Nói gì với sếp khi muốn thôi việc?

  1. Kỹ năng mềm

Sau một khoảng thời gian gắn bó với công ty, không phải do sa thải hay mâu thuẫn nội bộ mà bạn quyết định sẽ rời công ty để tìm cơ hội mới. Nhưng nên nói sao, làm gì với sếp và đồng nghiệp cũ để mọi việc êm xuôi, tự nhiên và cả mình và người khác đều tôn trọng lẫn nhau? Giữ gìn các mối quan hệ và tôn trọng nơi bạn từng làm là không hề đơn giản.

Từ khóa: 

thôi việc

,

kỹ năng mềm

Câu hỏi được gộp với Làm sao để xin nghỉ việc một cách văn minh?

1. Đừng biến nghỉ việc là công cụ đòi quyền lợi cho bạn

Rất nhiều nhân viên sau một thời gian làm việc tại công ty hiện tại nhận ra rằng việc tăng lương và các quyền lợi cho cá nhân thật sự rất khó. Dù đã nỗ lực hết mình mang lại những kết quả cụ thể nhưng tỉ lệ tăng lương hàng năm cứ ì ạch với tốc độ cực kỳ gây ức chế. Và những câu chuyện rỉ tai nhau rằng chỉ có khi bạn nghỉ việc thì sếp mới để ý đến quyền lợi của bạn.

https://cdn.noron.vn/2022/03/22/1728164563-1647961959_1024.jpg

Sự thật là có, nhiều người đã chia sẻ rằng họ đã đạt được mục đích khi dùng chiêu "nghỉ việc" để ép sếp phải tăng lương. Nhưng có thực đây là một phương án hữu hiệu để đặt được lợi ích mong muốn trong công việc không?

Câu trả lời có lẽ là không! Thực chất, rõ ràng mối quan hệ Công việc và Người lao động giống như cuộc tình vậy, khi lời chia tay nói ra quá dễ dàng thì mối quan hệ này liệu có được coi trọng. Vốn rằng, câu chuyện đòi hỏi lợi ích bằng cách nghỉ việc mang lại hiệu quả nhưng nếu bạn sử dụng không khéo sẽ khiến cho việc đó bị phản tác dụng.

Bạn sẽ rất dễ bị đánh giá là là người không tận tâm trong công việc, "đứng núi này trông núi nọ". Và rồi, từ đó sẽ tạo ra những tin đồn không hay ho gì về bạn cũng sẽ dễ lan sang các công ty khác và hẹp lại cho bạn những cơ hội mới. Vậy nên hãy biết cách đòi hỏi quyền lợi một cách khéo léo không sẽ mất cả chì lẫn chài nhé.

2. Hãy thẳng thắn

https://cdn.noron.vn/2022/03/22/mau-ly-do-nghi-viec-3-1647962159.jpg

Quyết định nộp đơn đồng nghĩa bạn đang dần bước chân ra khỏi công ty. Do đó, hãy chắc chắn sự rời đi của mình xuất phát từ những lý do đúng đắn. Có người ra đi chỉ vì một phút bốc đồng, hoặc những áp lực mang tính thời điểm để rồi ngay sau đó lại cảm thấy hối hận với sự lựa chọn của mình. Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc, hãy dành vài ngày để tĩnh tâm suy nghĩ. Lúc này, tâm sự với đồng nghiệp thân thiết cũng là một sự lựa chọn đúng đắn, hoặc một buổi trò chuyện thẳng thắng với cấp trên có thể nhanh chóng giúp bạn giải quyết mọi vấn đề.

3. Nghỉ việc văn minh là nói không với các yếu tố bất ngờ

https://cdn.noron.vn/2022/03/22/photo1521621730713-15216217307132040642657-1647961983_1024.png

Nếu bạn không thể tiếp tục, hãy dành ít nhất 1 tháng trước khi xin nghỉ để “người ở lại” có đủ thời gian để tìm kiếm thay thế. Đặc biệt, đừng nói dối hay bao biện lý do cho sự rời đi đột ngột của mình. Hãy lựa chọn cho mình một khoảng thời gian phù hợp để nghỉ việc, tránh những thời điểm công ty đang gặp khó khăn, cấp trên có khả năng sẽ hiểu lầm rằng bạn đang “đứng núi này trông núi nọ”, dù sự thật chưa chắc đã là như thế.

4. Hãy có những lý do nghỉ việc hợp lý

Rất nhiều bạn khi đã muốn nghỉ việc thì nghỉ luôn và kiếm bừa một lí do để nghỉ, chẳng cần suy nghĩ đến ai. Không thì cũng là nghỉ việc ngay giữa lúc có nhiều lùm xùm, mâu thuẫn khiến bản thân rơi vào stress nhất. Và rồi khiến chúng ta đều rơi vào cảnh đưa những quyết định sai lầm cho bản thân.

https://cdn.noron.vn/2022/03/22/nghi-viec-van-minh-1647961940_1024.jpg

Một trong những nguyên tắc nếu bạn muốn nghỉ việc thì hãy cố gắng đừng bao giờ nghỉ vào thời điểm bạn đang khó khăn trong công việc. Đó là thời điểm nhạy cảm nhất và rất dễ gây tai tiếng nhất khi nghỉ việc.

Khi nghỉ việc, hãy chọn thời điểm mà bạn cảm thấy cần thiết và nói chuyện "chia tay". Đồng thời cần một lý do chính đáng. Hãy chọn lý do liên quan cá nhân và muốn phát triển bản thân tại những môi trường cao hơn, thử thách hơn. Như vậy, chính bạn tạo cho mình một một đường lui và cũng là tạo ra những cơ hội mới cho mình.

Tuy nhiên, vì lý do nào đi chăng nữa, bạn cũng cần có một lý do cụ thể. Nghỉ việc là khi không còn yêu thích công việc, không thể tiếp tục đi cùng nhau thì lặng lẽ chia tay trong lịch sự. Đừng viện lý do cho sự rời đi của mình, vì cấp trên và đồng nghiệp luôn là người hiểu rõ vấn đề của bạn nhất.

Khi nghỉ phải có một lý do hợp lý và thoải mái sẽ giúp bạn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với sếp cũng như những đồng nghiệp cũ. Nhờ vậy, bạn cũng sẽ thoải mái hơn để có một công việc mới và cũng giữ được hình ảnh với nơi mình đã từng gắn bó.

5. Bàn giao công việc với người kế nhiệm

Làm tròn trách nhiệm trước khi nghỉ sẽ giúp bạn cảm thấy thanh thản và nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung, bạn nên bàn giao tất cả thông tin cần thiết và chi tiết công việc cho người kế nhiệm. Trong trường hợp này, một bản thống kê cụ thể sẽ là giải pháp hữu dụng.

https://cdn.noron.vn/2022/03/22/wax4vblq-1647962020_1024.jpg

Thế giới vốn dĩ rất tròn và nhỏ bé, rời đi chốn văn phòng quen thuộc, bạn hoàn toàn có khả năng sẽ gặp lại sếp và đồng nghiệp ở nơi khác, hoặc trong một tình huống nào đó mà chính bản thân cũng không ngờ tới. Vì thế, hãy nghỉ việc có văn hóa và cư xử lịch thiệp trước khi quyết định rời khỏi vị trí của mình.

6. Chuyên nghiệp đến giây phút cuối cùng

Thay vì nghĩ rằng đằng nào mình cũng nghỉ việc, không cần phải tích cực nữa vì chẳng ai công nhận điều này, hãy tận tâm làm tròn nhiệm vụ cho đến ngày nào bạn còn nhận lương. Bạn nên trò chuyện, chia sẻ với đồng nghiệp. Điều này đầu tiên sẽ giúp bạn tránh khỏi những thị phi không cần thiết, thứ hai là thể hiện được chuyên nghiệp của chính mình trên con đường sự nghiệp cả đời.https://cdn.noron.vn/2022/03/22/cafebizcafebizcdnvn-162123310254002176-2021-10-7-photo1633543495031-1633543495252391650969-1647962090_1024.jpgDù từ bỏ công việc hiện tại là một chuyện khó khăn nhất mà bạn phải làm, nghỉ việc trong văn minh cũng là một chuyện cần để tránh những hệ lụy về sau. Kể cả khi bạn đã rời bỏ công việc, hãy để mọi người luôn nhớ về mình với một sự quý mến và tôn trọng.
Trả lời

1. Đừng biến nghỉ việc là công cụ đòi quyền lợi cho bạn

Rất nhiều nhân viên sau một thời gian làm việc tại công ty hiện tại nhận ra rằng việc tăng lương và các quyền lợi cho cá nhân thật sự rất khó. Dù đã nỗ lực hết mình mang lại những kết quả cụ thể nhưng tỉ lệ tăng lương hàng năm cứ ì ạch với tốc độ cực kỳ gây ức chế. Và những câu chuyện rỉ tai nhau rằng chỉ có khi bạn nghỉ việc thì sếp mới để ý đến quyền lợi của bạn.

https://cdn.noron.vn/2022/03/22/1728164563-1647961959_1024.jpg

Sự thật là có, nhiều người đã chia sẻ rằng họ đã đạt được mục đích khi dùng chiêu "nghỉ việc" để ép sếp phải tăng lương. Nhưng có thực đây là một phương án hữu hiệu để đặt được lợi ích mong muốn trong công việc không?

Câu trả lời có lẽ là không! Thực chất, rõ ràng mối quan hệ Công việc và Người lao động giống như cuộc tình vậy, khi lời chia tay nói ra quá dễ dàng thì mối quan hệ này liệu có được coi trọng. Vốn rằng, câu chuyện đòi hỏi lợi ích bằng cách nghỉ việc mang lại hiệu quả nhưng nếu bạn sử dụng không khéo sẽ khiến cho việc đó bị phản tác dụng.

Bạn sẽ rất dễ bị đánh giá là là người không tận tâm trong công việc, "đứng núi này trông núi nọ". Và rồi, từ đó sẽ tạo ra những tin đồn không hay ho gì về bạn cũng sẽ dễ lan sang các công ty khác và hẹp lại cho bạn những cơ hội mới. Vậy nên hãy biết cách đòi hỏi quyền lợi một cách khéo léo không sẽ mất cả chì lẫn chài nhé.

2. Hãy thẳng thắn

https://cdn.noron.vn/2022/03/22/mau-ly-do-nghi-viec-3-1647962159.jpg

Quyết định nộp đơn đồng nghĩa bạn đang dần bước chân ra khỏi công ty. Do đó, hãy chắc chắn sự rời đi của mình xuất phát từ những lý do đúng đắn. Có người ra đi chỉ vì một phút bốc đồng, hoặc những áp lực mang tính thời điểm để rồi ngay sau đó lại cảm thấy hối hận với sự lựa chọn của mình. Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc, hãy dành vài ngày để tĩnh tâm suy nghĩ. Lúc này, tâm sự với đồng nghiệp thân thiết cũng là một sự lựa chọn đúng đắn, hoặc một buổi trò chuyện thẳng thắng với cấp trên có thể nhanh chóng giúp bạn giải quyết mọi vấn đề.

3. Nghỉ việc văn minh là nói không với các yếu tố bất ngờ

https://cdn.noron.vn/2022/03/22/photo1521621730713-15216217307132040642657-1647961983_1024.png

Nếu bạn không thể tiếp tục, hãy dành ít nhất 1 tháng trước khi xin nghỉ để “người ở lại” có đủ thời gian để tìm kiếm thay thế. Đặc biệt, đừng nói dối hay bao biện lý do cho sự rời đi đột ngột của mình. Hãy lựa chọn cho mình một khoảng thời gian phù hợp để nghỉ việc, tránh những thời điểm công ty đang gặp khó khăn, cấp trên có khả năng sẽ hiểu lầm rằng bạn đang “đứng núi này trông núi nọ”, dù sự thật chưa chắc đã là như thế.

4. Hãy có những lý do nghỉ việc hợp lý

Rất nhiều bạn khi đã muốn nghỉ việc thì nghỉ luôn và kiếm bừa một lí do để nghỉ, chẳng cần suy nghĩ đến ai. Không thì cũng là nghỉ việc ngay giữa lúc có nhiều lùm xùm, mâu thuẫn khiến bản thân rơi vào stress nhất. Và rồi khiến chúng ta đều rơi vào cảnh đưa những quyết định sai lầm cho bản thân.

https://cdn.noron.vn/2022/03/22/nghi-viec-van-minh-1647961940_1024.jpg

Một trong những nguyên tắc nếu bạn muốn nghỉ việc thì hãy cố gắng đừng bao giờ nghỉ vào thời điểm bạn đang khó khăn trong công việc. Đó là thời điểm nhạy cảm nhất và rất dễ gây tai tiếng nhất khi nghỉ việc.

Khi nghỉ việc, hãy chọn thời điểm mà bạn cảm thấy cần thiết và nói chuyện "chia tay". Đồng thời cần một lý do chính đáng. Hãy chọn lý do liên quan cá nhân và muốn phát triển bản thân tại những môi trường cao hơn, thử thách hơn. Như vậy, chính bạn tạo cho mình một một đường lui và cũng là tạo ra những cơ hội mới cho mình.

Tuy nhiên, vì lý do nào đi chăng nữa, bạn cũng cần có một lý do cụ thể. Nghỉ việc là khi không còn yêu thích công việc, không thể tiếp tục đi cùng nhau thì lặng lẽ chia tay trong lịch sự. Đừng viện lý do cho sự rời đi của mình, vì cấp trên và đồng nghiệp luôn là người hiểu rõ vấn đề của bạn nhất.

Khi nghỉ phải có một lý do hợp lý và thoải mái sẽ giúp bạn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với sếp cũng như những đồng nghiệp cũ. Nhờ vậy, bạn cũng sẽ thoải mái hơn để có một công việc mới và cũng giữ được hình ảnh với nơi mình đã từng gắn bó.

5. Bàn giao công việc với người kế nhiệm

Làm tròn trách nhiệm trước khi nghỉ sẽ giúp bạn cảm thấy thanh thản và nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung, bạn nên bàn giao tất cả thông tin cần thiết và chi tiết công việc cho người kế nhiệm. Trong trường hợp này, một bản thống kê cụ thể sẽ là giải pháp hữu dụng.

https://cdn.noron.vn/2022/03/22/wax4vblq-1647962020_1024.jpg

Thế giới vốn dĩ rất tròn và nhỏ bé, rời đi chốn văn phòng quen thuộc, bạn hoàn toàn có khả năng sẽ gặp lại sếp và đồng nghiệp ở nơi khác, hoặc trong một tình huống nào đó mà chính bản thân cũng không ngờ tới. Vì thế, hãy nghỉ việc có văn hóa và cư xử lịch thiệp trước khi quyết định rời khỏi vị trí của mình.

6. Chuyên nghiệp đến giây phút cuối cùng

Thay vì nghĩ rằng đằng nào mình cũng nghỉ việc, không cần phải tích cực nữa vì chẳng ai công nhận điều này, hãy tận tâm làm tròn nhiệm vụ cho đến ngày nào bạn còn nhận lương. Bạn nên trò chuyện, chia sẻ với đồng nghiệp. Điều này đầu tiên sẽ giúp bạn tránh khỏi những thị phi không cần thiết, thứ hai là thể hiện được chuyên nghiệp của chính mình trên con đường sự nghiệp cả đời.https://cdn.noron.vn/2022/03/22/cafebizcafebizcdnvn-162123310254002176-2021-10-7-photo1633543495031-1633543495252391650969-1647962090_1024.jpgDù từ bỏ công việc hiện tại là một chuyện khó khăn nhất mà bạn phải làm, nghỉ việc trong văn minh cũng là một chuyện cần để tránh những hệ lụy về sau. Kể cả khi bạn đã rời bỏ công việc, hãy để mọi người luôn nhớ về mình với một sự quý mến và tôn trọng.

Chào bạn, mình hi vọng những thông tin dưới sẽ giúp được bạn lúc này.

1. Hãy nói chuyện thẳng thắn trước khi quyết định. Nếu không hài lòng với công việc, mâu thuẫn đồng nghiệp, mức lương không thỏa đáng thì nên gặp sếp nói thẳng và đề xuất giải pháp. Nếu không được thì đề xuất chia tay, nói rõ lý do và thời gian nghỉ, cam kết làm việc trách nhiệm đến tận thời điểm đó. Đừng bằng mặt, không bằng lòng. Đừng ngồi đó mà làm việc riêng, cuối tháng nhận lương dù tâm để chỗ khác. Đừng nói xấu, đổ lỗi. Nếu không thể tập trung làm hết trách nhiệm theo đủ thời gian quy định thì cứ xin nghỉ sớm nghỉ ngơi, thay vì cố nhận lương những ngày cuối. Nói thật sẽ tốt cho cả 2 bên vì các sếp đa phần đều kinh nghiệm nên không khó để nhìn ra vấn đề. Đừng nghĩ mình nghỉ công ty sẽ sập vì không có ai thay được mình. Chỉ là nghĩ cho mình cũng nên nghĩ cho người khác, sao cho việc nghỉ ít ảnh hưởng nhất đến công ty và đồng nghiệp

2. Báo trước thời gian nghỉ và tận tâm đến ngày cuối cùng. Đừng sợ báo sớm thì sếp nghĩ mình không còn gắn bó mà cho bạn nghỉ luôn. Sếp làm vậy chỉ khi bạn không có chút giá trị nào với công việc, còn đa phần đều sẵn sàng trả lương cho các nhân sự tâm huyết trong thời gian tìm người thay thế. Hãy tận tâm làm việc đến ngày nào bạn còn nhận lương, dù không còn được giao việc mới, nhưng hãy tập trung làm tốt công việc cũ, đó là bạn đang tự rèn luyện đức tính tốt cho chính mình và tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người.

3. Cẩn trọng bàn giao các công việc bạn đang làm. Nếu đã quyết định nghỉ việc, đừng quên lên kế hoạch bàn giao để đảm bảo sau khi bạn nghỉ, mọi công việc sẽ tiếp tục triển khai suôn sẻ. Đặc biệt là bạn cần học kỹ năng tổng hợp lại các tài liệu và báo cáo vào kho dữ liệu riêng để chuyển tới người được bàn giao. Tôi đã từng dành nhiều ngày để soạn lại các folder tài liệu hàng trăm GB cho hơn 5 năm làm việc, kèm file excel hướng dẫn chi tiết, dù chẳng có ai để nhận bàn giao. Với những việc cần phải chuyển đầu mối làm việc, hãy báo trước với sếp và có lời giới thiệu với đối tác để họ nắm được tinh thần cũng như không bất ngờ khi thấy bạn rời nhóm công việc trên zalo. Đó là cách bạn giữ thương hiệu cho cá nhân và uy tín của công ty trong mắt đối tác. Và đừng quên giải quyết mọi khúc mắc, tồn đọng trước đây rồi hãy bàn giao cho đồng nghiệp, đừng đá quả bóng để họ phải giải quyết những việc bạn làm dang dở.

4. Chính trực và biết ơn những điều nhỏ bé. Dù trả bạn mức lương bao nhiêu thì khi tuyển bạn vào làm việc, công ty đều bỏ rất nhiều công sức đào tạo, giúp bạn tiến bộ, mang lại cho bạn nguồn thu nhập chính đáng, hãy biết ơn mọi điều nhỏ bé đó. Đừng nghĩ khách hàng mới là người trả lương cho bạn, đừng coi mọi sự giúp đỡ là đương nhiên, đừng nói xấu, đừng quay lưng bội bạc. Hãy chính trực, quân tử, giữ gìn tình cảm tốt đẹp khi chia tay để tự tin quay trở về chốn cũ bất cứ lúc nào, dù là về chơi hay quay lại làm việc.

5. Đừng gửi 1 tin nhắn vội vàng trong nhóm rồi out ngay sau đó Hãy gặp từng người quan trọng với bạn, để tạm biệt, gửi email cảm ơn, chào tạm biệt mọi người trong công ty vào ngày Last working day (ngày làm việc cuối) và cho mọi người cơ hội được reply gửi lời chúc cho bạn. Giờ thời đại 4.0 làm cho các bạn trẻ cũng dần lệ thuộc vào mạng xã hội, không học được văn hóa này. Mà chỉ gửi vội 1 tin nhắn trong nhóm facebook, zalo rồi out ngay sau đó vài phút, chẳng để cho mọi người kịp đọc, chứ chưa nói đến việc chào tạm biệt

6. Đừng từ chối buổi tiệc chia tay. Đừng bực bội, ấm ức đến mức không thèm tham dự buổi chia tay công ty tổ chức cho mình. Đó không phải là việc bắt buộc ghi trong luật lao động, hay vì sợ bạn mà công ty phải làm. Đó là sự ghi nhận công sức nhân sự nghỉ việc mà không phải công ty nào cũng làm được. Bạn nên trân trọng điều đó thay vì coi thường. Hãy vui vẻ đúng mực, đừng tỏ ra hả hê, nghỉ việc như trả thù cá nhân. Trân trọng công ty và kết nối với đồng nghiệp cũ một cách chân thành.

Nguồn: Lê Phương Dung

Sếp k phải người yêu cũng không phải bố mẹ. Đừng phức tạp hoá vấn đề. Mình đoán không nhầm bạn nghỉ 2 3 tháng khéo đồng nghiệp còn chả nhớ số bạn. Nên cứ âm thầm nộp đơn lĩnh lương r nghỉ thôi.

Hãy chân thành, tử tế, và rõ ràng bạn nhé. Còn nếu cần "khéo" thì mình có mấy ý nhỏ tư vấn ntn:

  • Không nên nói vào đầu giờ sáng.
  • Không nên nói vào đầu tuần, đầu tháng. Nên là chiều thứ 5.
  • Không nên xin nghỉ luôn, nên nói về những vấn đề đang gặp phải, những mong muốn phát triển, xin hướng tư vấn giải quyết.
  • Nên cho bản thân và doanh nghiệp một khoảng thời gian ngắn để trao đổi thống nhất phương án giải quyết. Nếu phương án là dừng lại thì nên chốt rõ thời điểm dừng lại.
  • Trong khoảng thời gian chuẩn bị dừng lại, hãy làm nốt công việc, bàn giao nghiêm túc, tranh thủ xin phép đi phỏng vấn một số chỗ. Doanh nghiệp cũng sẽ bắt đầu tuyển dụng hoặc bố trí người thay thế.
  • Nên có lời cảm ơn tới đồng nghiệp, sếp cũ. Nếu có farewell party thì càng tốt. Không làm ầm ĩ nhưng nên có lời lẽ.

Sẽ là không phải nếu bạn đã đi phỏng vấn, xin việc chỗ khác, nhận apply rồi mới về xin phép nghỉ việc. Làm như vậy sẽ là làm khó cho cả 2 doanh nghiệp.

K có cách nào để văn minh nha bạn
Khi bạn nghĩ lúc cty đang khó khăn thì dùng lý do nào b cũng là đồ tồi cả 
Trừ phi bạn làm cho mình nằm viện 
Em muốn nghỉ việc. Nộp tờ A4. Xong.
  1. Không happy, không thấy có cơ hội nữa thì xin nghỉ. Nhưng nghỉ nên có plan, đừng hứng lên thì nghỉ. Bắt đầu thấy Ko happy thì hãy share với sếp, trao đổi nch Ko tìm ra cách thì xin nghỉ vui vẻ. Ko nên lý do, vòng vèo Ko trung thực. Em có plan khác thì e có plan khác, em mong muốn thử sức mới trường khác cứ nói thật, đừng lấy lý do Ko trung thực
  2. Nghỉ thì cố gắng cho sếp, cho đồng nghiệp thời gian chuẩn bị. Bàn giao công việc đầy đủ, chuyện nghiệp. Người mới tiếp nhận cviec thì cố gắng support, cố gắng hỗ trợ từ xa nếu người mới cty cũ vẫn cần hỗ trợ (support trong mấy tuần - 1 tháng đầu tiên) 
  3. Chia tay thì có lời có lẽ, tạm biệt, tiệc chia tay nhẹ nhàng; cảm ơn chúc tụng nhau. Nói chung bạn đến được chào đón, bạn đi cungz nên tạm biệt mọi người. Ra đi trong không khí vui vẻ, Ko lẳng lặng Ko lời từ biệt thì người đi người ở đều thoải mái hơn.
  4. Keep connect với bạn bè, đồng nghiệp hỏi han. Thi thoảng cafe ăn truqa, ăn tối hỏi han. Vừa giữ mối quan hệ bạn bè thân thiết, vừa có cơ hội cho mình được đồng nghiệp giới thiệu những cơ hội hay ho. 
Hãy nói thẳng bạn đang nghĩ gì vs muốn gì, nếu công việc hiện tại giúp bạn có thứ bạn muốn sếp sẽ giúp bạn, còn không thì sếp chẳng thể trách bạn được.

Cách xin nghỉ việc khéo léo, chuyên nghiệp nhất

Đâu là những điểm lưu ý ngay khi bạn có quyết định xin nghỉ việc?

1. Đưa ra lý do chính đáng, thuyết phục, trung thực

Hãy chuẩn bị cho mình một lý do chính đáng, trung thực và thuyết phục. Khi đã lựa chọn được một lý do phù hợp thì bây giờ là thời điểm bạn cần phải hành động một cách khéo léo để vấn đề nghỉ việc của bạn không làm ảnh hưởng đến những nhân viên khác, không làm ảnh hưởng đến hoạt động làm việc của công ty.

2. Lựa chọn thời gian nghỉ hợp lý

Nếu bạn xin thôi việc vào đúng thời kì công ty đang khó khăn hay gặp trục trặc trong việc kinh doanh đó có thể là sự hiểu lầm bạn “đứng núi này trông núi nọ”, mặc dù nguyên nhân thực sự không phải thế. Vì vậy, nên cân nhắc thật kỹ thời điểm ra đi.

3. Bật tín hiệu xin nghỉ việc một cách khéo léo

Trước khi có quyết định xin nghỉ việc một cách chính xác bạn cần phải bật tín hiệu xin nghỉ việc trước một cách khéo léo để đánh động trước cho sếp của bạn.

Hãy để bạn là người nói chuyện với sếp trực tiếp về lần nghỉ việc này, chứ không phải là một người bạn đồng nghiệp của bạn. Đừng để sếp trực tiếp biết ý định chuyển việc của bạn từ những lời bàn tán của các bạn đồng nghiệp.

Thay vào đó, hãy để sếp trực tiếp là người đầu tiên biết ý định chuyển việc của bạn trong công ty, như thế sếp sẽ cảm thấy bạn luôn tôn trọng sếp ngay cả khi bạn không còn ý định làm ở đấy nữa.

4. Thông báo trước cho cấp trên, đồng nghiệp và bộ phận nhân sự

Lưu ý rằng, người đầu tiên biết tin bạn nghỉ việc phải là người quản lý bạn, người sếp của bạn. Việc làm này thể hiện bạn là người làm việc có trước có sau, bạn tôn trọng người quản lý của mình.

Bạn thông báo chính thức và gửi đơn xin thôi việc với người sếp của mình trước khi gửi đến bộ phận hành chính nhân sự. Như vậy người quản lý của bạn sẽ cảm thấy được tôn trọng hớn và điều đương nhiên là quản lý của bạn sẽ giúp bạn hoàn thiện thủ tục xin nghỉ việc một cách tốt nhất.

5. Soạn một lá thư lịch sự, chân thành

Lời cảm ơn là điều không thể thiếu trong lá đơn xin nghỉ việc, bạn cần phải đưa ra lời cảm ơn những người đồng nghiệp của mình, người sếp của bạn trong thời gian bạn làm việc đã giúp đỡ bạn. Lời cảm ơn là một phần quan trọng trong lá đơn của bạn, chính vì vậy mà bạn không nên bỏ qua lời cảm ơn.

Lời nói, câu văn lý do trong đơn xin nghỉ việc cũng là những phần rất quan trọng Dùng câu văn lịch sự để gửi đến sếp của bạn. Nó thể hiện bạn là người lịch sự người có ăn có học và hiểu biết.

Cuối cùng, bạn phải chắc chắn rằng là thư của bạn không bị sai lỗi chính tả. Hãy kiểm tra thật kỹ những lỗi này để vấn đề xin nghỉ việc của bạn được diễn ra một cách thuận lợi.

III. Nên làm gì trước khi nghỉ việc

https://cdn.noron.vn/2022/05/15/1607-1-1652600687.png

1. Làm thật tốt công việc trước khi nghỉ việc

Hoàn thành tốt công việc trước khi nghỉ việc. Điều này giúp mức lương, thưởng của bạn được đảm bảo giữ nguyên. Đây cũng là cách thể hiện tinh thần trách nhiệm của bạn.

2. Bàn giao công việc

Mặc dù có khoảng thời gian để chuyển giao cho người mới nhưng mình khuyên bạn nên lưu dần thông tin công việc, dự án đang phụ trách ngay từ lúc quyết định nghỉ việc. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về trách nhiệm của người tiếp nhận vị trí đó để nhận ra thuận lợi, khó khăn và truyền đạt kỹ càng hơn cho người mới.

3. Dọn dẹp máy tính, vị trí làm việc

Nếu bạn đang sử dụng máy tính của công ty cấp thì sau khi nghỉ việc, bạn sẽ phải để lại nó cho người sau. Do đó, hãy dành một ít thời gian để xóa các thông tin cá nhân, trang web đã truy cập, hình ảnh không liên quan đến công việc,… trong máy tính.

Nếu sử dụng máy tính cá nhân, hãy đảm bảo bạn đã loại bỏ toàn bộ dữ liệu liên quan đến công ty trước khi nghỉ nhé.

4. Giữ bí mật về thông tin đi tìm công việc mới

Khi chưa sẵn sàng mọi thứ, đừng vội chia sẻ thông tin nghỉ việc cho đồng nghiệp, dù cho người đó rất thân với bạn. Làm việc bình thường, giữ thái độ hòa nhã và lặng lẽ đi tìm công việc mới là cách tốt nhất để bạn không tự gây ra những xáo trộn, phiền phức cho bản thân.

5. Tạo thiện cảm, giữ mối quan hệ thật tốt với mọi người

Trong thời gian chuyển giao công việc để rời công ty, bạn hãy giữ cho mình hình ảnh chuyên nghiệp trọn vẹn cho đến lúc chấm dứt. Những gì bạn trao đổi khoảng thời gian này thường sẽ được mọi người ghi nhớ rất lâu, vì vậy cần thận trọng một chút.

Thêm nữa, bạn cũng nên gửi lời cảm ơn đến sếp và đồng nghiệp trong suốt thời gian làm việc cùng nhau, biết đâu những mối quan hệ này sẽ giúp bạn rất nhiều trong tương lai thì sao.

6. Tổ chức một bữa tiệc nhỏ trước khi chia tay

Suy cho cùng, bạn cũng đã dành nhiều năm làm việc tại đây và tạo được nhiều mối quan hệ tuyệt vời. Vì vậy hãy tổ chức một bữa tiệc nhỏ, để nhắc lại những sự kiện vui vẻ mà bạn đã có với các đồng nghiệp ở đây.

7. Nghỉ khi có người thay thế

Hãy nghỉ khi có người thay thế vị trí của bạn và đồng thời giúp công ty đào tạo nhân viên mới. Mỗi công việc đều có đặc thù riêng, đòi hỏi kinh nghiệm và trách nhiệm mà không phải ai mới đảm nhận cũng có thế biết hết và không phải vấn đề nào cũng có thể bàn giao được trên giấy tờ hay file lưu trữ, cấp trên của bạn sẽ rất biết ơn và tôn trọng bạn nếu bạn là một người có trách nhiệm với vị trí của mình. Vì vậy hãy nhiệt tình giúp đỡ và bàn giao công việc cho người mới đến.

8. Không nghỉ việc đột ngột khi chưa có sự đồng ý của cấp trên

Đây là hành động thể hiện sự tôn trọng. Hãy ghi nhớ rằng công ty cũng phụ thuộc vào bạn và họ cần một người thay vào vị trí của bạn. Nếu vì lý do chưa tuyển được người thay thế trong thời gian quy định và sếp chưa đồng ý cho bạn nghỉ việc, hãy tuân theo quy định đó, đừng nên nghỉ việc đột ngột.

Khi muốn thôi việc thì cứ nói hết những ấm ức của mình ra nếu có, sẽ nhẹ nhõm và thoải mái hơn. Nếu không nó sẽ theo bạn một thời gian dài.