Phân tích mối quan hệ giữa đạo đức và Pháp luật

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Giống nhau Đều là hình thái ý thức xã hội do tồn tại xã hội quy định, phản ánh quan hệ kinh tế xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đạo đức và pháp luật đều được sử dụng để điều chỉnh hành vi của con người với mục đích nhằm giữ cho xã hội trong vòng trật tự kỷ cương. 2. Khác nhau Một là: Đạo đức xuất hiện ngay từ khi loài người hình thành do nhu cầu của con người cần hợp tác với nhau trong lao động sản xuất và chống chọi với thiên nhiên. Luật pháp xuất hiện khi xuất hiện giai cấp, nhà nước. Hai là : Pháp luật do giai cấp thống trị đặt ra buộc mọi người phải tuân theo nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền và giữa xã hội trong vòng trật tự, kỷ cương do vậy trong một chế độ xã hội chỉ có một hệ thống pháp luật duy nhất. Đạo đức do giai cấp thống trị và bị trị xây dựng nên Ba là: đạo đức và pháp luật khác nhau ở phương thức điều chỉnh hành vi của con người, Pháp luật điều chỉnh hành vi của con người mang tính chất bắt buộc, cưỡng chế. Đạo đức điều chỉnh hành vi của con người bằng tự giác, trên cơ sở nhận thức được quan hệ lợi ích, từ đó tự giác thực hiện sao cho phù hợp với phong tục tập quán Bốn là : Pháp luật quy định hành vi cụ thể của con người, hành vi nào được làm và không được làm. Đạo đức nhìn chung không chỉ một cách cụ thể chi tiết mà chỉ mang tính định hướng trên cơ sở lương tâm và trách nhiệm mà con người ta hành động sao cho phù hợp với yêu cầu xã hội. Năm là : điều chỉnh hành vi giữa con người và con người, giữa con người và xã hội bằng pháp luật không phụ thuộc vào quan hệ chủ thể và khách thể, căn cứ vào mức độ phạm tội mà có hình thức xử phạt. Điều chỉnh hành vi của con người bằng đạo đức, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể Sáu là: Điều chỉnh hành vi đạo đức của con người xảy ra ở khắp mọi nơi, trong mọi thời điểm. Điều chỉnh hành vi bằng pháp luật chỉ diễn ra khi có quan hệ pháp luật. 3. Mối quan hệ biện chứng giữa đạo đức và pháp luật Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động quan lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau, pháp luật điều chỉnh hành vi ở mức độ tối thiểu, đạo đức điều chỉnh hành vi ở mức độ tối đa, pháp luật giữ cho xã hội trong vòng ổn định, đạo đức mới tạo ra một xã hội tốt đẹp, con người ứng xử với nhau một cách nhân văn, nhân đạo. Việc thực thi pháp luật đúng đắn, xã hội kỷ cương nề nếp sẽ góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức trong xã hội, thúc đẩy con người làm việc thiện từ bỏ việc ác. Ngược lại pháp luật không thực hiện một cách nghiêm minh, những việc làm ác không bị ngăn cấm, những việc làm thiện không được bảo vệ, không được cổ vũ sẽ góp phần nôi dưỡng cái ác, bao che cho kẻ làm sai, và làm thui chột những việc làm tốt trong xã hội, làm cho người tốt nản lòng. Tính đạo đức trong pháp luật càng cao, trừng trị kẻ ác bảo vệ người lương thiện, bảo vệ những người lương thiện, cổ vũ những việc làm đúng, phê phán những việc làm sai, càng dễ đi vào cuộc sống, dễ được nhân dân chấp nhận. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa đạo đức và pháp luật, khi giải quyết trước hết phải dựa trên cơ sở pháp luật. cách giải quyết tốt nhất mọi việc phải giải quyết sao cho trọn lý, vẹn tình. Thực tế những trường hợp vi phạm pháp luật nhưng về mặt đạo đức lại không bị lên án( nêu ví dụ), ngược lại có những hành vi bị lên án về mặt đạo đức nhưng về mặt pháp luật lại thiếu cơ sở giải quyết
Trả lời
1. Giống nhau Đều là hình thái ý thức xã hội do tồn tại xã hội quy định, phản ánh quan hệ kinh tế xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đạo đức và pháp luật đều được sử dụng để điều chỉnh hành vi của con người với mục đích nhằm giữ cho xã hội trong vòng trật tự kỷ cương. 2. Khác nhau Một là: Đạo đức xuất hiện ngay từ khi loài người hình thành do nhu cầu của con người cần hợp tác với nhau trong lao động sản xuất và chống chọi với thiên nhiên. Luật pháp xuất hiện khi xuất hiện giai cấp, nhà nước. Hai là : Pháp luật do giai cấp thống trị đặt ra buộc mọi người phải tuân theo nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền và giữa xã hội trong vòng trật tự, kỷ cương do vậy trong một chế độ xã hội chỉ có một hệ thống pháp luật duy nhất. Đạo đức do giai cấp thống trị và bị trị xây dựng nên Ba là: đạo đức và pháp luật khác nhau ở phương thức điều chỉnh hành vi của con người, Pháp luật điều chỉnh hành vi của con người mang tính chất bắt buộc, cưỡng chế. Đạo đức điều chỉnh hành vi của con người bằng tự giác, trên cơ sở nhận thức được quan hệ lợi ích, từ đó tự giác thực hiện sao cho phù hợp với phong tục tập quán Bốn là : Pháp luật quy định hành vi cụ thể của con người, hành vi nào được làm và không được làm. Đạo đức nhìn chung không chỉ một cách cụ thể chi tiết mà chỉ mang tính định hướng trên cơ sở lương tâm và trách nhiệm mà con người ta hành động sao cho phù hợp với yêu cầu xã hội. Năm là : điều chỉnh hành vi giữa con người và con người, giữa con người và xã hội bằng pháp luật không phụ thuộc vào quan hệ chủ thể và khách thể, căn cứ vào mức độ phạm tội mà có hình thức xử phạt. Điều chỉnh hành vi của con người bằng đạo đức, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể Sáu là: Điều chỉnh hành vi đạo đức của con người xảy ra ở khắp mọi nơi, trong mọi thời điểm. Điều chỉnh hành vi bằng pháp luật chỉ diễn ra khi có quan hệ pháp luật. 3. Mối quan hệ biện chứng giữa đạo đức và pháp luật Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động quan lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau, pháp luật điều chỉnh hành vi ở mức độ tối thiểu, đạo đức điều chỉnh hành vi ở mức độ tối đa, pháp luật giữ cho xã hội trong vòng ổn định, đạo đức mới tạo ra một xã hội tốt đẹp, con người ứng xử với nhau một cách nhân văn, nhân đạo. Việc thực thi pháp luật đúng đắn, xã hội kỷ cương nề nếp sẽ góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức trong xã hội, thúc đẩy con người làm việc thiện từ bỏ việc ác. Ngược lại pháp luật không thực hiện một cách nghiêm minh, những việc làm ác không bị ngăn cấm, những việc làm thiện không được bảo vệ, không được cổ vũ sẽ góp phần nôi dưỡng cái ác, bao che cho kẻ làm sai, và làm thui chột những việc làm tốt trong xã hội, làm cho người tốt nản lòng. Tính đạo đức trong pháp luật càng cao, trừng trị kẻ ác bảo vệ người lương thiện, bảo vệ những người lương thiện, cổ vũ những việc làm đúng, phê phán những việc làm sai, càng dễ đi vào cuộc sống, dễ được nhân dân chấp nhận. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa đạo đức và pháp luật, khi giải quyết trước hết phải dựa trên cơ sở pháp luật. cách giải quyết tốt nhất mọi việc phải giải quyết sao cho trọn lý, vẹn tình. Thực tế những trường hợp vi phạm pháp luật nhưng về mặt đạo đức lại không bị lên án( nêu ví dụ), ngược lại có những hành vi bị lên án về mặt đạo đức nhưng về mặt pháp luật lại thiếu cơ sở giải quyết