Vì sao buồn ngủ díp mắt mà chúng ta vẫn ráng lướt điện thoại?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

Phần lớn mọi người ai cũng ý thức được và tự hứa với bản thân rằng ngày hôm nay học và làm việc mệt rồi mình sẽ đi ngủ sớm cho khoẻ thân và không dùng điện thoại. Thế nhưng đó lời mình nói với bản thân trong suy nghĩ và mong muốn hành động nhưng thực tế khi leo lên giường chúng ta lại cầm điện thoại và sử dụng đến tận khuya. Thậm chí chúng ta đã díp mắt rất buồn ngủ rồi nhưng vẫn cố gắng cầm điện thoại lướt và không muốn dừng hành động này lại.

Đây là một hiện tượng chung và gần như ai cũng có thói quen này, nó được gọi là hiện tượng "Revenge Bedtime Procrastination" hay còn gọi là ''Hoãn giờ ngủ, bù giờ nghỉ''. Đây là hiện tượng những người quá bận bịu vào ban ngày và cố gắng thức tới khuya, hy sinh vài giờ ngủ để phục vụ cho một số hoạt động giải trí cá nhân. Để giải thích hiện tượng này có thể chỉ ra một số nguyên nhân dưới đây:

1. Giành lại quyền kiểm soát bản thân vào ban đêm

https://cdn.noron.vn/2022/04/28/landscape-1489149260-gettyimages-558175143-1651140993.jpg

Động cơ đằng sau việc chì hoãn giấc ngủ là để giành lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình bởi chúng ta thường xuyên cảm thấy khổ sở khi mà cuộc sống của chính mình mà không được kiểm soát trong tay mình. Ngày chúng ta giành 8 tiếng để đi làm, nhưng vì là tính chất công việc nên mọi thứ đều không theo ý chúng ta mà buộc ta phải chạy theo nhu cầu của người khác. Vì thế chúng ta sẽ có xu hướng bù đắp khoảng thời gian rảnh của ban đêm để làm những công việc mình thích, làm vơi đi cảm giác bất lực phải chịu đựng của ban ngày. Và lúc này bản thân chúng ta sẽ suy nghĩ đơn giản rằng mất đi vài giờ ngủ không phải cái giá quá đắt để mình có thể lấy lại những gì buổi sáng mình đánh mất.

2. Không thể đứng ngoài cuộc đua thành công

Chúng ta không thể tách biệt công việc ra khỏi cuộc sống hàng ngày. Khi xã hội coi việc bân rộn là thước đo của sự thành công và năng suất là biểu hiện của làm việc hiệu quả thì ai ai ngoài kia cũng hì hục để chạy đua và rõ ràng bản thân chúng ta không muốn đứng ngoài cuộc đua này. Vậy nên ngoài 8 tiếng làm việc ban ngày chúng ta còn mang công việc về tận phòng ngủ để làm để có cảm giác ta vẫn đang trong công việc. Và càng làm như thế thời gian để nghỉ ngơi càng bị xâm lấn và kết cục chúng ta lại sử dụng càng nhiều thời gian ngủ để chơi bù.

3. Người tham công tiếc việc

Có một số bộ phận nhỏ mắc phải hội chứng Không thể ngừng nghĩ về công việc khi chưa làm xong. Với những người như này họ luôn cảm thấy bồn chồn, ám ảnh nếu phải dừng làm việc khi công việc đang còn dang dở vậy nên sau khi tan làm họ mang công việc đó về nhà để cố gắng hoàn thành cho xong. Và từ đó danh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân càng trở nên mong manh và chúng ta càng khó tách biệt 1 thứ này. Hiệu ứng này càng thể hiện rõ nét khi dịch Covid bùng phát, ai ai cũng buộc phải làm việc tại nhà. Sau khi kết thúc giờ làm chúng ta càng dễ dàng làm thêm lấn sang giờ nghỉ, và việc tăng ca gần như trở thành bình thường và hiển nhiên.

Nếu cứ tiếp tục như vậy, không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của ngày hôm sau. Có lẽ bạn sẽ thắc mắc là tại sao làm nhiều việc hơn lại ảnh hưởng đến hiệu quả công việc? Trong một nghiên cứu khoa học của Đại học Amsterdam của Hà Lan đã chỉ ra rằng:

Càng ngủ ít bạn càng ít đạt được mục tiêu. Thời gian ngủ càng thấp càng hoàn thành ít mục tiêu hơn của ngày hôm sau.

Chúng ta sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn nếu cứ duy trì thói quen này. Khi không ngủ đủ dẫn đến làm việc không hiệu quả, làm việc không hiệu quả phải làm thêm vào giờ nghỉ, làm vào giờ nghỉ lại phải thức khuya lướt điện thoại để trả thù cho thời gian đã mất rồi lại ngủ không đủ. Cứ thế nó lặp đi lặp lại nếu chúng ta không có sự thay đổi. Vậy nên chúng ta cứ nghĩ rằng bản thân đang hy sinh cho công việc nhưng thực chất lại làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc.

Vậy chúng ta phải làm thế nào để khắc phục hiện tượng này?

Đặt giới hạn cho ngày làm việc của mình

Nếu là người tham công tiếc việc, bạn hãy đặt ra cho bản thân giờ nghỉ cố định cho tất cả các ngày trong tuần, sau giờ đó chúng ta sẽ bỏ công việc ra khỏi cuộc sống và tận hưởng trọn vẹn giờ nghỉ đáng ra chúng ta có. Đồng nghĩa với đó khi trong giờ làm bạn hãy thật tập trung để hoàn thành hết công việc trong ngày, không để nó làm chúng ta phải suy nghĩ sau khi rời khỏi bàn làm việc.

Đặt ra những mục tiêu thực tế trong ngày

Công việc không giờ là đủ, ''còn thở là chúng ta còn làm'' vậy nên hãy giới hạn cho nó bằng cách đặt những mục tiêu thực tế trong ngày. Một cái mẹo mà bản thân mình đã áp dụng đã thoát khỏi vấn đề trên đó là Quy tắc 1-3-5. Bạn hãy đề ra 5 công việc mình cần làm trong tuần, 3 công việc cấp bách cần làm trong ngày và 1 công việc thực sự phải giải quyết ngay lập tức. Về cơ bản quy tắc này dựa trên việc sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc giúp chúng ta có những mục tiêu cụ thể, không bị loay hoay trong một biển việc mà không biết phải bắt đầu và cuối cùng không giải quyết được việc gì.

Từ khóa: 

thức khuya

,

nghiện điện thoại

,

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

Có những hiện tượng ai cũng biết nhưng không thể gọi tên, từ những bài phân tích như này mới hiểu sâu sắc tại sao chúng ta lại hành động như vậy. Mình cũng thuộc tuýt người lướt điện thoại vô thức trong đêm, có khi ngủ quên lúc nào không hay.

Trả lời

Có những hiện tượng ai cũng biết nhưng không thể gọi tên, từ những bài phân tích như này mới hiểu sâu sắc tại sao chúng ta lại hành động như vậy. Mình cũng thuộc tuýt người lướt điện thoại vô thức trong đêm, có khi ngủ quên lúc nào không hay.

Nguyên nhân và giải thích trong bài này rất hợp tình hợp lý, đọc xong có tư duy mở ra hơn rất nhiều ạ.

Tưởng chừng rất đơn giản nhưng không ngờ nó phức tạp và ảnh hưởng đến vậy. Qua bài này mình mới ngộ ra là bản thân phải kiểm soát cuộc sống thay vì nó đang kiểm soát ta như vậy.