Phân loại phản xạ có điều kiện

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

* Theo điều kiện xuất hiện, có thể chia phản xạ có điều kiện thành (1) Phản xạ có điều kiện tự nhiên (được thành lập với các kích thích có dấu hiệu tự nhiên liên quan đến phản xạ không điều kiện; ví dụ: mùi của thịt khiến cho chó tiết nước bọt) và (2) phản xạ có điều kiện nhân tạo (được thành lập, thường trong phòng thí nghiệm, với các kích thích không có dấu hiệu tự nhiên liên quan đến phản xạ không điều kiện; ví dụ: tiếng chuông gây tiết nước bọt ở chó) * Theo ý nghĩa sinh học của các loại phản xạ không điều kiện, có thể chia phản xạ có điều kiện thành (1) phản xạ có điều kiện định hướng (quay đầu, vểnh tai, liếc mắt,…), (2) phản xạ có điều kiện tự vệ (cúi đầu khi đi qua cửa thấp, tránh đường khi nghe tiếng còi,…), (3) phản xạ có điều kiện dinh dưỡng (tiết nước bọt, nhai,…), (4) phản xạ có điều kiện sinh dục, (5) phản xạ có điều kiện vận động và (6) phản xạ có điều kiện tư thế - trương lực. * Theo tính chất của kích thích có điều kiện, có thể chia phản xạ có điều kiện thành (1) phản xạ có điều kiện với những kích thích từ các thụ quan bên trong (thí nghiệm bơm thuốc ngủ vào dạ dày của chó đồng thời chích điện vào chân chó), (2) phản xạ có điều kiện với những kích thích từ các thụ quan bên ngoài, (3) phản xạ có điều kiện với kích thích thời gian (cảm giác đói vào những thời điểm cụ thể trong ngày), (4) phản xạ có điều kiện nhiều cấp (phản xạ có điều kiện cấp I là phản xạ có điều kiện được củng cố bằng phản xạ không điều kiện; phản xạ có điều kiện cấp II là phản xạ có điều kiện được củng cố bằng một phản xạ có điều kiện đã có; phản xạ có điều kiện cấp III là phản xạ có điều kiện được củng cố bằng một phản xạ có điều kiện cấp I; ví dụ: dí điện vào chân chó, chó giật chân là phản xạ không điều kiện, chạm nhẹ vào chân chó rồi dí điện vào chân chó để thành lập phản xạ có điều kiện cấp I là chó giật chân khi chạm nhẹ vào chân chó, cho chó nghe tiếng nước chảy rồi chạm vào chân chó để thành lập phản xạ có điều kiện cấp II là chó giật chân khi nghe thấy tiếng nước chảy), (5) phản xạ có điều kiện với kích thích dưới ngưỡng (người khiếm thị có phản xạ có điều kiện định hướng đối với các âm thanh dưới ngưỡng)
Trả lời
* Theo điều kiện xuất hiện, có thể chia phản xạ có điều kiện thành (1) Phản xạ có điều kiện tự nhiên (được thành lập với các kích thích có dấu hiệu tự nhiên liên quan đến phản xạ không điều kiện; ví dụ: mùi của thịt khiến cho chó tiết nước bọt) và (2) phản xạ có điều kiện nhân tạo (được thành lập, thường trong phòng thí nghiệm, với các kích thích không có dấu hiệu tự nhiên liên quan đến phản xạ không điều kiện; ví dụ: tiếng chuông gây tiết nước bọt ở chó) * Theo ý nghĩa sinh học của các loại phản xạ không điều kiện, có thể chia phản xạ có điều kiện thành (1) phản xạ có điều kiện định hướng (quay đầu, vểnh tai, liếc mắt,…), (2) phản xạ có điều kiện tự vệ (cúi đầu khi đi qua cửa thấp, tránh đường khi nghe tiếng còi,…), (3) phản xạ có điều kiện dinh dưỡng (tiết nước bọt, nhai,…), (4) phản xạ có điều kiện sinh dục, (5) phản xạ có điều kiện vận động và (6) phản xạ có điều kiện tư thế - trương lực. * Theo tính chất của kích thích có điều kiện, có thể chia phản xạ có điều kiện thành (1) phản xạ có điều kiện với những kích thích từ các thụ quan bên trong (thí nghiệm bơm thuốc ngủ vào dạ dày của chó đồng thời chích điện vào chân chó), (2) phản xạ có điều kiện với những kích thích từ các thụ quan bên ngoài, (3) phản xạ có điều kiện với kích thích thời gian (cảm giác đói vào những thời điểm cụ thể trong ngày), (4) phản xạ có điều kiện nhiều cấp (phản xạ có điều kiện cấp I là phản xạ có điều kiện được củng cố bằng phản xạ không điều kiện; phản xạ có điều kiện cấp II là phản xạ có điều kiện được củng cố bằng một phản xạ có điều kiện đã có; phản xạ có điều kiện cấp III là phản xạ có điều kiện được củng cố bằng một phản xạ có điều kiện cấp I; ví dụ: dí điện vào chân chó, chó giật chân là phản xạ không điều kiện, chạm nhẹ vào chân chó rồi dí điện vào chân chó để thành lập phản xạ có điều kiện cấp I là chó giật chân khi chạm nhẹ vào chân chó, cho chó nghe tiếng nước chảy rồi chạm vào chân chó để thành lập phản xạ có điều kiện cấp II là chó giật chân khi nghe thấy tiếng nước chảy), (5) phản xạ có điều kiện với kích thích dưới ngưỡng (người khiếm thị có phản xạ có điều kiện định hướng đối với các âm thanh dưới ngưỡng)