Những người trầm cảm đã dùng thuốc thì có thể hồi phục lại như trước?

  1. Tâm lý học

Tôi bằng một cách nào đó ... khá có duyên với những người trầm cảm. Có thể là vì năng lượng của tôi tốt, tích cực nên hấp dẫn họ. Hoặc là bởi vì tôi chịu lắng nghe họ. Có thể vì tôi cũng có phần giống họ. Tôi cũng không biết nữa, nhưng thực tế là tôi có khá nhiều kết nối với những người bị trầm cảm.

Có một số người vẫn đang phải điều trị, đang phải dùng thuốc. Có người đã tạm ổn, đã ngừng thuốc, vẫn làm việc như bình thường cho đến khi ... bất ổn trở lại. Tôi nghe nói, bệnh này không thể chữa khỏi triệt để, và rất dễ tái lại nếu không kiểm soát được cảm xúc, áp lực.

Tôi vẫn muốn tìm được một cách thức nào đó để hỗ trợ họ. Xin hỏi các chuyên gia, hoặc những người chẳng may đang phải chiến đấu chống lại trầm cảm. Liệu có con đường, phương pháp nào giúp chữa lành được những tổn thương bên trong, chữa dứt điểm được căn bệnh này hay không? Trân trọng ./.

Từ khóa: 

trầm cảm

,

tâm lý học

Cá nhân em nghĩ chỉ có thuốc "chống" hoặc "điều trị" mà hiện giờ chưa có thuốc chữa được dứt điểm trầm cảm anh ạ. Ngoài ra, về phía chủ quan thì không phải ai cũng sẵn lòng tập trung điều trị, còn khách quan thì không phải người thân nào cũng có đầy đủ kiến thức, kỹ năng chăm sóc người trầm cảm nên việc can thiệp, giúp đỡ người trầm cảm chưa được như mong muốn, anh ạ.

Trả lời

Cá nhân em nghĩ chỉ có thuốc "chống" hoặc "điều trị" mà hiện giờ chưa có thuốc chữa được dứt điểm trầm cảm anh ạ. Ngoài ra, về phía chủ quan thì không phải ai cũng sẵn lòng tập trung điều trị, còn khách quan thì không phải người thân nào cũng có đầy đủ kiến thức, kỹ năng chăm sóc người trầm cảm nên việc can thiệp, giúp đỡ người trầm cảm chưa được như mong muốn, anh ạ.

Như những gì em đã được trải nghiệm sau căn bệnh trầm cảm và những gì em đúc kết được thì liều thuốc tốt nhất để chữa trị được căn bệnh trầm cảm là chính mình.

Đây là căn bệnh nội tâm nên việc quay lại vào bên trong tâm mình để tự tìm thuốc chữa trị. Một câu chuyện mà em từng được nghe kể là khi con hổ bị thương nó sẽ tự mình rút về hang ổ và hằng giờ, hằng ngày nó tự liếm lấy vết thương mà không lao ra bên ngoài để săn bắt hay tìm kiếm bất cứ thứ gì có thể chữa trị vết thương đó. Nó có thể dành vài tuần thậm chí là vài tháng chỉ để âu yếm vết thương của mình mặc cho cơn đói đang cào xé bao tử.

Con người cũng vậy khi mắc phải căn bệnh trầm cảm họ đi đến từng bác sĩ tâm lý, tìm người để tâm sự giải bày những điều mà mình muốn nói nhưng thực chất đó chỉ là những biện pháp tạm thời để giúp họ quên đi cơn cảm xúc đó. Cho nên chẳng có gì tốt nhất bằng việc chúng ta phải thật sự quay vào trong và tự chữa lành chính vết thương mình, tạm thời gác lại những cuộc đua chỉ để thõa mãn nhu cầu cá nhân, nhu cầu xã hội để nhận biết và chữa trị cho chính mình, trong mọi trường hợp luôn giữ tâm mình chứ không giữ những cảnh vật đang diễn ra. Sau cùng người thương mình nhất vẫn chỉ là bản thân mình thôi

Để giúp những người trầm acảm thì chỉ có thể để thời gian xoa dịu đi mọi thứ thôi ạ vì.nỗi đau của ngày hôm nay sẽ là nỗi đau của hôm nay nhưng nó sẽ không phải là nỗi đau của nhiều năm về sau nữa. Giúp họ có cái nhìn tỉnh thức, luôn nhìn nhận những cảm xúc đang diễn ra bên trong họ để dần chuyển hóa khổ đau vì không có nỗi đau nào tồn tại mãi mãi và mọi thứ chỉ là vô thường kể cả con người chúng ta.

Hãy tin vào vô thường

Rồi ngày mai sẽ khác

Lòng sẽ bình yên hơn

Hoa mọc lên từ rác.

Trích 4 câu thơ của Thiền sư Thích Minh Niệm.

Trầm cảm là sự ức chế tâm lý, tác động tiêu cực đến hệ thần kinh gây ra buồn chán, mất hứng, cơ thể thiếu năng lượng. Nói chung gây ra ảnh hưởng mọi mặt trong sinh hoạt và lao động.

Nếu như tất cả các bộ phận khác chỉ cần chữa bằng thuốc, tác động phẫu thuật vật lý thì trầm cảm không đơn giản như vậy. Người bệnh vừa phải điều trị tâm lý vừa phải điều trị bằng thuốc. Và cũng chưa có cơ sở khoa học nào cam kết chưa khỏi được.