Nội dung Kinh Thi gồm những gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Kinh Thi gồm có 310 thiên. Trong số đó, chỉ có 305 thiên là đầy đủ, còn 6 thiên kia có đề mục nhưng không có lời. Sáu thiên ấy là: Nam cai, Bạch hoa, Hoa thử, Do canh, Sùng khâu và Do nghi. Có thuyết cho rằng lời thơ của sáu thiên đó bị vong thất bởi ngọn lửa nhà Tần. Nhưng theo Trịnh Tiều, trong Thi biện vọng, sáu thiên ấy vốn không có lời, chỉ có nhạc. Về đời Hán, có bốn bản Kinh Thi xuất hiện[1] nhưng còn truyền đến nay là bản của Mao công (tức Mao Hanh và Mao Trương). Mao Thi[2] gồm có ba phần như sau: A- Quốc Phong: Quốc phong là những bài ca dao của dân các nước chư hầu, đã được nhạc quan sưu tập. Quốc phong có 160 thiên, chia làm 15 quyển, mỗi quyển một nước, gồm có: 1. Chính phong: Chu nam và Thiệu nam 2. Biến phong: Bội phong, Dung phong, Vệ phong, Vương phong, Trịnh phong, Tề phong, Ngụy phong, Đường phong, Tần phong, Cối phong, Tào phong, Bân phong. B- Nhã: Nhã nghĩa là chính đính, gồm những bài hát ở nơi triều đình. Nhã chia ra làm hai phần: 1. Tiểu nhã: những bài dùng trong những trường hợp không quan trọng lắm như các buổi yến tiệc (74 thiên) 2. Đại nhã: những bài dùng trong những trường hợp quan trọng như khi Thiên tử họp các vua chư hầu hoắc tế ở miếu đường (31 thiên) C- Tụng: Tụng nghĩa là ngợi khen, gồm những bài ca tụng các vua đời trước và dùng để hát ở chốn miếu đường. Tụng có tất cả 40 thiên, chia làm: 1. Chu tụng, 31 thiên 2. Lỗ tụng, 4 thiên. 3. Thương tụng, 5 thiên. Trong Kinh Thi có lục nghĩa là: Phong, Nhã, Tụng, phú, tỷ, hứng. Thiên “Xuân quan” trong Chu lễ chép: “Thái sư giáo lục thi: viết Phong, viết Phú, viết Tỷ, viết Hứng, viết Nhã, viết Tụng” (nghĩa là: Quan Thái sư dạy sáu thi là: Phong, Phú, Tỷ, Hứng, Nhã, Tụng). Phong, Nhã, Tung là trỏ bộ phận của âm nhạc, còn Phú, Tỷ, Hứng tức là thể của Phong, Nhã, Tụng. Thế là nội dung Kinh Thi gồm có ba phần lớn (Phong, Nhã, Tụng) và ba thể (phú, tỷ, hứng) mà cổ nhân đã gọi là sáu nghĩa của Kinh Thi. Riêng về Phong, Nhã, Tụng tuy có những định nghĩa khác nhau, tùy theo quan điểm của mỗi học giả, nhưng ta phải thừa nhận cách phân loại trong Mao Thi là tương đối hợp lý.
Trả lời
Kinh Thi gồm có 310 thiên. Trong số đó, chỉ có 305 thiên là đầy đủ, còn 6 thiên kia có đề mục nhưng không có lời. Sáu thiên ấy là: Nam cai, Bạch hoa, Hoa thử, Do canh, Sùng khâu và Do nghi. Có thuyết cho rằng lời thơ của sáu thiên đó bị vong thất bởi ngọn lửa nhà Tần. Nhưng theo Trịnh Tiều, trong Thi biện vọng, sáu thiên ấy vốn không có lời, chỉ có nhạc. Về đời Hán, có bốn bản Kinh Thi xuất hiện[1] nhưng còn truyền đến nay là bản của Mao công (tức Mao Hanh và Mao Trương). Mao Thi[2] gồm có ba phần như sau: A- Quốc Phong: Quốc phong là những bài ca dao của dân các nước chư hầu, đã được nhạc quan sưu tập. Quốc phong có 160 thiên, chia làm 15 quyển, mỗi quyển một nước, gồm có: 1. Chính phong: Chu nam và Thiệu nam 2. Biến phong: Bội phong, Dung phong, Vệ phong, Vương phong, Trịnh phong, Tề phong, Ngụy phong, Đường phong, Tần phong, Cối phong, Tào phong, Bân phong. B- Nhã: Nhã nghĩa là chính đính, gồm những bài hát ở nơi triều đình. Nhã chia ra làm hai phần: 1. Tiểu nhã: những bài dùng trong những trường hợp không quan trọng lắm như các buổi yến tiệc (74 thiên) 2. Đại nhã: những bài dùng trong những trường hợp quan trọng như khi Thiên tử họp các vua chư hầu hoắc tế ở miếu đường (31 thiên) C- Tụng: Tụng nghĩa là ngợi khen, gồm những bài ca tụng các vua đời trước và dùng để hát ở chốn miếu đường. Tụng có tất cả 40 thiên, chia làm: 1. Chu tụng, 31 thiên 2. Lỗ tụng, 4 thiên. 3. Thương tụng, 5 thiên. Trong Kinh Thi có lục nghĩa là: Phong, Nhã, Tụng, phú, tỷ, hứng. Thiên “Xuân quan” trong Chu lễ chép: “Thái sư giáo lục thi: viết Phong, viết Phú, viết Tỷ, viết Hứng, viết Nhã, viết Tụng” (nghĩa là: Quan Thái sư dạy sáu thi là: Phong, Phú, Tỷ, Hứng, Nhã, Tụng). Phong, Nhã, Tung là trỏ bộ phận của âm nhạc, còn Phú, Tỷ, Hứng tức là thể của Phong, Nhã, Tụng. Thế là nội dung Kinh Thi gồm có ba phần lớn (Phong, Nhã, Tụng) và ba thể (phú, tỷ, hứng) mà cổ nhân đã gọi là sáu nghĩa của Kinh Thi. Riêng về Phong, Nhã, Tụng tuy có những định nghĩa khác nhau, tùy theo quan điểm của mỗi học giả, nhưng ta phải thừa nhận cách phân loại trong Mao Thi là tương đối hợp lý.