Những nét chính về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ 20?

  1. Lịch sử

Vì sao cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam?

Từ khóa: 

lịch sử

* Những nét chính: – Những năm đầu sau chiến tranh, các cuộc đấu tranh của công nhân tuy còn lẻ tẻ và tự phát nhưng đã nói lên ý thức giai cấp đang phát triển nhanh chóng làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau. Ngay từ năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu. – Các cuộc đấu tranh của công nhân và thuỷ thủ Pháp trên các tàu Pháp ghé vào cảng Hải Phòng (1919) và Sài Gòn (1920) cũng như các cuộc đấu tranh của công nhân và thuỷ thủ Trung Quốc tại các cảng lớn Hương Cảng, An Môn, Thượng Hải (1921) đã góp phần cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam hăng hái đấu tranh. – Năm 1922, công nhân và viên chức các sở công thương của tư nhân ở Bắc Kì đòi chủ tư bản người Pháp phải cho họ nghỉ làm ngày chủ nhật có trả lương. Cùng năm đó, còn có cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương… – Tháng 8/1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thuỷ thủ Trung Quốc. Cuộc bãi công nổ ra với yêu sách đòi tăng lương 20% và phải để cho những công nhân mất việc làm được trở lại làm việc. Cuộc bãi công Ba Son thắng lợi đánh dấu bước tiến mối của phong trào công nhân Việt Nam. * Vì: – Tạo điều kiện cho tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào công nhân Việt Nam. – Là bước chuyển tiếp từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác của công nhân Việt Nam. – Thể hiện tinh thần quốc tế và ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam.
Trả lời
* Những nét chính: – Những năm đầu sau chiến tranh, các cuộc đấu tranh của công nhân tuy còn lẻ tẻ và tự phát nhưng đã nói lên ý thức giai cấp đang phát triển nhanh chóng làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau. Ngay từ năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu. – Các cuộc đấu tranh của công nhân và thuỷ thủ Pháp trên các tàu Pháp ghé vào cảng Hải Phòng (1919) và Sài Gòn (1920) cũng như các cuộc đấu tranh của công nhân và thuỷ thủ Trung Quốc tại các cảng lớn Hương Cảng, An Môn, Thượng Hải (1921) đã góp phần cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam hăng hái đấu tranh. – Năm 1922, công nhân và viên chức các sở công thương của tư nhân ở Bắc Kì đòi chủ tư bản người Pháp phải cho họ nghỉ làm ngày chủ nhật có trả lương. Cùng năm đó, còn có cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương… – Tháng 8/1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thuỷ thủ Trung Quốc. Cuộc bãi công nổ ra với yêu sách đòi tăng lương 20% và phải để cho những công nhân mất việc làm được trở lại làm việc. Cuộc bãi công Ba Son thắng lợi đánh dấu bước tiến mối của phong trào công nhân Việt Nam. * Vì: – Tạo điều kiện cho tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào công nhân Việt Nam. – Là bước chuyển tiếp từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác của công nhân Việt Nam. – Thể hiện tinh thần quốc tế và ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam.