Phải chăng cách dạy Văn của Việt Nam hiện nay sẽ bóp nghẹt sự sáng tạo và tư duy phản biện của học sinh?

  1. Giáo dục

Các em học văn không có cảm nhận của riêng mình mà phải chăm chăm nghe theo những sự phân tích của giáo viên giảng trên lớp, đi thi phải viết đúng và đủ ý đã học mới được điểm cao. Đề bài nêu cảm nhận của em nhưng chấm bài dựa trên cảm nhận của giáo viên liệu có hợp tình hợp lý?

Với cách học này với môn Văn dần hình thành thói quen lười suy nghĩ và cảm nhận của học sinh, không có sự độc lập trong tư duy mà chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào cách phân tích và cảm nhận của người truyền đạt.

Có bao nhiêu người đã từng phải nói lên cái hay của tác phẩm nào đó mặc dù không thấy tác phẩm đó hay, cũng chẳng nó biết nó hay ở đâu. Phải chăng, việc giảng dạy và thi cử môn văn đã bóp nghẹt sự sáng tạo của người học sinh, làm thui chột đi tình yêu với văn chương chữ nghĩa?

Cách học Văn hiện nay như vậy có phù hợp hay không? Theo bạn, đâu là phương pháp học Văn tốt nhất cho nền giáo dục?

Từ khóa: 

học văn

,

giáo dục

Mình là một người thích môn Văn cũng như các môn Khoa học Xã hội. Theo quan điểm của mình thì đúng là vậy. Một sự thật đáng buồn là hiện nay, cách dạy văn quá rập khuôn và đi vào khuôn khổ tại các cấp học, bất kể là trường công hay trường tư, đều không thể tránh khỏi sự rập khuôn này:
  1. Hệ thống giáo dục mang nặng lý thuyết, thành tích, điểm số. Giáo viên đua nhau chạy chỉ tiêu, học sinh đua nhau chạy điểm. 
  2. Các tác phẩm trong sgk hiện nay đa phần đều là các tác phẩm cũ, hiếm thấy các tác phẩm mới. Mà các tác phẩm cũ, người ta đã phân tích nát và đưa vào văn mẫu cả rồi. Học sinh dù có nghĩ ra cái gì mới thì nó cũng chỉ mới với học sinh thôi, lên mạng search văn mẫu cho nhanh, vừa hay vừa điểm cao. 
  3. Giáo viên hiện nay đa phần thuộc độ tuổi trung niên. Họ là những người được sinh ra và lớn lên trong thời buổi Internet chưa phát triển, thậm chí chưa xuất hiện ở Việt Nam nên việc chậm đổi mới, chậm cải tiến và khó bắt kịp theo xu hướng dạy và học mới là điều dễ hiểu. Thông thường, họ hay chờ văn bản cấp trên, nhưng cấp trên thì cũng lớn tuổi như họ, nên đã chậm lại càng thêm chậm. 
  4. Học sinh Việt Nam thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Học sinh nước ta đã quá quen với việc ngồi nghe giáo viên giảng bài chứ không quen với việc tư duy giải quyết vấn đề. Giờ có cho học sinh hoạt động nhóm, thì học sinh cũng sẽ lấy đáp án trong sách giải, vở soạn văn đã soạn sẵn, mạng Internet,... để trả lời.

Vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác ngoài những nguyên nhân kể trên. Theo mình, chúng ta bị ảnh hưởng bởi Nho học và buộc phải học theo nền giáo dục của Liên Xô cũ. Mà đã "cũ" thì làm sao mà hiệu quả được! 

Thiết nghĩ nên đưa vào sgk nhiều tác phẩm mới, nhiều tác phẩm văn học nước ngoài có ít tư liệu trên Internet để học sinh tránh va vào lối mòn tư duy cũ. 

Quan trọng nhất vẫn là đổi mới phương pháp dạy, biết cách tôn trọng ý kiến và giải đáp thắc mắc của học sinh hơn là cách dạy nhồi nhét. Người Việt Nam ta đa phần hay có lối tư duy áp đặt cũng như thiếu cái nhìn khách quan, nên việc cảm nhận của học sinh khác với cảm nhận của giáo viên thành ra điểm thấp là điều không lạ.

Hệ thống giáo dục của nước ta nên trọng việc tìm kiếm nhân tài, phát triển tư duy của mỗi cá nhân hơn là tìm kiếm những con điểm 10, tìm kiếm những tấm bằng giỏi, tìm những giáo viên có thành tích thi đua xuất sắc dựa trên thành tích của học sinh,...

Mình nghĩ rằng không có phương pháp học văn nào tốt nhất, bởi học thế nào là tuỳ mỗi cá nhân sẽ thấy hiệu quả khác nhau. Nên đổi mới phương pháp dạy cho phù hợp để học sinh tự tìm ra cách học cho riêng mình. Ứng dụng nhưng tránh lạm dụng Internet trong dạy và học cũng là một điều cần thiết và quan trọng. 

Trả lời
Mình là một người thích môn Văn cũng như các môn Khoa học Xã hội. Theo quan điểm của mình thì đúng là vậy. Một sự thật đáng buồn là hiện nay, cách dạy văn quá rập khuôn và đi vào khuôn khổ tại các cấp học, bất kể là trường công hay trường tư, đều không thể tránh khỏi sự rập khuôn này:
  1. Hệ thống giáo dục mang nặng lý thuyết, thành tích, điểm số. Giáo viên đua nhau chạy chỉ tiêu, học sinh đua nhau chạy điểm. 
  2. Các tác phẩm trong sgk hiện nay đa phần đều là các tác phẩm cũ, hiếm thấy các tác phẩm mới. Mà các tác phẩm cũ, người ta đã phân tích nát và đưa vào văn mẫu cả rồi. Học sinh dù có nghĩ ra cái gì mới thì nó cũng chỉ mới với học sinh thôi, lên mạng search văn mẫu cho nhanh, vừa hay vừa điểm cao. 
  3. Giáo viên hiện nay đa phần thuộc độ tuổi trung niên. Họ là những người được sinh ra và lớn lên trong thời buổi Internet chưa phát triển, thậm chí chưa xuất hiện ở Việt Nam nên việc chậm đổi mới, chậm cải tiến và khó bắt kịp theo xu hướng dạy và học mới là điều dễ hiểu. Thông thường, họ hay chờ văn bản cấp trên, nhưng cấp trên thì cũng lớn tuổi như họ, nên đã chậm lại càng thêm chậm. 
  4. Học sinh Việt Nam thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Học sinh nước ta đã quá quen với việc ngồi nghe giáo viên giảng bài chứ không quen với việc tư duy giải quyết vấn đề. Giờ có cho học sinh hoạt động nhóm, thì học sinh cũng sẽ lấy đáp án trong sách giải, vở soạn văn đã soạn sẵn, mạng Internet,... để trả lời.

Vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác ngoài những nguyên nhân kể trên. Theo mình, chúng ta bị ảnh hưởng bởi Nho học và buộc phải học theo nền giáo dục của Liên Xô cũ. Mà đã "cũ" thì làm sao mà hiệu quả được! 

Thiết nghĩ nên đưa vào sgk nhiều tác phẩm mới, nhiều tác phẩm văn học nước ngoài có ít tư liệu trên Internet để học sinh tránh va vào lối mòn tư duy cũ. 

Quan trọng nhất vẫn là đổi mới phương pháp dạy, biết cách tôn trọng ý kiến và giải đáp thắc mắc của học sinh hơn là cách dạy nhồi nhét. Người Việt Nam ta đa phần hay có lối tư duy áp đặt cũng như thiếu cái nhìn khách quan, nên việc cảm nhận của học sinh khác với cảm nhận của giáo viên thành ra điểm thấp là điều không lạ.

Hệ thống giáo dục của nước ta nên trọng việc tìm kiếm nhân tài, phát triển tư duy của mỗi cá nhân hơn là tìm kiếm những con điểm 10, tìm kiếm những tấm bằng giỏi, tìm những giáo viên có thành tích thi đua xuất sắc dựa trên thành tích của học sinh,...

Mình nghĩ rằng không có phương pháp học văn nào tốt nhất, bởi học thế nào là tuỳ mỗi cá nhân sẽ thấy hiệu quả khác nhau. Nên đổi mới phương pháp dạy cho phù hợp để học sinh tự tìm ra cách học cho riêng mình. Ứng dụng nhưng tránh lạm dụng Internet trong dạy và học cũng là một điều cần thiết và quan trọng. 

Mình nghĩ khi tìm hiểu văn học trên lớp là chúng ta đang bồi dưỡng khả năng cảm thụ và phân tích văn học. Ngoài ra, chúng ta còn được trau dồi từ vựng nữa, ví dụ như bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, phần chú thích từ dài bằng cả bài văn. Còn việc viết văn thì rõ ràng là để luyện cách làm văn cho trôi chảy, rành mạch. Nếu mà một bài Văn đúng đủ ý nhưng viết không hay, hành văn không tốt thì vẫn bị điểm kém đấy thôi chứ không phải thầy cô chỉ chấm dựa trên tiêu chí bài viết có đầy đủ ý hay không đâu.

Không có phương pháp nào là tốt nhất cả vì phong cách học tập của mỗi người là khác nhau. Việc của chúng ta là tìm ra cách học của riêng mình.

Sao cứ hò reo giáo viên và nhà trường thay đổi cách giáo dục làm gì? Vừa khó triển khai vừa lâu, đến lúc thay đổi được mình cũng không là người hướng cái đó để mà biết được hiệu quả thật hay không.

Tôi nghĩ tốt nhất cứ tự thân vận động. Tự tìm phương pháp học phù hợp với mình. Chủ động lên nào các thanh niên. Nhanh gọn lẹ và dễ triển khai, ngoài ra có thể gia tăng tính chủ động cho mỗi người

Trong giáo dục nhất thiết phải có 3 điều kiện tiên quyết nhất:
1. Là phải nhân văn, nhân bản đó là điều kiện tiên quyết
2. Là phải giáo dục mang tính khai phóng. mang tính gợi mở, là bệ phóng để cho các mầm non có thể dùng tri thức là đôi cánh bay lên các vì sao
3. Là phải có thực nhiệm, không rập khuôn, không sáo rỗng, không mô phạm, phải thực tế, thực tiễn và chú trọng vào trải nhiệm của thế hệ trẻ. 

Văn chương phải mang tính mỹ học, mang tính khai sáng và dĩ nhiên rồi, nó phải là nhân bản. 

Chào bạn, mình nghĩ thực ra là "đã" rồi, chứ không phải "sẽ" nữa.

Nếu để ý bạn sẽ thấy học sinh cấp 1, cấp 2 sôi nổi, sáng tạo bao nhiêu thì từ cấp 3 trở lên trầm lặng bấy nhiêu trong các giờ học.

Cá nhân mình tin rằng Văn học thiên về cảm nhận của mỗi cá nhân. Do đó sẽ không có khuôn mẫu nào (nếu đọc một tác phẩm, ai cũng nghĩ như ai, ai cũng cảm giống ai, thì phải chăng đó không phải là văn chương mà là một bản tin, thông báo)- việc tạo ra các cách, khuôn mẫu cảm thụ là không thực sự cần thiết. Vậy nhưng đáng tiếc là tình trạng này vẫn tồn tại. Vì sao? vì nó phục vụ rất đắc lực cho mục đích thi cử. Nếu không có thi cử, trường lớp sẽ khó chứng tỏ được giá trị, chức năng của nó với cộng đồng.

Cách dạy Văn chưa hẳn là vấn đề lớn nhất, vấn đề lớn nhất là không ít phụ huynh lẫn giáo viên chấp nhận cách dạy này. Bởi họ không biết có cách nào tốt hơn. Nói ra thì cũng buồn nhưng không phải cha mẹ, thầy cô nào cũng thực lòng hứng thú với sách vở, văn chương. Phần vì đời sống cơm, áo, gạo, tiền; phần vì thâm tâm họ cũng không khỏi hoài nghi rằng những thứ họ đang dạy đi dạy lại từ năm này qua năm khác có ý nghĩa thiết thực đối với con trẻ hay không. Trong khi đó, chỉ tiêu và áp lực thành tích cùng khát vọng thăng tiến thì vẫn treo lơ lửng trên đầu.

Trong năm 2022 vừa qua, cá nhân mình khá chú ý đến thông tin môn Giáo dục Công dân là môn có nhiều điểm 10 nhất. Và hiện tại đó là điều mình cảm thấy băn khoăn hơn việc dạy và học môn Văn.

Tui không biết là trả lời này có đúng với chủ đề phản biện của người đăng hay không nhưng tui chỉ muốn nói một chút về việc học văn.
Thật ra có rất rất nhiều cách để thể hiện sự sáng tạo trong bài văn của mình. Tất cả mọi người luôn cho rằng việc phân tích một tác phẩm là nhàm chán, vì mọi người từ trước tới nay đa phần luôn dựa trên dàn bài và văn mẫu. Thật ra tôi cũng cảm thấy chán vì 1000 bài văn mẫu đều na ná nhau. Tôi ghét cách mở đầu một bài văn bằng "từ xưa đến nay,.." hay kết thúc một bài văn bằng cụ "Từ... ta thấy được". Ít có ai thực sự học văn bằng sự thấu hiểu và đặt mình vào mạch văn nên nếu thầy cô không đặt ra sẵn một mẫu để học sinh làm thì chắc sẽ có rất nhiều bài không tốt. Vì thực sự nhiều người chưa thực sự đọc thấu tác phẩm đó. Cũng như câu mình tốt với người ta thì người ta mới tốt với mình, phải thật có tâm, phải tường tận mà đọc thì tác phẩm sẽ đem đến cho bạn những sự vỡ lẽ. Đó là tư liệu cho sự sáng tạo của bạn.
Tôi học văn từ cấp 2 tới cấp 3 rồi vào cả Đại học, không có một thầy cô nào khiến tôi mất đi sự sáng tạo trong văn học cả trừ khi tôi ngừng. Bạn nghĩ là nên thay đổi cách dạy văn học, giáo viên có thể lên 7749 cách học khác nhau, nhưng không có cách nào giải quyết được vấn đề học sinh không muốn đọc không muốn tìm hiểu, không muốn hiểu. Chỉ là giữa chuyện muốn và chuyện không thôi.

Đây là câu chuyện đã được mang ra bàn luận từ khá lâu. Tuy nhiên khi mình còn học Văn các cô giáo dạy Văn mình luôn khuyến khích học sinh sáng tạo trong văn chương. Nếu có sự sáng tạo trong bài,thay vì cô cho là sai thì trái lại, cô mình sẽ cùng mình bàn luận về "cái mới" trong bài của mình. Rất là thú vị luôn.

Sáng tạo là đi ngược với số đông ngược với lịch sử nên nó là ko được công nhận rộng dãi là đúng rùi còn gì.hi