Những phong tục văn hoá dị nhất bạn từng nghe hoặc chứng kiến?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

văn hóa

Mình muốn nhắc tới phong tục Vanni, một phong tục được thực thi ở một số vùng nông thôn Pakistan. Ở đây các trẻ em gái chủ yếu chưa thành niên bị gả cho bên bị hại như một món đền bù để chấm dứt tranh chấp. Điều này xảy ra dưới sự giám sát của các vị cao niên trong làng hoặc bộ tộc, được gọi là Jirga. Đây là tội phạm pháp nhưng thi thoảng vẫn xảy ra vì 2 bên bí mật thoả thuận.
Trông có vẻ giống hôn nhân cưỡng bức, nhưng thực tế lại là sự quy phục vô điều kiện cả đời đối với các bé gái. Chế độ nô lệ là thuật ngữ hợp lý nhất để miêu tả. Những bé gái này chắc chắn sẽ phải đối mặt với đủ mọi loại bạo hành. Các em không hề có tiếng nói nào, không có nhân quyền, không có người bảo vệ, chẳng có ai thèm đoái hoài đến cả.
Tôi nhớ một lần từng phỏng vấn một nam thanh niên, người này dùng dao chém bị thương một người, rồi sau đó chính anh ta chấp nhận hòa giải mà không có sự can thiệp của cảnh sát, pháp luật. Người đấy buộc phải gả cô em gái mới 13 tuổi cho người đàn ông bị thương kia để giảng hoà.
Tôi đã sốc khi nghe câu chuyện này và thương xót cho em gái đó. Thật sự thì không còn từ nào để diễn tả được độ tàn nhẫn của tất cả những kẻ liên quan trong tội ác này nữa.
Với những người này, các bé gái không phải là con người, mà chỉ là thứ công cụ bảo hiểm để cứu vớt nhân cách hèn nhát mỗi khi gặp rắc rối. Thật sự đây là sự phỉ báng tột cùng dành cho những đứa trẻ, những người phụ nữ và cả nhân loại!
Trả lời
Mình muốn nhắc tới phong tục Vanni, một phong tục được thực thi ở một số vùng nông thôn Pakistan. Ở đây các trẻ em gái chủ yếu chưa thành niên bị gả cho bên bị hại như một món đền bù để chấm dứt tranh chấp. Điều này xảy ra dưới sự giám sát của các vị cao niên trong làng hoặc bộ tộc, được gọi là Jirga. Đây là tội phạm pháp nhưng thi thoảng vẫn xảy ra vì 2 bên bí mật thoả thuận.
Trông có vẻ giống hôn nhân cưỡng bức, nhưng thực tế lại là sự quy phục vô điều kiện cả đời đối với các bé gái. Chế độ nô lệ là thuật ngữ hợp lý nhất để miêu tả. Những bé gái này chắc chắn sẽ phải đối mặt với đủ mọi loại bạo hành. Các em không hề có tiếng nói nào, không có nhân quyền, không có người bảo vệ, chẳng có ai thèm đoái hoài đến cả.
Tôi nhớ một lần từng phỏng vấn một nam thanh niên, người này dùng dao chém bị thương một người, rồi sau đó chính anh ta chấp nhận hòa giải mà không có sự can thiệp của cảnh sát, pháp luật. Người đấy buộc phải gả cô em gái mới 13 tuổi cho người đàn ông bị thương kia để giảng hoà.
Tôi đã sốc khi nghe câu chuyện này và thương xót cho em gái đó. Thật sự thì không còn từ nào để diễn tả được độ tàn nhẫn của tất cả những kẻ liên quan trong tội ác này nữa.
Với những người này, các bé gái không phải là con người, mà chỉ là thứ công cụ bảo hiểm để cứu vớt nhân cách hèn nhát mỗi khi gặp rắc rối. Thật sự đây là sự phỉ báng tột cùng dành cho những đứa trẻ, những người phụ nữ và cả nhân loại!
Không biết đã có bạn nào từng nghe đến thuật ngữ Hijra ở Ấn Độ chưa? Hijra chỉ một nhóm người “giới tính thứ ba” ở Ấn Độ chuyển giới từ nam thành nữ. Nhiều người trong số đó không có khả năng can thiệp Hormone do nghèo, nên thường thiến như thái giám để loại bỏ Testosterone. Những người này thường sống trên đường phố và tham gia vào hoạt động mại dâm.
https://cdn.noron.vn/2023/02/08/souciant-hijra2-1675849572.jpg
Thế nhưng có một mặt khác cực kỳ độc ác của nhóm này… Hijra không thể sinh con cũng không thể kết hôn hoặc nhận con nuôi. Nhưng họ vẫn khao khát cảm giác được ''làm mẹ'' và vì thế, các băng nhóm Hijara thường nhận nuôi trẻ em đường phố. Đối tượng là những đứa trẻ mồ côi không ai muốn nhận nuôi, đặc biệt phải là con trai.Và rồi những người này biến những đứa trẻ đó thành Hijra, giống như họ.
Sau khi nhận nuôi, các cậu bé sẽ được cho mặc quần áo như một bé gái, đối xử và xưng hô như là phụ nữ. Độc ác nhất là những Hijra này sẽ đưa lũ trẻ vào trong phòng mổ thiến để biến thành Hijra giống ''mẹ nuôi'' của chúng. Giờ thì từ ''1 cậu bé nam nguyên bản'' bị biến thành một phần của ''bộ tộc'' Hijra một cách không thể độc ác hơn.
Nạn nhân của bọn Hijra là những đứa trẻ còn rất nhỏ tuổi với thân phận thấp hèn (mồ côi, vô gia cư) nên nhiều người trong xã hội đã nhắm mắt làm ngơ trước sự tàn ác đấy. 
Phong tục bán vợ của người Anh thời xưa.
Nhiều người không tin nhưng đây là câu chuyện hoàn toàn có thật. Cho đến đầu những năm 1900, tất cả đàn ông ở Anh đều được phép bán vợ công khai cho người trả giá cao nhất. 
Mục đích của tổ chức đấu giá công khai là để mọi người ngầm công nhận vai trò và trách nhiệm của người đàn ông đã kết thúc. Người chồng sẽ không còn phải lo cái ăn và chỗ ở cho người vợ cũ sau khi đã bán cô ta cho một người đàn ông khác. Mặc dù vậy, về mặt pháp luật và đối với nhà thờ, hai người này vẫn còn quan hệ vợ chồng. 
Theo thông lệ, đàn ông “dắt” vợ ra chợ bán với một chiếc dây thừng tròng quanh cổ hoặc quấn quanh eo giống như vật nuôi. Người vợ sẽ đeo sợi dây đó cho đến lúc về nhà chồng mới và chỉ tháo ra sau khi đã bước qua ngưỡng cửa. Tập tục này thường thấy ở các vùng nông thôn Anh trong những năm 1800. Cuộc trả giá diễn ra trong khung cảnh hỗn loạn, đám đông tụ họp chế giễu và cười đùa, trong đó những người đàn ông độc thân tranh nhau hét giá. Một khi thỏa thuận mua bán được thông qua, các bên liên quan và hầu hết đám đông sẽ đến quán rượu trong vùng để ăn mừng. Các anh chồng sẽ dùng số tiền bán vợ để mời mọi người trong quán, bao gồm cả vợ cũ và chồng mới của cô ta. “Rao bán vợ” không chỉ cách nhanh nhất và đơn giản nhất để các cặp vợ chồng ly thân mà còn là trò tiêu khiển cho dân làng. 
https://cdn.noron.vn/2023/02/21/anh-doc-canh-mua-ban-vo-quai-dan-cua-dan-ong-xua-hinh-4-1676950821.jpg
Mặc dù bị đối xử tồi tệ nhưng những người phụ nữ này không có vẻ gì là oan ức, thậm chí họ còn tình nguyện để bị bán. Trên thực tế, đa số cuộc rao bán đều có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng. 
Ly hôn vợ thông qua rao bán không hoàn toàn hợp pháp, song chính quyền địa phương thường làm ngơ cho qua, trong khi phía nhà thờ và chính quyền ra sức phản đối. Sau này, khi việc rao bán phụ nữ dần bị hạn chế, nhiều người đàn ông phải ra hầu tòa và lĩnh án phạt lên tới 6 tháng tù giam. Năm 1855, việc mua bán phụ nữ đặc biệt không còn được ủng hộ như trước. Tại thị trấn Chipping Norton ở Costwolds, một người đàn ông bán vợ của mình và nhận được 25 bảng Anh, một khoản tiền hời với giá khởi điểm chỉ 25 xu. Ba đêm đầu tiên sau cuộc đấu giá, người vợ và chồng mới bị dân làng mắng chửi thậm tệ. Đến đêm thứ ba, khi hình nộm rơm bị đốt trước cửa nhà, anh chồng mới đành phải chịu thua và trả thêm tiền để chồng cũ mang cô vợ trở về nhà. 
Ở Bhutan phần lớn các toà nhà đều được vẽ hình dương vật.
https://cdn.noron.vn/2023/02/08/d9cb8efec0cc59d440893965dad18fef-1675854130.jpg
Tập tục Đĩa môi làm biến dạng gương mặt phụ nữ ở Ethiopia.Hiện nay, tập tục đĩa môi phổ biến nhất ở người Mursi và người Surma của Ethiopia vì nó hiện là yếu tố phân biệt để nhận dạng họ với những tộc người khác.
Đĩa môi là phương pháp đưa một vật thể dạng đĩa vào môi trên hoặc môi dưới, đôi khi là cả hai. Đĩa thường được làm bằng đất sét hoặc gỗ. Tập tục này được cho là biểu tượng của sắc đẹp, không chỉ phù nữ mà nam giới cũng thực hiện đấy.
Quá trình căng môi: 
Khi một cô gái đến tuổi dậy thì, khoảng 12 tháng trước khi kết hôn, sẽ phải thực hiện biến đổi môi do mẹ mình làm cho. Đầu tiên, bà mẹ sẽ loại bỏ khoảng bốn chiếc răng của con gái. Sau đó, môi dưới sẽ bị rạch một đường dài từ 1 đến 2 cm và cắm một chiếc đĩa gỗ đơn giản. Sau khi vết thương lành, thường mất từ ​​hai đến ba tuần, cái đĩa ban đầu sẽ được thay thế dần bằng những chiếc đĩa lớn hơn một chút tùy thuộc vào kích thước dự định của môi. Quá trình này sau đó được lặp lại nhiều lần cho đến khi đạt được kích thước môi mong muốn. Khi đường kính miệng lên tới 4 cm, chiếc đĩa đầu tiên làm bằng đất sét được đưa vào. Mỗi người phụ nữ đều tự tay làm và trang trí chiếc đĩa của riêng mình. Đường kính cuối cùng của chiếc đĩa là từ khoảng 8 cm đến hơn 20 cm.
Đối với những người phụ nữ Surma, chiếc đĩa môi có nhiều ý nghĩa. Nó vừa thu hút người khác giới, nâng cao giá trị bản thân và rất quan trọng trong hôn nhân của các cô gái nơi đây. Kích thước đĩa càng lớn, các cô gái càng được đánh giá cao và được nhận nhiều hồi môn là gia súc khi đi lấy chồng.
Tục lệ này trông dị hợm quá mình k gắn ảnh minh hoạ vào, mọi người tự vào đây xem nhé:

Phong tục thiên táng của tây tạng, khi người thân chết họ sẽ mang xác lên dãy himalia tôi cắt thịt cho chim ăn, phần xương họ sẽ đập vỡ từng mảnh nhỏ trộn thêm bơ và sữa mục đích để cho chim dễ ăn và triệt để hơn 

chắc là cái phong tục góa phụ không được sống cùng nhà với tất cả mọi người mà phải sống một mình ở nhà kho của Ấn Độ ý. Ngoài ra thì họ cũng không được phép mặc đồ sặc sỡ và phải che kín mặt khi gặp mọi người. Nói chung sau khi trở thành góa phụ thì họ không được sống giống như người bình thường nữa ấy. Mình không biết hiện tại ở Ấn Độ còn phong tục này nữa không nhưng mình nghĩ nó nên được xóa bỏ😰https://cdn.noron.vn/2023/02/08/13883174014684056-1675844541.jpg