Làm thế nào khi mất động lực?

  1. Tâm sự cuộc sống

Khi còn trẻ mỗi người trong chúng ta đều nhiệt huyết sống, nhưng khi lớn hơn dần dần mình bị mất cái lửa đó, cũng đi đây đi đó làm này làm kia nhưng không còn hứng thú nữa và ngày nào cũng cảm thấy mệt mỗi chán chường không còn cảm thấy cuộc sống này thú vị nữa làm gì cũng nữa vời, hằng ngày trong đầu nghĩ toàn những đều tiêu cực. :(( 
Từ khóa: 

động lực

,

tâm sự cuộc sống

Vì bạn chưa trải nghiệm những điều mới mà cứ quẩn quanh với vòng lặp của mình, tiếp xúc và gặp gỡ với toàn điều tiêu cực. Thử đi chơi cùng bạn bè, đi du lịch, đi bộ mỗi buổi sáng và ngắm nhìn mấy điều nhỏ bé vặt vãnh quanh mình xem,... Đầy thứ thú vị chỉ là bạn đang tự mình dập lửa trong mình thui. 

Trả lời

Vì bạn chưa trải nghiệm những điều mới mà cứ quẩn quanh với vòng lặp của mình, tiếp xúc và gặp gỡ với toàn điều tiêu cực. Thử đi chơi cùng bạn bè, đi du lịch, đi bộ mỗi buổi sáng và ngắm nhìn mấy điều nhỏ bé vặt vãnh quanh mình xem,... Đầy thứ thú vị chỉ là bạn đang tự mình dập lửa trong mình thui. 

Vì sao nghĩ toàn những điều tiêu cực? Bởi:

  1. Tiếp xúc với người tiêu cực
  2. La cà mạng xã hội không tích cực
  3. Tò mò chuyện không tiêu cực của người khác
  4. Không tập trung chất lượng sống của bạn thân
  5. Quan tâm cái nhìn của người khác về mình.
  6. ...

Còn nhiều mà kể thế thôi.

Vì sao lửa bị mất? Bởi:

  1. Sợ. Sợ ở đây không phải do hèn nhạt, mà bởi có quá ít kinh nghiệm đối diện với "thất bại". Nhiều kinh nghiệm "thất bại" của người khác. Nghe người ta kể về thất bại, người ta nói bạn sẽ thất bị, người ta đoán bạn sẽ thất bại, người ta e rằng bạn sẽ thất bại...
  2. Tin không đúng người, bạn không thể gặp một thợ xây để xin cách trồng lúa được. Nhưng thực tế chúng ta lại thường làm vậy
  3. Không tin tưởng chính mình. Là bởi chẳng tin mình nên không có gan chiến đấu. Quay lại là chữ "Sợ"
  4. Giới hạn bản thân bởi góc nhìn của người khác. Hệ lụy của việc tin không đúng người.

Lấy động lực từ đâu?

  1. Tìm IKIGAI của mình (tham khảo bạn Văn Aha trên youtube)
  2. Có tiền. Cái này 1 phần giúp bạn có nguồn lực thực hiện vấn đề, 1 phần giúp bạn to gan hơn, phần nữa giúp bạn tự tin. (Tham khảo blog quản lý tài chính cá nhân Phunutudo.com nếu bạn là con gái)
  3. Tìm Mentor: Người đặt câu hỏi cho bạn, giúp bạn khai phá bản thân. Đừng chọn mấy ông Mentor cho bạn luôn đáp án. Đó không phải người bạn thật sự cần đâu.
  4. Đọc sách: nếu bạn thích kênh đọc, Nghe Podcast: nếu bạn thích kênh nghe, Xem Youtube: nếu bạn thích kênh xem
  5. Thiền định

Một câu hỏi dành cho bạn...

Nếu bạn phải CHẾT (đúng nghĩa đen) để bảo vệ cho một người/một thứ/một vật thì đó là gì? => Một động lực lớn dành cho bạn!

Góc nhìn của tôi.

Tặng bạn một chút vỗ về nhé:

 

 

Chúng ta có thể là người tạo động lực cho người khác để họ tiến bộ hơn?
Ở góc nhìn của riêng mình, thì mình lại không nghĩ như vậy.
Mình nhớ kỷ niệm cách đây 3 năm, đang là sinh viên năm 2, mình đi dạy kèm 1 bạn học sinh lớp 6 tại nhà bé.
Bé học không nỗ lực, trong các buổi học bé đều không tập trung, làm này làm kia, mình thay cách dạy từ nhẹ nhàng sang nghiêm khắc bé đều như vậy cả, vẫn không nỗ lực. Bé có tiến bộ hơn lúc mình chưa dạy bé nhưng lại không nhiều.
Lúc đó mình bắt đầu tìm cách để học sinh của mình tập trung học hành hơn, vui hơn khi học. Mình tìm hiểu sở thích của bé là gì để hiểu bé hơn. Mình biết bé thích nhóm nhạc Hàn Quốc BTS nên khi soạn tài liệu, soạn đề thi thử cho bé, mình in giấy có có hình của các idol nhóm này, các bài toán cũng liên quan đến năm sinh và tuổi của các thành viên trong nhóm.
Ban đầu bé rất vui luôn, bé chăm chỉ và tập trung làm bài hơn, nhưng cũng được vài hôm thì bé lại quay lại như ban đầu.
Sau đó mình tìm cách khác, mỗi buổi đi học mình sẽ mang đồ ăn vặt bé thích ăn, có hôm là trà sữa cho bé. Bé bắt đầu vui và có thêm động lực học. Nhưng mọi người nghĩ có được lâu dài không?
Đương nhiên là không.
Và bé lại quay lại lối cũ, vẫn như vậy, vẫn không tập trung học hành.
Lúc đó mình chỉ nghĩ: “Sao mình đã cố hết sức tìm đủ mọi cách để học sinh của mình chăm học nhưng đều không hiệu quả nhỉ?”
Rồi mình cũng nản, mình quyết định nghỉ dạy dù có nhiều tình cảm với học sinh của mình, dù hôm cuối cùng mình đi dạy cô bé ấy khóc và nói mình dạy tiếp đi, mẹ bé cũng nói bé rất mến mình và mong mình dạy tiếp, và thật sự mình cũng rất quý bé.
Nhưng mà, mọi người có bao giờ thấy rằng sự nỗ lực của mình không có kết quả thì sẽ nghĩ bản thân mình thật vô dụng và cảm thấy rất khó chịu và tự trách bản thân mình rất nhiều không?
Lúc đó mình có cảm giác như vậy đấy.
Nên mình đã lựa chọn chấm dứt cảm giác này bằng việc nghỉ dạy.
Và cũng từ trải nghiệm đó của mình, tới tận sau này, cũng khoảng 1 năm nay mình bắt đầu đi làm thì mới thấu được. Đó là:
Động lực do người khác tạo ra thì sẽ không lâu dài mà sẽ rất dễ mất đi, thậm chí là mất đi rất nhanh, mà động lực từ chính bản thân mình, từ sự thôi thúc ở bên trong mình mới là lâu dài và bền vững.”
Giống như khi chúng ta xem các video truyền động lực trên mạng xã hội, xem một video 5p thôi hay mỗi lần tham gia một buổi hội thảo truyền cảm hứng thì năng lượng trong người đã được đẩy lên cao, “mình phải làm được”, “sáng mai 5 giờ dậy, …
Chúng ta bắt đầu đặt ra những mục tiêu, nhưng sáng hôm sau vẫn ngủ tới 10 giờ sáng, mục tiêu đề ra vẫn ở đó, rồi một vòng luẩn quẩn lại tiếp tục.
Có ai từng như vậy chưa?
Mình nghĩ sẽ rất nhiều.
Mình nghĩ cách tốt nhất là cho họ thấy được cái “Why?” tại sao họ làm việc này và để chính họ tìm ra được động lực cho bản thân của mình.
Hiện tại mình đang làm partime ở lĩnh vực giảng dạy, mình cũng áp dụng cách này. Mình không còn cố gồng mình tạo động lực cho người khác nữa mà chỉ trò chuyện để hiểu họ hơn và làm hết sức về mặt kiến thức của mình để giúp họ.
“Lý do bạn đi học là gì?”, “Việc học có thật sự quan trọng đối với bạn? “Nếu bạn không đi học môn này thì có ảnh hưởng gì không?”,…
Mình đặt ra rất nhiều câu hỏi để họ tự hiểu chính mình. Và đương nhiên sẽ không hiệu quả với tất cả mọi người mình gặp, bởi vì mong đợi, mục tiêu mỗi người khác nhau, nhưng ít ra nó đã có hiệu quả với nhiều người mình trò chuyện.
Đặc biệt, về chính bản thân mình đã cảm thấy nhẹ lòng hơn, mình không còn áp lực bởi chuyện này nữa, vì cuộc đời của họ là chính họ lựa chọn, và đôi khi họ cần có cơ hội để được “trải” và “nghiệm” lại thì biết đâu lại giúp họ nhận ra nhiều hơn.
https://cdn.noron.vn/2022/07/12/dong-luc-lam-viec-768x402-1657621916.jpg
----------------------
Đây chỉ là góc nhìn cá nhân của mình, và nó rút ra từ trải nghiệm của mình nên có thể sẽ thiếu sót rất nhiều và có thể đây vẫn chưa phải là cách giải quyết tốt nhất.
làm biếng 😪

Phải chăng cuộc sống quá đủ đầy, công việc cũng ổn định lại khiến bạn cảm thấy buồn chán và tẻ nhạt. Phải chăng bạn đang không thực sự trân trọng những giây phút ấy.

Mình khuyên bạn hãy dành thời gian đi làm từ thiện hay tham gia các hoạt động tình thương đi. Ở đó, bạn sẽ thấy cuộc sống của những người khác khó khăn như nào và họ vẫn vui vẻ, hạnh phúc, nỗ lực và cố gắng như nào. Biết đâu bạn sẽ tìm ra động lực và còn hơn thế nữa thì sao. Mong là bạn có thể thử và trải nghiệm nhé^^

Thời gian đó thì nên thả lỏng bản thân là một biện pháp ổn áp nhất, mình cảm thấy vậy và mình cũng làm vậy. Không ép bản thân phải thức đúng giờ nữa, không đụng tới điện thoại hay laptop mấy, cũng chẳng chơi game hay đọc gì. Ngay cả những sở thích và niềm mong muốn của bản thân lâu nay cũng tạm gác qua một bên. Mình sẽ tránh sự đông đúc, chỉ thơ thẩn đi bộ, nghe nhạc hoặc để Ytb tự phát tới một bài hát lạ lẫm nào đấy.
Cứ bình thản mà suy nghĩ, ngắm trời mây, ngắm cây cối và côn trùng, mình còn nằm ra đất nhìn lên trời cả buổi chiều nữa, từ từ sẽ cảm thấy được chữa lành và sống dậy.

Gửi bạn một câu hỏi có nội dung tương tự, hy vọng bạn sẽ tìm ra lời giải đáp cho bản thân mình^^

https://cdn.noron.vn/2022/07/05/872249657733921-1657029822.jpgBạn hãy nhìn hình ảnh này, mình nghĩ bản thân bạn sẽ tự có câu trả lời. 

Tìm 1 người lắng nghe cùng nói chuyện nếu như áp lực quá lớn khiến mình cảm thấy nghẹt thở. Tìm 1 khoảng lặng để lấy lại cân bằng suy nghĩ những mục tiêu mình đã ,đang và sẽ thực hiện.
Thế nên ta mới nói để làm sao duy trì lửa mới là quan trọng. Còn về việc mất động lực hay không là do bản thân của bạn, sự nghiêm túc và trách nhiệm của bạn với cuộc sống và công việc của mình.
Còn khi ta bế tắc và bí quá rồi thì mình có thể đi trò chuyện với người có nhiều kiến thức, và trải nghiệm hơn mình để xem trong trường hợp như vậy thì họ vượt qua như thế nào. Để từ đó ta có thêm góc nhìn. 
Tiêu cực lắm thì cũng chẳng làm được gì và còn hại thêm. Thì hãy tìm cách thoát ra nó. Quan trọng là bạn có muốn tìm cách thoát ra hay không, hay là để chết chìm trong điều đó là do bạn quyết định.