"Nói dối" là kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả hơn?

  1. Kỹ năng mềm

Nếu được sử dụng một cách đúng đắn và khéo léo, lời nói dối không chỉ giúp xây dựng mối quan hệ, củng cố niềm tin mà còn giúp ích cho cả chuyện làm ăn nữa. Maurice Schweitzer - giáo sư chuyên nghiên cứu về hành vi giả dối và niềm tin của con người tại trường kinh doanh Wharton thuộc Đại học Pennsylvania - cho biết: "Tôi tin rằng, chúng ta nên dạy con cái, học sinh và nhân viên khi nào nên nói dối và phải nói dối như thế nào".

Thực tế là nghệ thuật nói dối chứa đựng nhiều sắc thái hơn bạn nghĩ.

Các bạn nghĩ sao về "nghệ thuật nói dối" trong công việc?

https://cdn.noron.vn/2022/04/28/kynanggiaotiepcanbietnoidoiunglucvaungcach-15855990391585599047750x0-1651140411_1024.jpg
Từ khóa: 

kỹ năng giao tiếp

,

kỹ năng nói dối

,

nghệ thuật nói dối

,

kỹ năng mềm

Mình nghĩ không nên lầm tưởng nói dối ở đây là sự lọc lừa, xảo trá trong công việc mà đấy được hiểu theo nghĩa tích cực hơn là sự khéo léo, linh hoạt trong công việc. Đôi lúc chúng ta phải tinh tế để lựa chọn cách hành xử. Nói dối cũng cần sự khôn ngoan bởi vì nếu không khôn ngoan thì lời nói của bạn sẽ bị sượng và giả ngay.

Trả lời

Mình nghĩ không nên lầm tưởng nói dối ở đây là sự lọc lừa, xảo trá trong công việc mà đấy được hiểu theo nghĩa tích cực hơn là sự khéo léo, linh hoạt trong công việc. Đôi lúc chúng ta phải tinh tế để lựa chọn cách hành xử. Nói dối cũng cần sự khôn ngoan bởi vì nếu không khôn ngoan thì lời nói của bạn sẽ bị sượng và giả ngay.

Trên thương trường, vì lợi ích kinh doanh, các doanh nhân buộc phải biết nói dối và biết chấp nhận lời nói dối. Quan trọng là phải nói sao cho “ngọt” và không vi phạm đạo đức kinh doanh.

Nói dối khéo léo là một kỹ năng

Hãy tưởng tượng bạn đang ở Nhật Bản, đất nước luôn ưu tiên hàng đầu môi trường làm việc hòa hợp. Bạn, một nhân viên bậc trung, rơi vào một tình cảnh khó khăn: Sếp muốn biết tại sao lại có sự chậm trễ trong việc giao hàng. Bạn biết đó là do lỗi của đồng nghiệp. Nhưng biết chỉ là để biết thế thôi bởi ở Nhật, bạn phải tránh tuyệt đối làm bẽ mặt đồng nghiệp trước mặt người khác nếu không muốn bị coi là kẻ hay chỉ trích và thiếu trưởng thành.

Vậy bạn phải làm gì?

Dù chẳng thú vị gì nhưng trong hoàn cảnh này, hãy xin lỗi sếp (dù bạn chẳng phải là người mắc lỗi). Tự nghĩ ra đôi lời nói dối có thể chấp nhận được. Vấn đề với sếp đã xong, bạn hãy nói chuyện riêng với người đồng nghiệp kia. Nếu anh ta biết chơi đẹp, anh ta sẽ tự đi tìm sếp để thanh minh cho bạn.

Nói dối trước đám đông vì lợi ích và danh dự của ai đó là một việc nên làm.

Khi “Có” không có nghĩa là “Có”

Do nhiều nền văn hóa không chấp nhận sử dùng từ “Không” trong đối thoại hoặc đàm phán làm ăn nên người ta đã tìm các cách khác để diễn đạt sự không đồng ý hoặc không hài lòng của mình. Và bạn cần biết điều đó

Dĩ nhiên, từ “Có” không nhất thiết đồng nghĩa với “Tôi đồng ý”. Từ này có thể được hiểu theo nghĩa gần hơn là “Tôi đã nghe những gì anh nói”. Nếu bạn muốn gây áp lực với một đối tác là người Trung Quốc truyền thống, và anh ta muốn lẩn tránh, anh ta có thể nói: “Vấn đề này khó khăn đấy” hoặc “Tôi không chắc rằng việc này sẽ khả thi”. Hãy khôn ngoan. Những câu nói này chính là cách nói “Không” lịch sự ở nhiều nước châu Á.

Ở Ấn Độ, công việc kinh doanh mang tính cá nhân rất cao và được tiến hành tương đối uyển chuyển với lòng hiếu khách. Nếu bạn tạo được mối quan hệ cá nhân với khách hàng, khi cần có một câu trả lời “Có” hoặc “Không” rõ ràng, nhiều khả năng đối tác Ấn Độ của bạn sẽ nói: “Có, dĩ nhiên rồi” mặc dù trong đầu anh ta đang nghĩ “Không”. Tại sao một “người bạn” lại nói dối bạn?

Bởi vì từ “Không” ở Ấn Độ mang hàm ý rất gay gắt. Những lời từ chối mang tính thoái thác được dùng phổ biến hơn và được coi là lịch sự hơn. Cũng như vậy, khi bạn mời họ đến tham dự một sự kiện nào đó và họ nói rằng: “Tôi sẽ cố gắng đến”, đừng ngạc nhiên nếu họ không đến.

Lẩn tránh từ “Không” cũng là một kiểu phổ biến ở đất nước Indonesia, nơi mà việc không đồng ý với ai đó sẽ bị coi là bất lịch sự. Hầu hết người dân nước này sẽ nói với bạn những gì họ nghĩ bạn muốn nghe, thay vì mang đến cho bạn bất kỳ một sự buồn khổ nào dù là nhỏ.

Bạn cần phải biết phân biết giữa một câu từ chối lịch sự: “Có, nhưng tôi thực sự có ý là không” với câu chấp thuận “Có!”. Người bản địa ở đây có tới 12 cách nói “Không” với đối tác, và nhiều cách trong số đó có “vỏ bọc” là “Có”. Hãy làm quen với điều này.

Ở Anh thì không thế. Phần lớn người phương Tây ghét sự dối trá, lươn lẹo, thiếu rõ ràng trong kinh doanh. Thật ra những người Indonesia, người Ấn Độ,… không phải đang nói dối bạn. Họ chỉ muốn thể hiện sự lịch sự theo tiêu chuẩn văn hóa của đất nước họ.

Đó là một cách nói dối không hề ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh và chà đạp lên đối tác.

Và tôi chỉ khuyên bạn nói dối trong những điều kiện sau đây:

1. Khi bạn quan tâm và mong muốn giúp đỡ ai đó

Có nhiều lời nói dối không tốt, và loại tồi tệ nhất trong đó là những lời nói dối vì mục đích tư lợi và gây tổn hại đến người khác. Trái lại, nghiên cứu cho thấy, những lời nói dối vì lợi ích của người khác thực sự có thể giúp xây dựng lòng tin giữa người với người.

https://cdn.noron.vn/2022/05/15/shutterstock1789444166-1652598652.jpg

Emma E. Levine - giáo sư dự bị ngành khoa học hành vi tại trường kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago - cho biết: "Mối quan tâm lớn nhất của con người là lòng tốt, chí ít khi họ tiếp nhận thông tin và xây dựng niềm tin với ai đó. Thực tế, người ta sẽ quan tâm nhiều đến việc bạn có dụng ý tốt hay không, hơn là việc bạn có thành thật hay không".

Hãy nhớ, lời nói dối không vị kỷ là lời nói dối tốt nhất. Nếu bạn nói với chồng hoặc vợ của mình họ trông thật đẹp để khiến họ tự tin hơn, ấy là một điều tốt, Schweitzer cho biết. Nhưng nếu bạn nói điều đó chỉ vì muốn họ sửa soạn nhanh lên, vì bạn bị trễ giờ; lúc này, động cơ của lời nói dối đã chuyển từ sự vị tha sang vị kỷ.

2. Khi không còn thời gian để thay đổi

https://cdn.noron.vn/2022/05/15/ky-na-ng-giao-tie-p-ca-n-bie-t-4977-9082-1585599630-1652598332.jpg

Nếu biết đối phương không thể kịp làm gì để cải thiện tình hình nữa, thì tốt nhất nên nói dối.

Levine cho biết, khi đồng nghiệp của bạn hỏi họ trông như thế nào ngay trước khi lên sân khấu để diễn thuyết, hoặc hỏi bạn về nội dung bài phát biểu của họ trước khi bước lên bục, hãy nói dối.

Thậm chí, nếu bạn có thấy một vết bẩn trên trang phục của họ, hoặc nghĩ rằng bài phát biểu cần phải chỉnh sửa đôi chút, hãy cân nhắc xem liệu họ có đủ thời gian để ứng phó với tình huống vào ngay lúc ấy hay không.

Nếu bạn biết người đồng nghiệp ấy không thể kịp làm gì để cải thiện tình hình vào thời điểm đó, tốt nhất, bạn nên nói dối.

Nói dối trong trường hợp này là việc có ích nhất với người ấy, vì họ thật sự không còn thời gian để thay đổi được điều gì cả. Trái lại, nếu nhận thấy người ấy có thể ứng phó kịp thời với lời nhận xét của bạn, hãy thành thật với họ, Levine nói.

3. Khi đưa ra lời góp ý mang tính xây dựng

Khi đưa ra lời góp ý, sự thành thật là điều cần thiết. Thế nhưng, một lời phê bình thẳng thắn đến mức như "tát vào mặt" không phải lúc nào cũng là cách tốt nhất để khuyên nhủ người khác, Schweitzer cho biết.yên nhủ người khác, Schweitzer cho biết.
Thay vì thẳng thắn phê bình một nhân viên kém rằng anh ấy làm việc quá tệ, hãy thử nói thế này: "Cậu đã bắt đầu không mấy suôn sẻ, nhưng vạn sự khởi đầu nan mà". Sau đó, hãy đưa ra những góp ý mang tính xây dựng. Người nhân viên ấy sẽ tiếp nhận lời góp ý của bạn tốt hơn, giúp đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

4. Ngay trước một dịp đặc biệt

Khi lựa chọn giữa lời nói dối và lời nói thật, bạn không nên chỉ xem xét tình huống, mà còn phải cân nhắc cả thời điểm nữa. Levine cho biết: "Một điều nữa mà người ta cũng quan tâm không kém, là liệu lời nói thật có khiến họ xao nhãng công việc quan trọng nào đó hay không".

Ví dụ, bạn nghe tin công ty của một người bạn chuẩn bị cắt giảm nhân sự ngay trước khi cô ấy xin nghỉ phép để làm đám cưới. Vậy, bạn có nên báo sự thật đó cho cô ấy không? "Trong những tình huống thế này, người ta thường che giấu sự thật, để về sau mới nói", Levine cho hay.

Trên thực tế, nếu ai đó sắp sửa nghỉ phép để tổ chức đám cưới hoặc hưởng tuần trăng mật, thì họ cũng không thể ưu tiên đi tìm công việc mới. Thế nên, dù không tình huống nào giống tình huống nào, hãy cân nhắc xem lời nói thật tại một thời điểm nào đó có thực sự mang lại lợi ích cho người nghe hay không, hay chỉ khiến họ xao nhãng việc quan trọng.

5. Khi bạn không thân thiết với người nghe

Trong những mối quan hệ không quá thân thiết, những lời nói dối nhẹ nhàng với động cơ tốt thậm chí còn phát huy hiệu quả cao hơn sự thật.

Levine nói: "Trong những mối quan hệ mang tính cạnh tranh, hoặc trong lần đầu tiên gặp mặt với ai đó, lời nói thật là một lựa chọn khá mạo hiểm, khi nó có thể phá hỏng mối quan hệ và làm giảm lòng tin".

Levine nói: "Trong những mối quan hệ mang tính cạnh tranh, hoặc trong lần đầu tiên Lý do là vì, cả hai vẫn chưa hiểu rõ dụng ý thật sự của đối phương, và dễ đi đến nghi ngờ rằng, liệu người này có đang hạ thấp mình hay không.

Dẫu vậy, nếu bạn vẫn mong muốn chia sẻ lời phản hồi thẳng thắn cho một người không mấy thân thiết, Levine gợi ý, hãy nói một cách thật khéo léo và chân thành, để họ hiểu bạn vì muốn tốt cho họ nên mới đưa ra lời nhận xét như thế.

Mặt khác, trong những mối quan hệ thân thiết, sự thành thật là điều quan trọng, Levine cho biết. Việc thổ lộ sự thật với những người bạn của mình không phải là điều gì đó quá tệ như bạn lo lắng.



Theo mình thấy thì "Nói dối" ở đây là một kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống và đặc biệt là trong công việc. Nhưng khi nói "nói dối" với vai trò là kỹ năng mềm thì chúng ta cần nhận thức được rằng "Nói dối" ở đây là sao cho ĐÚNG LÚC và ĐÚNG CÁCH.

Từ khi còn bé và cho đến khi lớn lên thì chúng ta vẫn được dạy rằng không nên nói và nói dối là không tốt. Tuy nhiên nếu được sử dụng một cách đúng đắn và khéo léo, tinh tế thì lời nói dối không chỉ giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ, củng cố niềm tin mà còn vô cùng có lợi trong chuyện làm ăn.

Nói dối như nào mới là tốt?

Dưới đây mình xin phép được đưa ra 1 ví dụ và Nói dối ĐÚNG LÚC và ĐÚNG CHỖ.
Lời nói dối không tốt là những lời nói xuất phát từ sự ghen ghét, dố kị của bản thân và ngược lại, những lời nói dối vì lợi ích của người khác thực sự là cần thiết và có thể giúp xây dựng lòng tin giữa người với người. Hãy nhớ, lời nói dối không vị kỷ là lời nói dối tốt nhất

Thực tế, người ta sẽ quan tâm nhiều đến việc bạn có dụng ý tốt hay không, hơn là việc bạn có thành thật hay không.

Khi đồng nghiệp đưa bạn xem qua bản báo cáo của họ trước khi trình bày nhưng bạn nhận ra có 1 vài chỗ không ổn nhưng thời gian để họ sửa là không thể nào thì hãy nói dối. Nói dối rằng bạn tin tưởng bản báo cáo khá tốt và mọi người thấy vậy. Ít nhất, trong trường hợp đó, tahy vì nói ra điểm sai sót của họ khiến họ cảm thấy lo sợ, hoang mang thì lời nói dối của bạn khiến họ thực sự tự tin và thể hiện bản thân mình một cách tốt nhất.

Nói dối trong trường hợp này là việc có ích nhất với người ấy, vì họ thật sự không còn thời gian để thay đổi được điều gì cả. Trái lại, nếu nhận thấy người ấy có thể ứng phó kịp thời với lời nhận xét của bạn, hãy thành thật với họ.

https://cdn.noron.vn/2022/05/11/376551718173985-1652287715.jpg