí tuệ và nâng cao đời sống tinh thần hơn rất nhiều. Nỗi buồn cũng sẽ không mất đi và không ở lại mãi, vì vậy hãy trận trọng nó, bởi còn buồn là còn cảm xúc, còn ý nghĩa.

Nỗi buồn giúp bạn yêu bản thân hơn.
Giả sử bạn luôn vui vẻ. Mặc dù giả sử này sẽ không bao giờ có. Bạn sẽ chỉ ham vui quên ngày tháng. Vui vẻ nghĩa là mọi thứ thuộc về tâm trí luôn được thỏa mãn. Hiện tượng này thậm chí còn gây ra dấu hiệu nghiện sự vui vẻ. Và khi sự vui vẻ này trong tâm trí giảm dần nhiều người sẽ áp dụng đủ mọi chiêu trò để lấp đầy nó. 
👉 Nỗi buồn và đặc biệt là những nỗi buồn đến thống khổ luôn vực dậy nhiều con người khi họ đủ mạnh mẽ nơi tâm này. 
Rất nhiều người khi trải qua trùng trùng điệp điệp những nỗi buồn đã bứt phá và trở nên thành công ngoài mong đợi. Nỗi buồn đã giúp họ yêu bản thân hơn, tình yêu đó khơi dậy sức chiến đấu mãnh liệt trong họ.
Ở thời đại này, nỗi buồn thường được coi như thứ gì đó “độc hại” và cần xa lánh. Tuy nhiên, trừ khi nỗi buồn vượt qua giới hạn của nó và kéo dài đến mức tạo nên chứng rối loạn tâm lý thì nỗi buồn không hẳn là điều gì tiêu cực và cần phải chống lại.
Nỗi buồn - chỉ là một cảm xúc tự nhiên rất đỗi bình thường. Inside Out - một bộ phim nổi tiếng của Pixar vào năm 2015, đã mang tới một thông điệp truyền cảm hứng rằng: Mọi cảm xúc của con người đều có ý nghĩa, kể cả nỗi buồn. Không chỉ niềm vui, nỗi buồn cũng rất quan trọng và có giá trị.
Dù nghe hơi... ngược đời, nhưng nỗi buồn cũng là một nhân tố giúp chúng ta xây dựng nên hạnh phúc và những khoảnh khắc thăng hoa trong cuộc sống.
Chẳng sao cả nếu bạn cảm thấy mình yếu đuối.
Chẳng sao cả nếu bạn đau khổ và buồn bã.
Chẳng sao cả nếu bạn cảm thấy mình đang vụn vỡ.
Tất cả những cảm xúc đó đều giúp bạn thêm cứng cáp, thêm trưởng thành và hoàn thiện chính mình mà thôi.
Một số nghiên cứu cho thấy những lợi-ich-to-lớn của nỗi buồn mang lại cho chúng ta: H
1) Khi có tâm trạng buồn, con người thường có khả năng ghi nhớ tốt hơn về các chi tiết mình quan sát được. Ngược lại, khi một người cảm thấy vui vẻ, trí nhớ của họ kém chính xác hơn là khi buồn.
2) Tâm trạng buồn bã khiến con người giảm sự tự tin và tăng sự hoài nghi mỗi khi đánh giá một sự việc. Đáng ngạc nhiên là, khi buồn người ta có khả năng phát hiện chính xác hơn những lời nói dối. Người có tâm trạng buồn cũng ít có xu hướng dựa theo khuôn mẫu đơn giản để giải quyết vấn đề. Ví dụ, những thẩm phán thường nhìn nhận sự việc một cách chính xác, có khả năng xử lý các chi tiết nhỏ hiệu quả hơn khi đang buồn.
3) Khi được yêu cầu một thử thách khó về tinh thần, người có tâm trạng buồn sẽ cố gắng và nhẫn nại hơn những người đang vui vẻ. Hạnh phúc báo hiệu cho chúng ta rằng mình đang an toàn và chỉ phải nỗ lực một chút. Còn nỗi buồn như một tín hiệu báo động kích hoạt nhiều nỗ lực và động lực để đương đầu với thử thách.
4) Và khi buồn, ta để tâm tới những chi tiết nhỏ nhiều hơn giúp ta cải thiện khả năng giao tiếp, đồng thời ta truyền đạt thông tin và thuyết phục người khác tốt hơn. Tâm trạng không tốt khiến ta để tâm tới chuẩn mực xã hội nhiều hơn, ta ít ích kỉ hơn, công bằng hơn trong cách đối xử với người khác.
5) Khi buồn, con người ta thường dễ yếu đuối và có thể khóc. Một điều khá bất ngờ là việc khóc có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Cụ thể, khi khóc, não bộ sản xuất ra endorphin, một loại hormone rất tốt trong việc cải thiện tâm trạng và thăng hoa cảm xúc. Khóc không làm người ta hạnh phúc hơn, nhưng phần nào giúp thúc đẩy tâm trạng và tăng sự mạnh mẽ sau tổn thương.
Vậy buồn thì sao? Chẳng sao cả. Hãy cứ buồn vậy thôi!
https://cdn.noron.vn/2022/05/13/846601082215893623-1652417171.jpg