Những yếu tố khác biệt giữa 2 thuật ngữ "leader" và "boss"?

  1. Phong cách sống

  2. Tâm lý học

  3. Xã hội

Từ khóa: 

leader

,

boss

,

phong cách sống

,

tâm lý học

,

xã hội

  • Boss: Người chịu trách nhiệm về nhiều công nhân hay một tổ chức nào đó. Khi nói đến boss thì người ta thường có xu hướng gây phản ứng tiêu cực hơn, thường độc đoán và ra lệnh cho cấp dưới, đảm bảo mọi thành viên phải thực hiện đúng yêu cầu công việc. Boss thường gắn với quyền lực cao.
  • Leader: Thường nhận được phản ứng tích cực hơn từ người khác. Leader là người đứng đầu, lãnh đạo, phân chia công việc. Khác với boss, leader không chỉ sử dụng quyền lực ở vị trí của mình mà còn định hướng, hỗ trợ nhân viên của mình trong quá trình thực hiện công việc. Leader sẽ trở thành nền tảng vững chắc để các thành viên không ngừng nỗ lực và phát triển.

Và dưới đây là một số điểm khác biệt giữa leader và boss và mình nhận thấy cũng như là theo cái nhìn của bản thân.

  • Mục tiêu cuối cùng của boss suy ra cũng chỉ là kết quả phải tốt trong khi leader thì lại tạp trung vào quá trình làm việc cũng như rèn luyện các thành viên khác.
  • Boss thường coi và sử dụng nhân viên cấp dưới của mình như một công cụ để chạy KPI trong khi leader coi các cấp dưới như các thành viên trong cùng một nhà, sẵn sàng đào tạo họ để cùng nhau phát triển.
  • Boss thể hiện uy quyền của mình ngay từ chức danh này.

    Cấp dưới đi theo định hướng bởi vì đó là vai trò của công việc cho biết họ phải làm gì - điều đó không có nghĩa là họ thích thẩm quyền, nhưng họ chấp nhận nó vì trình độ công việc cho phép boss có quyền lực.

    Một leader có thẩm quyền đối với cấp dưới vì những người cấp dưới trao quyền cho người đó. Leader có quyền lực vì họ có thể truyền tầm nhìn và cảm hứng cho người khác nhưng quyền lực của họ lại không phải áp đặt lên bất cứ cấ nhân hay nhóm nào.

  • Giao tiếp của boss thường là truyền đạt thông điệp - mục tiêu là gì và làm thế nào để đạt được điều đó - và không học hỏi hoặc nghe những điều mà cấp dưới nói. Hơn nữa, boss sử dụng giao tiếp như một cách để ủy thác nhiệm vụ và trách nhiệm của cấp dưới. Ngược lại với boss thì leader sẽ rất quan tâm đến cảm nhận và ý kiến đóng góp của nhân viên, tập trung vào việc giao tiếp dựa trên bản thảo luận. Phong cách làm việc của leader thường là hợp tác, lắng nghe và phản hồi.
  • Leader không chỉ phân công trách nhiệm mà còn có thẩm quyền ở mức độ khác nhau. Một leader có thể đưa ra hướng dẫn về mục tiêu tổng thể, nhưng cho phép cấp dưới tự tìm ra cách làm của riêng mình để đạt được nó.
  • Về mức độ trách nhiệm giải trình: Boss có trách nhiệm giải trình lên vai người thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Trách nhiệm giải trình được chia sẻ, cấp dưới có thể bị đổ lỗi khi mọi thứ đi sai hướng. Nhưng với một leader, trách nhiệm giải trình hoàn toàn trên vai người đứng đầu. Leader chia sẻ trách nhiệm và ra quyết định với cấp dưới, họ cũng chịu trách nhiệm cho bất kì thất bại nào. Song, leader sẽ có xu hướng tìm giải pháp khắc phục thay vì đổ lỗi cho cấp dưới.
  • Trong khi các leader cần phải có được sự tín nhiệm của cấp dưới và đảm bảo rằng họ được truyền cảm hứng để đi theo, boss chỉ đơn giản sử dụng quyền lực của mình để có được vị trí cao và để các cấp dưới nghe theo bởi sự sợ hãi hoặc hăm dọa.

  • Boss không quan tâm đến việc thay đổi hiện trạng, điều đó có nghĩa là nhấn mạnh vào thủ tục sau và tạo ra cách quản lý hành chính. Mặt khác, leader thường xuyên quan sát mọi thứ sẽ được cải thiện ra sao và thay đổi như thế nào.

    Về cơ bản, ai đó ngồi ở vị trí của boss có thể trở thành một một leader nếu tập trung vào các yếu tố trên.

  • https://cdn.noron.vn/2022/04/06/3607266702516532-1649222077.jpg

Trả lời
  • Boss: Người chịu trách nhiệm về nhiều công nhân hay một tổ chức nào đó. Khi nói đến boss thì người ta thường có xu hướng gây phản ứng tiêu cực hơn, thường độc đoán và ra lệnh cho cấp dưới, đảm bảo mọi thành viên phải thực hiện đúng yêu cầu công việc. Boss thường gắn với quyền lực cao.
  • Leader: Thường nhận được phản ứng tích cực hơn từ người khác. Leader là người đứng đầu, lãnh đạo, phân chia công việc. Khác với boss, leader không chỉ sử dụng quyền lực ở vị trí của mình mà còn định hướng, hỗ trợ nhân viên của mình trong quá trình thực hiện công việc. Leader sẽ trở thành nền tảng vững chắc để các thành viên không ngừng nỗ lực và phát triển.

Và dưới đây là một số điểm khác biệt giữa leader và boss và mình nhận thấy cũng như là theo cái nhìn của bản thân.

  • Mục tiêu cuối cùng của boss suy ra cũng chỉ là kết quả phải tốt trong khi leader thì lại tạp trung vào quá trình làm việc cũng như rèn luyện các thành viên khác.
  • Boss thường coi và sử dụng nhân viên cấp dưới của mình như một công cụ để chạy KPI trong khi leader coi các cấp dưới như các thành viên trong cùng một nhà, sẵn sàng đào tạo họ để cùng nhau phát triển.
  • Boss thể hiện uy quyền của mình ngay từ chức danh này.

    Cấp dưới đi theo định hướng bởi vì đó là vai trò của công việc cho biết họ phải làm gì - điều đó không có nghĩa là họ thích thẩm quyền, nhưng họ chấp nhận nó vì trình độ công việc cho phép boss có quyền lực.

    Một leader có thẩm quyền đối với cấp dưới vì những người cấp dưới trao quyền cho người đó. Leader có quyền lực vì họ có thể truyền tầm nhìn và cảm hứng cho người khác nhưng quyền lực của họ lại không phải áp đặt lên bất cứ cấ nhân hay nhóm nào.

  • Giao tiếp của boss thường là truyền đạt thông điệp - mục tiêu là gì và làm thế nào để đạt được điều đó - và không học hỏi hoặc nghe những điều mà cấp dưới nói. Hơn nữa, boss sử dụng giao tiếp như một cách để ủy thác nhiệm vụ và trách nhiệm của cấp dưới. Ngược lại với boss thì leader sẽ rất quan tâm đến cảm nhận và ý kiến đóng góp của nhân viên, tập trung vào việc giao tiếp dựa trên bản thảo luận. Phong cách làm việc của leader thường là hợp tác, lắng nghe và phản hồi.
  • Leader không chỉ phân công trách nhiệm mà còn có thẩm quyền ở mức độ khác nhau. Một leader có thể đưa ra hướng dẫn về mục tiêu tổng thể, nhưng cho phép cấp dưới tự tìm ra cách làm của riêng mình để đạt được nó.
  • Về mức độ trách nhiệm giải trình: Boss có trách nhiệm giải trình lên vai người thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Trách nhiệm giải trình được chia sẻ, cấp dưới có thể bị đổ lỗi khi mọi thứ đi sai hướng. Nhưng với một leader, trách nhiệm giải trình hoàn toàn trên vai người đứng đầu. Leader chia sẻ trách nhiệm và ra quyết định với cấp dưới, họ cũng chịu trách nhiệm cho bất kì thất bại nào. Song, leader sẽ có xu hướng tìm giải pháp khắc phục thay vì đổ lỗi cho cấp dưới.
  • Trong khi các leader cần phải có được sự tín nhiệm của cấp dưới và đảm bảo rằng họ được truyền cảm hứng để đi theo, boss chỉ đơn giản sử dụng quyền lực của mình để có được vị trí cao và để các cấp dưới nghe theo bởi sự sợ hãi hoặc hăm dọa.

  • Boss không quan tâm đến việc thay đổi hiện trạng, điều đó có nghĩa là nhấn mạnh vào thủ tục sau và tạo ra cách quản lý hành chính. Mặt khác, leader thường xuyên quan sát mọi thứ sẽ được cải thiện ra sao và thay đổi như thế nào.

    Về cơ bản, ai đó ngồi ở vị trí của boss có thể trở thành một một leader nếu tập trung vào các yếu tố trên.

  • https://cdn.noron.vn/2022/04/06/3607266702516532-1649222077.jpg

Bạn Ngọc bên dưới trả lời đúng rồi, nhưng tôi muốn bổ sung góc nhìn của ngành IT ở nước ngoài vào.

Người ta không dùng từ boss mà dùng từ manager, bởi đơn giản leader cũng là một dạng khác của boss.

Sau đây là vài điểm khác biệt, được phân loại theo tình huống:

Khi có task mới:

  • Leader: Phân tích task này gồm những phần nhỏ nào, độ khó của nó ra sao, và ước lượng thời gian sẽ hoàn thành.
  • Manager: Phân tích sự liên quan giữa task đó với các task khác và với cả một giai đoạn của dự án, dựa theo độ khó (do member hoặc leader đề xuất) mà sắp xếp độ ưu tiên của task.

Khi member vừa làm xong task, cần review:

  • Leader: Xem xét code mới có gây vấn đề gì với code cũ không, coding style có phù hợp với công ty, yêu cầu làm rõ các vấn đề nhỏ trong đó.
  • Manager: Ít khi review, nhưng đôi lúc sẽ đóng vai trò giống như leader nếu có review.

Khi lên kế hoạch làm chức năng mới:

  • Leader: Nhảy vào xem xét các khía cạnh khó khăn của nó, và chia nó ra nhiều task nhỏ hơn.
  • Manager: Làm việc với leader trong chuyện estimate, và lên kế hoạch tổng thể của chức năng lẫn toàn dự án, đánh giá mức độ quan trọng của chức năng mới, xác định các điều kiện tiên quyết cho chức năng mới hoạt động, và đưa ra ước lượng về thời gian tiền bạc và công sức cho chức năng mới. Quan trọng nhất, manager là người ra quyết định sau cùng là có làm chức năng đó hay không, và khi nào thì mới làm.

Nói chuyện với member:

  • Leader: Nói về công nghệ mới, hướng tiếp cận mới,... nói chung là tất cả những gì mới mới.
  • Manager: Nói về đánh giá của mình về member, giúp đỡ cho member cải thiện khả năng của mình, không chỉ là công việc mà còn ở đời sống và giao tiếp.

Công việc thường ngày:

  • Leader: Code, code, review code rồi code tiếp. Lâu lâu cũng mày mò nghiên cứu cái mới.
  • Manager: Meeting, lên kế hoạch, sắp xếp công việc, kiểm tra tiến độ, thăm hỏi member và động viên.

Khi leader và manager meeting với nhau:

  • Leader nghĩ: "Tao muốn làm cái này cái kia, nhưng không biết thằng manager có đồng ý không?"
  • Manager nghĩ: "Tao muốn giúp team làm tốt công việc, nhưng không biết thằng leader có quán xuyến nổi hết các vấn đề có thể xảy ra không?"

Member đối với 2 lão boss kia:

  • Đối với leader: "Ôi anh giỏi quá!" "Cảm ơn anh đã giúp em rất nhiều!" "Xõa thôi leader ơi!"
  • Đối với manager: "Lại thấy lão đến để thúc mình!" (nghĩ) "Thấy lão có làm gì đâu nhỉ, cứ ngồi trong phòng họp miết ấy mà!" (nghĩ) "Dạ, em sẽ cố gắng hết sức!" (nói)