Phân loại đạo đức theo vị trí của giai cấp trong một chế độ xã hội.

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Đạo đức của giai cấp thống trị Theo chủ nghĩa mác-lênin giai cấp nào thống trị về kinh tế, giai cấp đó thống trị cả về mặt đạo đức Đặc điểm của giai cấp thống trị: + Một là: giai cấp thống trị tìm cách giải thích về mặt đạo đức cho phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền và nhằm bảo vệ chế độ xã hội của mình +Hai là: giai cấp thống trị xây dựng thành chuẩn mực, thành thang giá trị đạo đức, buộc các giai cấp. Tầng lớp khác phải tuân theo, những chuẩn mực đạo đức đi vào lĩnh vực y tế, giáo dục, sản xuất, thương nghiệp. Những chuẩn mực đạo đức được xây dựng cho phù hợp với ngành nghề, các công việc. + Ba là: giai cấp thống trị sử dụng tất cả các hình thức như: văn học, nghệ thuật, luật pháp, các phương tiện thông tin đại chúng, thông quan giáo dục trong nhà trường ... + Bốn là: giai cấp thống trị từng bước đưa đạo đức của giai cấp họ trở thành phong tục tập quán, thành nếp sống, thành cách ứng xử trong cuộc sống. Chính vì vậy đạo đức của giai cấp thống trị có sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân. 2. Đạo đức của giai cấp bị trị Đạo đức của giai cấp bị trị thể hiện sự phản ứng những tình trạng bị áp bức bóc lột. +Đăc điểm của giai cấp này: Một là: Đạo đức của giai cấp bị trị thường ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người lao động, sự chịu thương chịu khó, chống chọi với thiên nhiên để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi sống gia đình, nộp sưu, nộp thuế cho nhà nước. Hai là: Đạo đức của giai cấp bị trị thường bị chèn ép, cấm đoán, ít có điều kiện phổ biến rộng rãi, do vậy thường nó chỉ tồn tại trong một địa phương, trong phong tục tập quán của một vùng nào đó hay trong ca dao tục ngữ. Ba là: Thông thường giai cấp bị trị hay bị nhiễm đạo đức của giai cấp thống trị và ngược lại giai cấp thống trị ít bị nhiễm đạo đức của giai cấp bị trị vì đạo đức của giai cấp thống trị được phổ biến một cách rộng rãi trong toàn xã hội. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, cuộc đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị thường xảy ra lúc công khai, lúc bí mật. Khi giai cấp thống trị đứng lên nắm quyền thì đạo đức của giai cấp này sẽ trở thành đạo đức của giai cấp thống trị.
Trả lời
1. Đạo đức của giai cấp thống trị Theo chủ nghĩa mác-lênin giai cấp nào thống trị về kinh tế, giai cấp đó thống trị cả về mặt đạo đức Đặc điểm của giai cấp thống trị: + Một là: giai cấp thống trị tìm cách giải thích về mặt đạo đức cho phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền và nhằm bảo vệ chế độ xã hội của mình +Hai là: giai cấp thống trị xây dựng thành chuẩn mực, thành thang giá trị đạo đức, buộc các giai cấp. Tầng lớp khác phải tuân theo, những chuẩn mực đạo đức đi vào lĩnh vực y tế, giáo dục, sản xuất, thương nghiệp. Những chuẩn mực đạo đức được xây dựng cho phù hợp với ngành nghề, các công việc. + Ba là: giai cấp thống trị sử dụng tất cả các hình thức như: văn học, nghệ thuật, luật pháp, các phương tiện thông tin đại chúng, thông quan giáo dục trong nhà trường ... + Bốn là: giai cấp thống trị từng bước đưa đạo đức của giai cấp họ trở thành phong tục tập quán, thành nếp sống, thành cách ứng xử trong cuộc sống. Chính vì vậy đạo đức của giai cấp thống trị có sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân. 2. Đạo đức của giai cấp bị trị Đạo đức của giai cấp bị trị thể hiện sự phản ứng những tình trạng bị áp bức bóc lột. +Đăc điểm của giai cấp này: Một là: Đạo đức của giai cấp bị trị thường ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người lao động, sự chịu thương chịu khó, chống chọi với thiên nhiên để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi sống gia đình, nộp sưu, nộp thuế cho nhà nước. Hai là: Đạo đức của giai cấp bị trị thường bị chèn ép, cấm đoán, ít có điều kiện phổ biến rộng rãi, do vậy thường nó chỉ tồn tại trong một địa phương, trong phong tục tập quán của một vùng nào đó hay trong ca dao tục ngữ. Ba là: Thông thường giai cấp bị trị hay bị nhiễm đạo đức của giai cấp thống trị và ngược lại giai cấp thống trị ít bị nhiễm đạo đức của giai cấp bị trị vì đạo đức của giai cấp thống trị được phổ biến một cách rộng rãi trong toàn xã hội. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, cuộc đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị thường xảy ra lúc công khai, lúc bí mật. Khi giai cấp thống trị đứng lên nắm quyền thì đạo đức của giai cấp này sẽ trở thành đạo đức của giai cấp thống trị.